Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

TỪ NỘI DUNG ĐẾN CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ths. Hồ Ngọc  Vinh; Ths. Đoàn Thanh Hòa, Ths. Hoàng Thị Ngọc.
Khoa SPKT Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Bài đăng trên tạp chí giáo chức số tháng 7 năm 2015
Tóm tắt:  Nhiều tác giả, trong những tác phẩm của mình đã khẳng định,  nội dung dạy học chi phối việc lựa chọn vận dung các hoạt động phương pháp.  Coi đây là cơ sở  để xác định hoạt động dạy học. Tuy nhiên những phân tích sâu về vấn đề này và hệ quả của nó trong việc xây dựng cấu trúc logic tiến trình bài giảng, cấu trúc các hoạt động dạy học  ít được đề cập. Bài viết này  đi sâu nghiên cứu vấn đề trên”

Như đã biết. Quá trình dạy học được cấu trúc bởi các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Quá trình dạy học không thể tách rời các yếu tố chi phối nó cho dù đó là các yếu tố bên ngoài.  Các yếu tố của môi trường xã hội  tác động đến quá trình dạy học bao gồm: về mặt chính trị đó là chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; thế giới của khoa học kỹ thuật và công nghệ -  sản xuất, văn hóa xã hội.
Các yếu tố bên trong cấu thành quá trình dạy học có mối  quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học được một số tác giả mô tả như sau:




Bergmann mô tả mối quan  hệ biện chứng giữa các thành tố cấu trúc   của quá trình dạy học bằng sơ đồ sau đây:

 






Còn có nhiều kiểu sơ đồ khác nữa mô tả mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Đặc biệt là sơ đồ mô tả quá trình dạy học theo tiếp cận tương tác của Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cũng cho thấy mối quan hệ chi phối giữa môi trường xã hội với quá trình dạy học trong việc xác định mục tiêu, nội dung và hoạt động phương pháp, mối quan hệ chi phối giữa mục tiêu, nội dung và hoạt động dạy – học.
Về mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp, người ta thường cho rằng “đặc điểm của nội dung là cơ sở để lựa  chọn hoạt động dạy – học”.  Cách phát biểu như vậy có vẻ chưa đầy đủ lắm, bởi chưa làm rõ được mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố này.
Thực ra phương pháp khoa học, nói cách khác là cấu trúc là sự vận động bên trong của nội dung cùng với logic nhận thức là hai yếu tố cơ bản quyết định cấu trúc lo gic tiến trình và cấu trúc hoạt động phương pháp của bài giảng. Hanno Hotsch, trong cuốn lý luận dạy học của mình cho rằng: “ Cấu trúc của bài giảng theo Logic tiến trình,  mô tả chức năng lý luận dạy học của mỗi bước gồm các tình huống:
1.     Dẫn nhập ( định hướng hành động)
2.     Lĩnh hội tri thức , kỹ năng , kỹ xảo mới
3.     Củng cố kiến  thức, kỹ năng và kỹ xảo vừa lĩnh hội
4.     Kiểm tra các hoạt động và kết quả học tập.
Đây là các thành phần cấu  trúc  chính, chủ yếu  của bài giảng, không thay đổi khi giáo viên lập kế hoạch bài giảng.
Do nội dung được cấu trúc thành các đơn vị, mỗi đơn vị nội dung có thể có dạng thể hiện riêng,  kiểu vận động riêng cùng với logic nhận thức phù hợp với nó tạo nên cấu trúc phụ. Như vậy cấu trúc logic tiến trình của một bài giảng bao gồm phần cấu trúc chính  và phần cấu trúc phụ linh động. Được mô tả như sau:

 





u hỏi là hoạt động dạy học được lựa chọn dựa vào yếu tố nào. Trước tiên là các kiểu vận động của nội dung, nguyên tắc cấu trúc của nội dung. Nội dung có thể vận động theo con  đường từ cụ thể đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp; theo các con đường phân tích, tổng hợp, diễn dịch hoặc quy nạp…do nội dung dạy-học phản ánh thực tiễn khách quan ( cấu trúc của công nghệ, cấu trúc của các hệ thống kỹ thuật, chi tiết máy…các hiện tượng trong tự nhiên…) nên nó cũng có các nguyên tắc cấu trúc riêng. Từ các kiểu vận động của nội dung và nguyên tắc cấu trúc của nội dung để giáo viên  xác định các hoạt động tư duy của người học theo kiểu logic nào để lĩnh hội.
Như vậy có thể khẳng định,  cần xác định hoạt động tư  duy  nào người học thực hiện để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Những hoạt động tư duy của người học phải phù hợp với sự vận động - nguyên tắc kết cấu của nội dung và logic của nhận thức.
Phù hợp với các hoạt động lĩnh hội của người học, hoạt động dạy cũng theo con đường đó nhưng với vai trò là tổ chức và điều khiển.
Hoạt động tư duy logic  để lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo xảy ra trong não của người học, chi phối trình tự các bước của các cách thức tổ chức dạy học. Điều đó có nghĩa là ở mỗi tình huống dạy học, khi giáo viên đã xác định con đường tư duy logic để lĩnh hội, hoạt động tư duy logic đó có thể diễn ra dưới cách thức tổ chức học tập khác nhau, nhưng nhất thiết vẫn phải theo tư duy logic đó.
Các nhà sư phạm phân biệt cách thức tổ chức dạy học theo mặt bên ngoài và mặt bên trong. Mặt bên ngoài gồm các hình thức tổ chức lên lớp như: lớp bài, hướng dẫn, tham quan…; cách thức tổ chức của hoạt động dạy gồm thuyết trình, đàm thoại… cách thức tổ chức của hoạt động học gồm: học kiểu toàn lớp “ face to face”, học theo nhóm, học theo tổ, học theo hình thức cá nhân. Phương pháp dạy học phân biệt theo mặt bên trong theo con đường nhận thức của người học gồm: Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phát triển lịch sử…. Theo con đường nhận thức phức hợp của người học gồm: dạy học trong và bằng dự án, dạy học bằng tình huống điển hình…vv.
Cấu trúc logic tiến trình phản ánh sự vận động của bài giảng từ thời điểm bắt đầu tới thời điểm kết thúc dạy học, người học lĩnh hội được tri thức, kỹ năng.., phát triển được năng lực cũng được coi là phương pháp.
Lâu nay trong lập kế hoạch bài giảng, Giáo viên ít khi xác định các hoạt động tư duy logic để lĩnh hội nội dung trong hoạt động dạy học. Chủ yếu thể hiện các hình thức dạy- học theo mặt bên ngoài. Nói cách khác hoạt động tư duy logic nhằm lĩnh hội ít được  chú ý tới khi xác định các hoạt động dạy – học. Nội dung này cũng ít được đề cập trong các giáo trình giáo dục học, trong các cẩm nang hướng dẫn thực hiện phương pháp. Do vậy có thể dẫn đến tình huống giáo viên thiếu hụt kiến thức dẫn đến những khiếm khuyết trong thực tế khi thực hiện hoạt động dạy –học. Điều này trực tiếp ảnh hưởng không tốt tới chất lượng lĩnh hội, bởi đối tượng nhận thức chỉ được chuyển vào trong não dưới dạng các kiến thức, kỹ năng trên cơ sở của các hoạt động tư duy mang tích tich cực của cá nhân người học.
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và phương pháp có thể được đi sâu nghiên cứu hơn nữa ở khía cạnh sau đây. Thông qua hoạt động dạy học, thầy và trò trực tiếp làm biến đổi đối tượng nhận thức. Có thể làm sâu sắc, mở rộng đối tượng. Có thể đơn giản hóa đối tượng. Tức là bản thân đối tượng nhận thức nhờ các hoạt động dạy - học có thể được phát triển và làm phong phú hóa. Tùy thuộc vào năng lực nhận thức, tính tích cực và cảm xúc của người học mà hình ảnh của đối tượng, bản chất của đối tượng được phản ảnh vào não con người ở các mức độ chân thực và toàn diện khác nhau.
Như vậy có thể kết luận: nội dung và hoạt động dạy học có mối liên hệ biện chứng trong đó phương pháp khoa học của nội dung, đặc điểm của nội dung dạy học chi phối cấu trúc của các bước lên lớp và đồng thời chi phối việc lựa chọn các hoạt động dạy học.
Ở đây không thể không đề cập tới triết lý giáo dục và các mô hình lý luận dạy học. Trong thực tế, triết lý giáo dục, mô hình dạy học chi phối quá trình dạy học/ quá  trình đào tạo từ xây dựng chương trình ( trong đó có việc xác định nội dung dạy học/ nội  dung đào tạo, cấu trúc các khối kiến thức) tới việc xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch năm học cụ thể hơn là nội dung của các bài giảng. Mô hình  dạy học chi phối cấu trúc các bước lên lớp, chi phối việc lựa chọn và vận dụng các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học. Có thể thấy điều này qua sự so sánh cấu trúc của bài giảng trên cơ sở của mô hình dạy học định hướng năng lực với bài giảng nặng về mục tiêu truyền đạt tri thức, kỹ năng  một chiều từ người dạy đến người học.
Từ những phân tích  trên đây, chúng ta thấy:
          Cấu trúc nội dung, các nguyên tắc cấu trúc nội dung, logic của việc lĩnh hội  chi phối các bước lên lớp theo logic tiến trình.
          Sự vận động của nội dung, đặc điểm  của nội dung chi phối việc xác định các hoạt động tư duy để lĩnh hội đối tượng nhận thức.
          Các hình thức tổ chức phương pháp dạy-học được xác định căn cứ vào các bước theo logic tiến trình của bài giảng, trên cơ sở của đặc điểm của nội dung, triết lý và mô hình lý luận dạy học.
          Hoạt động dạy học một mặt làm biến đổi đối tượng nhận thức ( nội dung dạy học) , mặt khác  làm biến đổi chủ thể nhận thức.
          Tính chân thực, toàn diện, của đối tượng nhận thức được phản ảnh vào não người học  dưới dạng các kiến thức, kỹ năng phụ thuộc nhiều vào việc động não tức vận dụng các thao tác tư duy mang tính tích cực và chủ động của người học.

Những nội dung trên đây có thể  được làm rõ trong ví dụ  sau đây:
Bài giảng được đề cập trong bài viết này có tên Chuẩn và quá trình gá đặt. Đây là bài giảng nằm trong chương trình môn học “Gia công cắt gọt kim loại” được  thực hiện trong 3 tiết. Sau khi phân tích chủ đề thành các đơn vị nội dung, mối liên hệ giữa các nội dung thành phần, có được một Graf như sau.

 





                      
 


           Nội dung của chủ đề cơ bản  bao gồm khái niệm chuẩn, khái niệm chuẩn gia công, chuẩn lắp ráp, chuẩn kiểm tra; các khái niệm về định vị, kẹp chặt; tri thức về phân loại chuẩn.
          Để lĩnh hội được các khái niệm kỹ thuật trên đây, hoạt động tư duy logic người học cần thực hiện có thể là quy nạp, hoặc diễn dịch, nên thay đổi ở mỗi khâu để khuyến khích sự chú ý của người học. Việc phân tích khái niệm tiến hành trên các đối tượng là các bản vẽ, mô hình hoặc các nguyên bản. Theo con đường quy nạp, quá trình lĩnh hội khái niệm được tiến hành theo các bước: làm xuất hiện khái niệm, trực quan hóa khái niệm, phát biểu khái niệm, ví dụ minh họa và vận dụng khái niệm thông qua thực hiện các bài tập. Các hoạt động học được tổ chức, chỉ đạo bởi hoạt động dạy, cũng theo quy trình nói trên, song có thể diễn ra dưới các cách thức phong phú như: Nghiên cứu tài liệu, làm việc trong nhóm, tình huống điển hình; hoặc đơn giản hơn là vận dụng cách thức đàm thoại…vv.
          Các tri thức về phân loại, có  thể được lĩnh hội trên cơ sở của hoạt động tư duy quy nạp  quan sát so sánh; và để củng cố các kiến thức phân loại chuẩn của người học  cũng nên cấu trúc tình huống làm bài tập. Đối với các định nghĩa chuẩn lắp ráp, chuẩn kiểm tra việc lĩnh hội khái niệm có thể theo con đường diễn dịch. Xuất phát từ những định nghĩa chuẩn nói chung và chuẩn gia công đã có để xây dựng các định nghĩa mới này thông qua hoạt động nhóm.
          Nội dung của bài cũng đòi hỏi cần làm rõ mối liên hệ giữa khái niệm chuẩn và quá trình gá đặt, làm rõ ý nghĩa của chuẩn trong thực tiễn gia công cơ khí và sửa chữa . Bài giảng có thể thực hiện trên cơ sở  của quan điểm tích hợp dạy học.
Xuất phát từ những phân tích về nội dung và ý đồ sư phạm trên, cấu trúc logic tiến trình và cấu trúc hoạt động dạy học  được mô tả tương ứng theo bảng sau.
Logic tiến trình được quy định bởi cấu trúc nội dung và logic nhận thức.

Hoạt động học được quy định bởi kiểu nội dung và logic nhận thức
Hoạt động dạy được quy định bởi logic nhận thức của người học và logic  tiến trình của bài giảng.
Dẫn nhập:
Nhận biết/ Phân tích tình huống, xuất hiện nhu cầu tìm hiểu ĐN.
Mô tả tình huống thực tế gia công trục bậc dẫn đến ĐN chuẩn.
Tổ chức lĩnh hội định nghĩa chuẩn.
Quy nạp 
Phân tích ví dụ 1.2.

Thảo luận nhóm /Trình bày khái niệm trên thẻ bìa ghim lên bảng ghim.

Hướng dẫn quan sát, phân tích ví dụ 1.2.
Tổ chức hoạt động nhóm  xây dựng khái niệm

Phân tích thống nhất kết quả

Bài tập: xác định chuẩn kích thước mô tả trong sơ đồ
Hoạt động nhóm
Trình bày kết quả
Tổ chức hoạt động nhóm
Phân  tích thống nhất kết quả
Phân loaị chuẩn
Chuẩn gia công




Ví dụ về chuẩn gia công
Quy nạp
Quan sát/ Phân tích sơ đồ.

Trình bày Định nghĩa

Quan sát nhận biết chuẩn gia công trên sơ đồ
Mô tả tình huống gia công dùng chuẩn xác định vị trí tướng đối của bề mặt gia công với dao cắt qua sơ đồ.
Hướng dẫn trình bày định nghĩa.
Hướng dẫn quan sát chuẩn gia công trên sơ đồ; Nêu ý nghĩa của chuẩn gia công trong thực tế.

Chuẩn lắp ráp
Chuẩn kiểm tra


Ví dụ về chuẩn lắp ráp và chuẩn kiểm tra

Diễn dịch
Thảo luận nhóm xây dựng định nghĩa chuẩn kiểm tra, chuẩn lắp ráp.

Quan sát sơ đồ, phân biệt chuẩn lắp ráp và chuẩn kiểm tra.

Tổ chức hoạt động nhóm

Thống nhất kết quả


Mô tả chuẩn lắp ráp và chuẩn kiểm tra trên sơ đồ.
Nêu ý nghĩa thực tế của chuẩn kiểm tra, chuẩn lắp ráp.
Bài tập:
Phân biệt các loại chuẩn được mô tả ở các sơ đồ
Làm bài tập trên phiếu bài tập theo hình thức cá nhân
Phât phiếu bài tập
Theo dõi tư vấn học sinh thực hiện bài tập.
Quá trình gá đặt

Mô tả tình huống gia công rãnh then trên trục bằng dao phay ngón dẫn đến khái niệm gá đặt
Định vị



Ví dụ về định vị trong thực tế gia  công cơ khí
Quy nạp
Quan sát, phân tich ví dụ.
Trình bày khái niệm định vị.
Quan sát/ nhận biết định vị trong gia công cơ khí.

Phân tích tình huống định vị chi  tiết trên sơ đồ gia công.
Hướng dẫn trình bày khái niệm định vị.
Mô tả các sơ đồ  định vị gia công lỗ, gia công trục bậc trên máy tiện, gia công rãnh chữ T trên máy phay.
Kẹp chặt
Quan sát/ phân tich sơ đồ cơ cấu kẹp chặt
Mô tả quá trình kẹp chặt bằng các cơ cấu điển hình
……………………



Tình huống kiểm tra nhanh
Thực hiện theo phiếu kiểm tra
Phát phiếu kiểm tra.
Theo dõi học sinh làm bài
Tổng kết bài.
Hệ thống nội dung đã nghiên cứu theo sơ đồ. Nhấn mạnh định nghĩa chuẩn/ ý nghĩa chuẩn trong gia công cơ khí.
Hướng dẫn học sinh hệ thống lại bài bằng sơ đồ Grap

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ ví dụ trên như sau:
          Giáo viên phải nắm vững chuyên môn chịu trách nhiệm giảng dạy.
          Trong các hoạt động chuẩn bị trước khi lên lớp cần phân tích nội dung dạy học  về mặt khoa học – kỹ thuật và về sư phạm. Hoạt động phân tích nội dung bài giảng bao gồm:
          Về mặt nội dung khoa học:
-         Phân tích chủ đề/ đề mục nội dung thành các đơn vị nội dung;
-         Xác định chi tiết, cụ thể nội dung cho các đơn vị;
-         Tìm hiểu mối liên quan giữa các thành phần của nội dung từ đó xây dựng
cấu trúc nội dung bài giảng theo mục lục, tốt nhất là theo dạng sơ đồ Graf và những nội dung thuộc các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
-         Tìm hiểu phương pháp vận động của nội dung, hoặc xác định nội dung nên
được trình bày theo logic nào;
-         Tìm hiểu những biểu hiện của nội dung (các dạng của nội dung dạy học) 
đặc điểm của nó. Ví dụ tính đa phương án, tính tiêu chuẩn hóa, tính cụ thể, trừu tượng, tính tích hợp hay tính thực tiễn của nội dung dạy học.
Về khía cạnh sư phạm gồm:
          Tìm hiểu đối tượng người học về năng lực nhận thức, kinh nghiệm và thói quen học tập;
          Xây dựng các bước dạy học theo logic tiến trình căn cứ vào các đơn vị nội dung và cấu trúc của nó;
           Xác định các hoạt động tư duy logic cần có để nhận thức tương ứng với các đơn vị nội  dung;
          Xác định những hình thức tổ chức của việc dạy- và học tương ứng với các bước logic tiến trình của bài giảng, phù hợp với đặc điểm của nội dung và với  các mô hình lý luận dạy học;
          Xác định các điều kiện về phương tiện để triển khai các hoạt động dạy học theo dự kiến trên;
          Xác định chiến lược và công cụ để kiểm tra đánh giá.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức trí ( Chủ biên) Hồ Ngọc Vinh, Đinh Công Thuyến, Hoàng Thị Minh Phương; Giáo dục học nghề nghiệp; NXB Giáo dục; 2011.
2. Nguyễn Đức Trí, Hồ Ngọc Vinh; Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề; NXB Giáo dục; 2013.
3. Hồ Ngọc Vinh , Phạm Văn Nin; Công nghệ dạy học; Trường ĐHSPKT-HY; 2008.
4. Hồ Ngọc Vinh ( Chủ biên), Nguyễn Thị Cúc, Đoàn Thanh Hòa, Phạm Văn Nin, Phương pháp dạy học chuyên ngành &Kỹ năng dạy học; ĐHSPKT-HY; 2013.
5. Guenter Paetzold; Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề; Verlag L.H. Sauer GmbH Heidenberg; 2005.
6. Prof.Dr.Paed.habil.H. Hortsch; Lý Luận dạy học trong đào tạo nghề; Universitaaet Dresden; 2000.