Hồ Ngọc Vinh
Người xưa nói: Lời chào cao hơn
mâm cỗ. Có việc mời khách, không vui vẻ niềm nở, tế nhị, thiếu cung kính chưa
chắc có khách đến. Chào hỏi đã trở thành một phần không thể thiếu trong nghi lễ
giao tiếp của người Việt, một truyền thống Văn hoá của tộc Việt với bản sắc
riêng và sự đa dạng của nó.
Chào hỏi không chỉ được con nguời thực hiện ở ngoài đường khi gặp
nhau còn diễn ra ở công sở và tại gia
đình…
Ở nước ngoài lời chào xem ra thật
giản đơn. Người ta có thể nói ngắn gọn: chào buổi sáng, chào buổi chiều, hoặc
chào buổi tối.
Điều đặc biệt là ở Việt Nam đôi khi hỏi
để mà chào Ví dụ: Bác đi đâu đấy? Cô đang làm gì đấy? Nên thuật ngữ chào hỏi có
thể hiểu là chào và hỏi để mà chào.
Để chào nhau người ta không chỉ
dùng lời mà còn thực hiện bằng hành vi phi ngôn ngữ: một cử chỉ, một hành động
chẳng hạn. Ví dụ: một cái vung tay, hay cúi đầu trước người khác; trong nhiều
trường hợp được thể hiện bằng sự kết hợp giữa ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ và ngôn
ngữ nói.
Trong lời chào hỏi có thể xác
định vị trí ứng xử của con người, tôn ti trật tự có trên có dưới, có già có trẻ
trong giao tiếp. Thực hiện hành vi chào như thế nào? Hiệu quả hay không qua đó
có thể xác định trình độ văn hoá ứng xử
của người giao tiếp.
Cũng có khi chào khiến nguời khác
bực bội, trong một số các trường hợp sau đây: Chào nhưng không nhìn vào người
mình chào, chào giọng nói có vẻ bỡn cợt
châm chọc, hoặc chào không bộc lộ tình cảm…Như vậy khi chào phải nhìn vào người giao tiếp, niềm nở, cung kính mới gây được
cảm xúc và thái độ thân thiện.
Thường có quan niệm trẻ chào người lớn trước, cấp dưói chào cấp
trên trước. Ví dụ: nó ít tuổi không chào
tao trước thì việc gì tao phải chào nó; hoặc nó cấp dưới chẳng chào mình
thì thôi. Hãy đừng coi: già chào trẻ, cấp trên chào cấp dưới trước như một sự
hạ cố. Rất nhiều trưòng hợp có được sự nể phục, kính trọng của người khác với mình
khi người lớn tuổi chủ động chào, hoặc cấp trên chủ động chào cấp dưới.
Chào hỏi có tác dụng gì? Không
thể phủ nhận, thái độ vui vẻ, trọng thị khi chào hỏi gây cảm xúc thân thiện
giữa những người tham gia giao tiếp, xác nhận mối quan hệ thân hữu, khích lệ
phát triển tình cảm cộng đồng, thậm chí thúc đẩy ý thức trách nhiệm và hành
động chung.…..
Chào có thể là dấu chấm hết cho
sự hằn thù giữa con ngưòi, một biểu hiện của lòng khoan dung độ lượng.
Con nguời biết lễ nghi, khuôn
phép, trên dưới, biết cương vị của mình khi thực hiện hành vi văn hoá này cũng
thường là những con người hiếu nghĩa, biết sống tích cực cho bản thân và cho
cộng đồng.
Như vậy chào hỏi không chỉ là một
phần lễ nghi của giao tiếp, tác dụng của nó thật lớn vượt ra ngoài khung cảnh giao tiếp hiện thời, góp
phần xây dựng tình cảm, nếp sống văn hoá, tôn ti trật tự của cộng đồng. Do đó
không thể thiếu trong giao tiếp xã hội.
Ngày xưa vào dịp tết, mấy anh em tôi
cùng mẹ ra chùa, khi gặp người lớn chào ran: Chào ông ạ! Chúng cháu chào bác ạ!
Ừ! Ông chào các cháu! Thế mẹ nó
dẫn các con thăm chùa hả?..Ông lão đáp. Lời chào và lời đáp tạo cho lòng người
thêm phấn chấn, góp không khí tươi vui của ngày lễ. Ngày ấy người ta đối với
nhau thân thiện hơn, tình cảm cộng đồng
đằm thắm hơn. Trong cái nghèo nhưng lễ nghi truyền thống được gìn giữ, thể hiện
trong cộng đồng như một như một nét sống văn hoá làm con người dễ chấp nhận
nhau, gắn bó với nhau, thương yêu đùm bọc nhau…
Ngày nay không ít người than
phiền: bọn trẻ ra đường nhìn thấy người lớn không chào hỏi, mặt chúng cứ vênh
váo. Không riêng bọn trẻ, ngưòi lớn được coi là lớp nguời giàu kinh nghiệm sống,
có trách nhiệm giáo dục con cái, thế hệ sau thực hiện hành vi giao tiếp văn hoá
này cũng trố mắt nhìn người khác khi gặp nhau, tức không chào hỏi.
Một cô giáo tâm sự: vừa rồi qua
làng T-H gặp mấy học sinh cũ, nói là cũ nhưng
vừa tốt nghiệp THCS năm vừa rồi. Không những không chào cô, chúng nói:
Con này ngày trước dạy tao đấy. Tao chửi cho luôn. Vừa kể, nước mắt cô vừa rớm
trên mi, giọng cô như lạc đi vì tủi
thân.
Chưa nói đến các trưòng hợp gọi là
nhìn đểu nhau cũng dẫn đến loạn đả giữa các thanh thiếu niên. Thay vì lời chào
làm quen, làm thân, họ nói chuyện với nhau bằng mã tấu, gậy gộc.
Chào hỏi như vậy là một hành vi
văn hoá trong giao tiếp cần được giáo dục rèn
luyện cho con người, trở thành thói
quen ứng xử văn hoá ở mỗi người. Trách nhiệm này đặt lên vai các bậc cha mẹ, lớp người đi
trước. Muốn thế người lớn cần kiên trì yêu cầu con cái, trẻ em thực hiện hành vi giao tiếp này: chào nhau; đồng thời trong cuộc sống cần phải
làm gương cho con em mình chào nhau trong
niềm nở và thân thiện.
Có thể tình cảm cộng đồng mới
được nhân lên, mới có sự gắn kết giữa các cá nhân, làm nảy sinh những suy nghĩ
tích cực về nhau, cái thiện trong mỗi con người, xây dựng sự đồng thuận, đoàn
kết trong cộng đồng.
Hưng
Yên, ngày 17 tháng 4 năm 2010
Hồ
Ngọc Vinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét