Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

MÔ HÌNH DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN CÁC LÍ THUYẾT HỌC TẬP bài viết của Thầy ĐỖ THẾ HƯNG



Teaching Models based approach to Learning Theories 

ThS. Đỗ Thế Hưng – Trường Đại học SPKT Hưng Yên 
ThS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 
Bài đăng Tạp chí Khoa học giáo dục số 100 

TÓM TẮT 
Lí thuyết học tập là một trong những  thành  tựu  của  khoa  học  sư  phạm  nhà 
trường, có đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, làm cho 
giáo dục nhà trường ngày càng trở nên thiết thực, gắn liền với sự phát triển xã hội. Dựa 
vào đó, giúp cho các nhà sư phạm xây dựng được mô hình dạy học phù hợp  làm phát 
triển người học theo mục tiêu xác định.  
Bài viết trình bày những nghiên cứu về quan điểm tư tưởng của các lí thuyết học 
tập phổ biến: Hành vi, Nhận thức, Kiến tạo và Kết nối; làm rõ cơ chế học tập theo các lí 
thuyết đó, những ưu, nhược điểm của từng lí thuyết, đồng thời chỉ ra mô hình giảng dạy, 
học tập tương ứng để có thể vận dụng hiệu quả trong giáo dục nhà trường. 
Từ khóa: lí thuyết học tập, mô hình dạy học, tập trung sư phạm 
ABSTRACT 
The theory of learning is one of  achievements by institutional pedagogical 
science, contributing to improve educational quality and efficiency, realizing the social 
development.  Therefore, it helps educators build appropriate teaching models and 
develop target- identified learners. 
This  article will show the various studies of ideas of popularly used theories: 
Behaviorism,  Cognitivism,  Constructivism  and  Connectivism; to clarify learning 
mechanism from those theories, advantages and disadvantages, simultaneously it will 
show the best teaching or the most appropriate models to apply effectively in 
educational institutions. 
Keywords: learning theory, teaching model, pedagogical focus 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự phát triển của các lí thuyết học tập luôn gắn liền với sự phát triển của giáo dục 
nhà trường và chi phối mạnh mẽ công cuộc cải cách giáo dục nhà trường. Sự ra đời của 
thuyết Hành vi đã  thống  trị hoạt động dạy học  trong nhà  trường hàng  trăm năm nay, 
khiến người ta cho rằng nó như một cuộc cách mạng, làm cho người học được thực hiện 
hoạt động học tập của mình theo một chương trình lập sẵn, có kiểm tra, đánh giá kết quả 
đầu ra thường xuyên để điều chỉnh quá trình luyện tập. Lần đầu tiên, học sinh  (HS) 
được học theo tiến độ phù hợp với khả năng của mình. Những HS  tiếp  thu chậm, chỉ 
cần luyện tập nhiều lần là có thể đạt được kết quả như những em khác. Sau này, người 
ta thấy rằng hoạt động học tập có liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi trong cấu trúc nhận 
thức của người học và có cơ chế bên trong thúc đẩy, đồng thời chịu tác động của các 
yếu tố văn hóa xã hội, công nghệ kĩ thuật số... Cho nên, các lí thuyết học tập Nhận thức, 
Kiến tạo, Kết nối... đã ra đời để khắc phục khiếm khuyết của  lí thuyết Hành vi và  tiếp  
tục phát triển với những nấc thang mới. Điều đã làm thay đổi căn  bản  hoạt  động  sư 
phạm trong nhà trường đó là hình thành các mô hình, kĩ thuật dạy học theo kiểu tìm tòi 
khám phá, giải quyết vấn đề, trải nghiệm qua tình huống, hợp tác và kết nối mạng trong 
môi trường ảo... 
Vì thế, khi đề xuất một mô hình dạy học, chúng ta cần thiết phải soi xét nó thông 
qua hệ thống lí thuyết học tập để tạo cơ sở khoa học xác đáng hoặc giả cũng là cách để 
làm rõ những ưu việt của mỗi mô hình. Bài viết này sẽ tập trung xem xét mô hình dạy 
học của các  lí  thuyết học  tập Hành vi, Nhận  thức, Kiến  tạo và Kết nối. Đó  là những  lí 
thuyết vừa phản ánh lịch sử phát triển, vừa mang tính xu hướng của thời đại, có thể vận 
dụng hiệu quả trong giáo dục người lớn. 
1. Khái niệm mô hình dạy học  
Mô hình dạy học là sự điển hình hóa những hoạt động, những mối quan hệ tương 
tác giữa các yếu tố trong cấu trúc hệ thống của quá trình đào tạo tại một cơ sở giáo dục. 
Đó là một bản thiết kế, là ý tưởng của người thiết kế sau khi đã nghiên cứu, phân tích một 
cách đầy đủ các yếu tố cơ bản: hiện trạng, nhu cầu thực tế, các điều kiện khả thi và hiệu 
quả…, là cơ sở của quá trình đưa vào thể nghiệm trong thực tế. Trong đó, người ta hình 
dung ra các đặc  trưng quan trọng nhất của các yếu tố  trong quá trình đào tạo và những 
mối liên hệ chủ yếu trong bản thân các yếu tố đó. 
2. Khái quát các mô hình dạy học dựa vào tiếp cận lí thuyết học tập 
Sự ra đời của các lí thuyết học tập thể hiện triết lí, quan niệm nền tảng và cơ chế 
tâm lí của việc học tập. Một  lí  thuyết học  tập  thường phải  trả  lời  ít nhất bốn câu hỏi 
chính: (1) Đối tượng học tập là gì - làm thế nào có thể xác định được và đặt nó ở đâu? 
(2) Tại sao họ học hỏi - những gì làm cho họ thể hiện các nỗ lực? (3) Họ học những gì - 
nội dung và kết quả của việc học là gì? (4) Làm thế nào để họ học hỏi  - những hành 
động chính của quá trình học tập là gì? [15]. Đó là cơ sở lí thuyết cho việc tổ chức quá 
trình dạy học và cải tiến phương pháp dạy học. 
Có rất nhiều mô hình lí thuyết khác nhau giải thích cơ chế tâm lí của việc học tập. 
Sự phong phú và phức tạp của hệ thống này được biểu hiện cụ thể ở sự đa nguyên của hệ 
thống các  lí  thuyết học  tập  tương ứng – ảnh hưởng nhiều đến  thực  tiễn dạy học nhưng 
không phải lúc nào cũng tương thích với nhau (như các quan điểm khác nhau của thuyết 
Hành vi, thuyết Chức năng, thuyết Cấu trúc, thuyết Nhận thức, v.v …). Vì vậy để có cách 
nhìn khái quát và đầy đủ thì phải kết hợp các lí thuyết với nhau, lựa chọn những tinh hoa 
của mỗi thuyết để vận dụng chúng trong những trường hợp cụ thể. Do tính quá phức tạp 
và sâu sắc của các  lí thuyết Tâm  lí học, do điều kiện vận dụng và tính phổ biến của nó, 
trong bài viết này chỉ xin đề cập đến một số học thuyết: thuyết Hành vi, thuyết Nhận thức, 
thuyết Kiến tạo, thuyết Kết nối, và những ứng dụng của nó trong dạy học: Mô hình học 
tập, và quan điểm về thiết kế dạy học. 
2.1. Thuyết Hành vi (Behaviorism): Học tập là sự thay đổi hành vi 
Sự ra đời của thuyết Hành vi dựa trên cơ sở tâm - sinh lí học mà xuất phát điểm 
là  những nghiên cứu về phản xạ của R. Descarte  ở Pháp,  những  nghiên  cứu  về  hoạt 
động của hệ thần kinh cấp cao  của  I.M. Xetsenov,  I.P. Pavlov, V.M. Becherev, P.A. 
Anokhin … ở Nga. Đặc biệt về phản xạ có điều kiện nổi tiếng của I.P. Pavlov và phản 
xạ kết hợp của V.M. Becherev. Những nghiên cứu này đã có ảnh hưởng rất rõ đến Tâm 
lí học Động vật của E.L. Thorndike (1874-1949) và tiếp đó, đến sự ra đời của Hành vi 
luận của J. Watson – được coi là người sáng lập ra ngành Tâm lí học Hành vi [2]. Sau 
đó nhằm khắc phục những khuyết điểm của Tâm lí học Hành vi cổ điển của ông, nhiều 
nhà nghiên cứu tâm lí học Mĩ đã phát triển Tâm lí học Hành vi thành nhiều nhánh khác.  
Đó là Tâm  lí học Hành vi mới với  thuyết Hành vi nhận  thức của E.C. Tolman  (1886-
1959) và  thuyết Hành vi diễn dịch giả  thuyết của K.L. Hull (1884-1952); đó  là Tâm  lí 
học Hành vi bảo thủ với thuyết Hành vi tạo tác nổi tiếng của B.F. Skinner (1904-1990); 
và đó là Tâm lí học Hành vi xã hội với thuyết Hành vi xã hội của J. Mid (1863-1931), 
thuyết Nhận thức xã hội của A. Bandura và thuyết Học tập xã hội của D. Rotter … Tuy 
ở nhiều nhánh khác nhau, với những tên gọi khác nhau,  song  tất cả đều có một điểm 
chung  là cùng nghiên cứu hành vi của con người với mục đích sử dụng vào việc phục 
vụ các hoạt động của xã hội, trước hết là giáo dục, dạy học, và trị liệu tâm  lí, đồng thời 
đều có chung một cơ sở phương pháp luận và những luận điểm cốt lõi nhất, cơ bản nhất, 
quan trọng nhất của học thuyết về hành vi. 
Thuyết Hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những mối 
liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập nhỏ được 
sắp xếp một cách hợp lí. Thông qua những kích thích về nội dung, phương pháp dạy học, 
người học có những phản ứng  tạo ra những hành vi học  tập và qua đó  thay đổi hành vi 
của mình. Vì vậy, quá trình học tập được hiểu là quá trình thay đổi hành vi. Hiệu quả của 
nó có  thể  thấy  rõ khi  luyện  tập cũng như khi học  tập các quá  trình tâm  lí vận động và 
nhận thức đơn giản (nhất là khi vấn đề chỉ là nắm vững những quá trình đó). Có thể khái 
quát mô hình học tập theo các lí thuyết Hành vi như sau (Hình 1): [1] 







Những đặc điểm chung của cơ chế học tập theo thuyết Hành vi đó là: 
•  Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát 
được. 
•  Các quá  trình học  tập phức  tạp được chia  thành một chuỗi các bước học 
tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể  với  trình  tự  được  quy  định  sẵn. 
Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp các bước học tập đơn 
giản. 
•  Giáo viên (GV) hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, 
tức là sắp xếp việc học tập sao cho người học đạt được hành vi mong muốn và sẽ được 
phản hồi trực tiếp (khen thưởng và công nhận). 
•  GV thường  xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát 
tiến bộ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm. 
Các  lí  thuyết Hành vi hướng vào  thay đổi hành vi  thông qua kích  thích  - phản 
ứng cặp và  tăng cường chọn  lọc. Tập  trung sư phạm của họ  là kiểm soát phản ứng và 
thích nghi. Sẽ là hiệu quả khi vận dụng trong dạy học các quy trình kĩ thuật, hình thành 
kĩ năng, kĩ xảo thực hành và cả hành vi ngôn ngữ trong quá trình đào tạo. 
Thuyết Hành vi được ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình hóa, dạy học 
được hỗ trợ bằng máy vi tính, trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác. 
Trong đó nguyên tắc quan trọng là phân chia nội dung học tập thành những đơn vị kiến 

HỌC SINH 
Thông tin đầu vào 
(Kích thích) 
GV kiểm tra kết quả đầu 
ra (Phản ứng của HS) 
Hình 1: Mô hình học tập theo thuyết Hành vi 
  
thức nhỏ,  tổ chức cho HS  lĩnh hội  tri  thức, kĩ năng  theo một  trình  tự và  thường xuyên 
kiểm tra kết quả đầu ra để điều chỉnh quá trình học tập. Những ứng dụng này của thuyết 
Hành vi đến nay vẫn còn giá trị. 
Tuy nhiên, thuyết Hành vi bộc lộ những nhược điểm và bị phê phán mạnh mẽ: 
  Thuyết Hành vi chỉ chú ý đến các kích thích  từ bên ngoài. Trong khi đó, 
hoạt động học tập thực ra không chỉ do kích thích từ bên ngoài mà còn là sự chủ động 
bên trong của chủ thể nhận thức. 
  Quá  trình nhận  thức bên  trong của chủ  thể nhận  thức, đặc biệt  là  tư duy 
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học tập. Quá trình này không được thuyết Hành 
vi chú ý đến. 
  Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn giản chưa tạo ra 
hiểu biết đầy đủ đối với các mối quan hệ tổng thể. 
2.2. Thuyết Nhận thức (Cognitivism): Học tập là quá trình xử lí thông tin 
Trong những năm 1970 và 1980 quan niệm và định nghĩa của việc học bắt đầu 
thay đổi đáng kể. Lí thuyết Hành vi nhường chỗ cho lí thuyết Nhận thức, tập trung vào 
hoạt động  tinh  thần bên  trong  - mở "hộp đen" của  tâm  trí con người. Người học được 
xem như một bộ xử lí thông tin (giống như một máy tính) [33]. Các quá trình tâm lí như 
tư duy, trí nhớ, hiểu biết, và giải quyết vấn đề  cần được khám phá. Kiến  thức  có  thể 
được xem như  là sơ đồ hoặc công  trình xây dựng  tinh  thần  tượng  trưng. Học  tập được 
định nghĩa là sự thay đổi trong lược đồ của người học. Các nhà lí thuyết Nhận thức phản 
biện lại thuyết Hành vi rằng con người không phải là "động vật được lập trình", chỉ đơn 
thuần đáp ứng với các kích thích môi trường. Những con người hợp lí đòi hỏi phải có sự 
tham gia tích cực để tìm hiểu, và hành động  có  suy  nghĩ. Những  lí  thuyết  này  nhấn 
mạnh rằng học tập xảy ra  từ  trong  ra ngoài chứ không phải  từ bên ngoài vào. Nhiều  lí 
thuyết Nhận  thức xuất phát  từ “mô  hình phương  thức  của  bộ  nhớ” được phát  triển bởi 
Richard Atkinson và Richard Shiffrin kể từ năm 1968. Họ đề xuất rằng, bộ nhớ của con 
người bao gồm ba thành phần: (1) bộ nhớ cảm giác, nhờ đó cảm nhận được những thông 
tin  thu  thập bằng các giác quan của chúng  ta, chẳng hạn như  thông  tin hình ảnh (ví dụ: 
một bản vẽ) và các thông tin thính giác (ví dụ: một  số  chuông điện  thoại),  (2) bộ nhớ 
ngắn hạn, trong đó xử lí các thông tin đã được cung cấp bởi bộ nhớ cảm giác, và (3) bộ 
nhớ dài hạn, khu vực ít lưu trữ kiến thức thường trực của chúng ta hơn. Sau đó, khái niệm 
về trí nhớ ngắn hạn được thay thế  bằng  “bộ  nhớ  làm  việc”  vào  năm  1974  bởi Alan 
Baddeley  [34]. Mô hình bộ nhớ  cung cấp nền tảng cho  lí thuyết Nhận thức,  đã  có tác 
động trực tiếp đến thiết kế giảng dạy.  
Khởi xướng và đóng góp quan trọng cho lí thuyết Nhận thức có các đại diện: Nhà 
tâm lí học người Thụy Sĩ J. Piaget [18], [19] cũng như các nhà tâm  lí học Xô viết như 
Lev Vygotsky [31], Aleksei N. Leontiev [16], nhà tâm lí học Mĩ Jerome Bruner [4], [5], 
[6], [7], [32] … Lí thuyết Nhận thức đã được phát triển mạnh mẽ tại Mĩ, với các nghiên 
cứu của: Merrill (1983)  - Lí thuyết hiển thị  thành phần  (Component Display Theory) 
(CDT)  [20],  Reigeluth, C. & Stein, F. (1983)  –  Lí thuyết  xây dựng (Elaboration 
Theory), Gagne, R. M., Briggs, L. J., & Wager, W. W. (1992)  - Hướng tới nhận thức 
kiến  tạo  [10], Schank, RC & Abelson, R. (1977) – Lí thuyết kịch bản (Script Theory) 
[24], Scandura, JM (2004)  -   Lí thuyết học tập  cấu trúc  (Structural Learning Theory) 
[23], John Sweller (1988) – Lí thuyết tải nhận thức [28],.... 
Những quan niệm cơ bản của các lí thuyết Nhận thức là: [1]  
•  Các lí thuyết Nhận thức nghiên cứu quá  trình nhận thức bên trong với tư 
cách  là một quá  trình xử  lí  thông  tin. Bộ não xử  lí các  thông  tin  tương  tự như một hệ 
thống kĩ thuật. 
•  Theo lí thuyết Nhận thức, quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, và 
có ảnh hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lí 
và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử. 
•  Trung tâm của quá trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ như: xác định, 
phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã 
học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới. 
•  Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành qua 
kinh nghiệm. 
•  Mỗi người có cấu  trúc nhận  thức  riêng. Vì vậy muốn có sự  thay đổi đối 
với một người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó. 
•  Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự đặt mục đích, xây 
dựng kế hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng phấn, 
không cần kích thích từ bên ngoài. 
Những đặc điểm cơ bản của học tập theo quan điểm của thuyết Nhận thức là: 
•  Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới 
thực  (kiến  thức khách quan). Vì vậy, để đạt được các mục  tiêu học  tập, không chỉ kết 
quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tư duy là điều quan trọng. 
•  Nhiệm vụ của người dạy  là  tạo  ra môi  trường học  tập  thuận  lợi,  thường 
xuyên khuyến khích các quá trình tư duy, HS cần được tạo cơ hội hành động và tư duy 
tích cực. 
•  Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan  trọng  trong việc phát  triển  tư 
duy. Các quá trình tư duy được thực hiện không chỉ thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một 
cách tuyến tính, mà thông qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp. 
•  Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của 
HS. Các phương pháp học  tập gồm  tất cả các cách  thức  làm việc và  tư duy mà HS  sử 
dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất. 
•  Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường 
những khả năng về mặt xã hội. 
•  Cần có  sự kết hợp  thích hợp giữa những nội dung do GV  truyền đạt và 
những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của HS. 
Lí  thuyết nhận  thức hướng vào  làm rõ các cấu  trúc nhận  thức nội bộ và xem việc 
học như biến đổi trong các cấu trúc nhận thức. Tập trung sư phạm của họ là xử lí và truyền 
tải thông tin thông qua truyền thông, giải thích, tái tổ hợp, độ tương phản, suy luận và giải 
quyết vấn đề (Hình 2). Lí thuyết này được vận dụng trong việc tối ưu hoá quá trình dạy học 
nhằm phát triển khả  năng  nhận  thức  của HS,  đặc biệt  là phát  triển  tư duy. Các  phương 
pháp, quan điểm dạy học được đặc biệt chú ý  là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định 
hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm. 



Thông tin đầu vào  Kết quả đầu ra 
HỌC SINH 
(Quá trình nhận thức, 
giải quyết vấn đề) 
Hình 2: Mô hình học tập theo thuyết Nhận thức 
  
Tuy nhiên việc vận dụng thuyết Nhận thức cũng có những giới hạn: Việc dạy học 
nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi hỏi nhiều thời gian và 
đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị cũng như năng lực của GV. Ngoài ra, cấu trúc quá trình tư duy 
không quan sát trực tiếp được nên những mô hình dạy học nhằm  tối ưu hóa quá trình 
nhận thức cũng chỉ mang tính giả thuyết. 
2.3. Thuyết Kiến tạo (Constructivism): Học tập là tự kiến tạo tri thức 
Kiến tạo là một  sự  tổng  hợp  của  nhiều  lí  thuyết  khuyếch  tán  vào  một  hình 
thức. Nó là đồng hóa của cả hai lí thuyết: Hành vi và Nhận thức,  là bước phát triển tiếp 
theo của  thuyết Nhận  thức. Nếu như  thuyết Hành vi hướng đến học  tập hữu  ích  trong 
việc tìm hiểu hành vi  của người học và  ảnh hưởng đến những gì HS  làm,  còn  thuyết 
Nhận thức hướng vào  tìm hiểu cấu trúc nhận thức của người học – diễn biến tinh thần 
(tư duy, trí nhớ…) trong quá trình học tập, thì  thuyết Kiến  tạo  tập  trung vào việc HS 
tích cực  tạo  ra  (hoặc "xây dựng") kiến  thức kinh nghiệm cho bản  thân mình một cách 
độc lập hoặc thông qua sự tương tác với mọi người xung quanh.  
John Dewey,  J. Piaget, Lev Vygotsky, Jerome Bruner cũng đồng  thời  là những 
đại diện tiên phong của  thuyết Kiến  tạo.  John Dewey kêu gọi giáo dục được đặt nền 
tảng trong kinh nghiệm thực tế. Ông biện luận rằng: "Nếu kiến thức có được nhờ đồ vật 
tự nhiên tạo ấn tượng lên chúng ta, thì không thể thu được kiến thức nếu không dùng đồ 
vật để gây ấn tượng cho trí não" [8]. Ý kiến của Dewey tiếp tục có ảnh hưởng lên nhiều 
mô hình và những người khác chủ trương học tập dựa trên kinh nghiệm. Chẳng hạn như 
phương pháp học bằng cách điều tra vấn đề (PBL), là một phương pháp được sử dụng 
nhiều trong giáo dục ngày nay, đã thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn ý kiến của Dewey 
liên quan đến học tập nhờ tìm hiểu thông tin chủ động [22]. Cuộc điều tra là một phần 
quan trọng của việc học kiến tạo [27]. J. Piaget cho rằng con người học thông qua việc 
xây dựng một cơ cấu hợp  lí khác. Ông cũng kết luận rằng, logic của trẻ em và các suy 
nghĩ ban đầu của chúng là hoàn toàn khác với người lớn. Ý nghĩa của lí thuyết này là đã 
định hình nên nền tảng cho giáo dục kiến  tạo [11]; [3]. Nhà tâm lí học người Nga Lev 
Vygotsky (1978) [31] đề xuất rằng khi một đứa trẻ đang học một kĩ năng mới hoặc giải 
quyết một vấn đề mới, họ có thể thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nếu đi kèm với sự giúp đỡ 
của một chuyên gia, và sẽ kém hơn nếu thực hiện một mình. Ông dẫn chứng: Một người 
ít chơi cờ vua vẫn có thể cạnh tranh với một đối thủ cao hơn nếu có sự giúp đỡ của một 
chuyên gia và sẽ khó cạnh tranh với họ nếu thực hiện một mình. Vygotsky gọi đó là sự 
khác biệt giữa biểu diễn đơn  lẻ (solo) và  thực hiện có sự hỗ  trợ,  tức  là có sự  tác động 
vào vùng cận phát  triển  (ZPD)  - các điểm hoặc khu vực  tạo  ra sự  thay đổi ngay  lập 
tức. Từ quan điểm này, Tharp & Gallimore  (1991) cũng cho  rằng dạy học như  là một 
hoạt động hỗ trợ  [30].  
Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết Kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể nhận thức 
lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức. Khi học tập, mỗi người hình thành thế giới 
quan riêng của mình. Tất cả những gì mà mỗi người trải nghiệm sẽ được sắp xếp chúng 
vào  trong "bức  tranh  toàn cảnh về  thế giới" của người đó,  tức  là  tự kiến  tạo  riêng cho 
mình một bức  tranh  thế giới. Từ đó cho  thấy, cơ chế học  tập  theo  thuyết Kiến  tạo  trái 
ngược với cách học tập cơ học theo  thuyết Hành vi: thay  cho  việc HS  tham  gia  các 
chương trình dạy học được lập trình sẵn, người ta để cho HS có cơ hội để tự tìm hiểu. 
HS phải học tập từ lí trí riêng và có thể làm điều này càng tốt hơn nếu không phải tuân 
theo một chương trình giảng dạy cứng nhắc, mà có thể tự mình điều chỉnh rất nhiều quá 
trình học tập của chính mình. 
Có thể tóm tắt những quan niệm chính của thuyết Kiến tạo như sau: [1]  
•  Không có tri thức khách quan tuyệt đối. Tri thức được xuất hiện thông qua 
việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình, vì thế tri thức mang 
tính chủ quan. 
•  Với việc nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức trong việc giải thích và kiến 
tạo tri thức, thuyết Kiến tạo thuộc lí thuyết định hướng chủ thể. 
•  Cần  tổ chức  sự  tương  tác giữa người học và đối  tượng học  tập, để giúp 
người học xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy của chính mình, đã được chủ thể 
điều chỉnh. 
•  Học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức. 
Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết Kiến tạo là: 
•  Tri thức được lĩnh hội trong học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo 
theo từng cá nhân thông qua tương tác giữa người học và nội dung học tập. 
•  Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng  theo những  lĩnh vực và vấn đề 
phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được  khảo sát một cách tổng thể. 
•  Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong hoạt động tích cực của người 
học, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi 
và cá nhân hóa những kiến thức và kĩ năng đã có. 
•  Học  tập  trong nhóm  có ý nghĩa quan  trọng,  thông qua  tương  tác xã hội 
trong nhóm góp phần cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân. 
•  Học qua sai lầm là điều có ý nghĩa. 
•  Nội dung học tập cần định hướng vào hứng thú người học, vì có thể học hỏi 
dễ nhất từ những nội dung mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức. 
•  Thuyết Kiến  tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận  thức của việc 
dạy và học. Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lí trí, mà cả 
về mặt tình cảm, thái độ, giao tiếp. 
•  Mục đích học tập là kiến tạo kiến thức của bản thân, nên khi đánh giá các 
kết quả học  tập không định hướng  theo các sản phẩm học  tập, mà cần kiểm  tra những 
tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức hợp. 











HỌC SINH 
HỌC SINH 

NỘI DUNG  
HỌC TẬP 
(Phức hợp) 
GIÁO VIÊN 
MÔI TRƯỜNG HT 
Hình 3: Mô hình học tập theo thuyết Kiến tạo 
  
Thuyết Kiến  tạo ngày càng được chú ý  trong những năm gần đây. Nó  thách  thức 
một cách cơ bản tư duy truyền thống về dạy học. Không phải người dạy, mà là người học 
trong sự tương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học. 
Tập trung sư phạm của họ là nhiệm vụ theo định hướng. HS phải học tập từ lí trí riêng, tự 
định hướng,  thiết kế, điều chỉnh quá  trình học  tập của chính mình. Lí  thuyết này hữu  ích 
cho việc xây dựng cấu trúc môi trường học tập, chẳng hạn như mô phỏng thế giới, để giúp 
người học có đủ khả năng xây dựng các cấu trúc khái niệm nhất định thông qua quá trình 
tham gia và  trải nghiệm các hoạt động  tự định hướng đó (Hình 3). Nhiều quan điểm dạy 
học mới bắt nguồn từ  thuyết Kiến  tạo: học  tập  tự điều chỉnh, học  tập với những vấn đề 
phức hợp, học theo tình huống, học theo nhóm, học qua sai lầm, nhấn mạnh nhiều hơn vào 
dạy học định hướng quá trình thay cho định hướng sản phẩm. Kiến  tạo  có  ý  nghĩa  đối 
với phương pháp sư phạm hoặc  các  lí  thuyết  về  giáo  dục. Phát  hiện,  thực  hành,  kinh 
nghiệm, hợp tác, dự án, và học tập dựa trên nhiệm vụ là một số ứng dụng của lí thuyết Kiến 
tạo trong dạy học. 
Tuy nhiên, thuyết Kiến tạo cũng có những hạn chế và những ý kiến phê phán: 
•  Quan điểm cực đoan trong thuyết Kiến tạo phủ nhận sự tồn tại của tri thức 
khách quan là không thuyết phục. 
•  Một  số  tác giả nhấn mạnh quá đơn  phương  rằng  chỉ  có  thể  học  tập  có ý 
nghĩa những gì mà người ta quan tâm. Tuy nhiên cuộc sống đòi hỏi cả những điều mà khi 
còn đi học người ta không quan tâm. 
•  Việc đưa các kĩ năng cơ bản vào các đề  tài phức  tạp mà không có  luyện 
tập cơ bản có thể hạn chế hiệu quả học tập. 
  Việc nhấn mạnh đơn phương việc học trong  nhóm  cần  được  xem  xét. 
Năng lực học tập cá nhân vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng. 
  Dạy học  theo  lí  thuyết Kiến  tạo đòi hỏi  thời gian  lớn và yêu cầu cao về 
năng lực của GV. 
2.4. Thuyết Kết nối (Connectivism)  
Thuyết kết nối là lí thuyết học tập trong đó nhấn mạnh vai trò của bối cảnh văn 
hoá và xã hội. Thuyết Kết nối thường liên quan và đưa ra quan điểm giống với “Vùng 
cận phát triển  của Vygotsky”,  ý  tưởng  sau  hoán  chuyển  vào  thuyết  hoạt  động  của 
Engeström (2001) [13]. Mối quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc, học tập và kiến thức, 
được diễn đạt bằng khái niệm “kết nối”, quyết định cho  thuyết Kết nối,  thúc đẩy hình 
thành tên của  lí  thuyết này  [12]. Nó hơi giống với  thuyết học  tập xã hội của Bandura 
đưa ra quan điểm mọi người học qua giao tiếp. Cụm từ "lí thuyết học tập cho thời đại kĩ 
thuật số" đã nhấn mạnh  thuyết Kết nối và ảnh hưởng của công nghệ đối với cách mọi 
người sống, truyền đạt và học. Lí  thuyết học  tập Kết nối đã được giới  thiệu vào năm 
2005 bởi hai ấn phẩm: Siemens: “Học như mạng sáng tạo” [25], [26] và Downes: “Giới 
thiệu về kiến thức liên kết” [9]. Cả hai tác phẩm đã nhận được sự chú ý đáng kể của các 
nhà giáo dục thảo luận về sự phù hợp của “connectivism” như một lí thuyết học tập cho 
thời đại kĩ  thuật số. Trong năm 2007, Kerr cũng như Forster, cả hai đã nhập vào cuộc 
tranh luận với một loạt các bài giảng và các cuộc đàm phán về vấn đề này tại “Hội nghị 
Connectivism” trực tuyến tại Đại học Manitoba [35]. 
Một số nguyên tắc của thuyết Kết nối, đó là: [36] 
- Học  tập  là một quá  trình kết nối các nút chuyên ngành hoặc các nguồn  thông 
tin. Một người học  theo cấp số nhân có  thể cải  thiện việc học của mình bằng cách kết  
nối vào một mạng hiện có. Đó  là một quá  trình  tạo  ra  tri  thức chứ không chỉ  tiêu  thụ 
kiến thức.  
- Học tập có thể cư trú trong các thiết bị không phải con người. Học tập   có thể 
diễn ra trong một cộng đồng, một mạng lưới, hoặc một cơ sở dữ liệu. 
- Khả năng biết được xem là quan trọng hơn những gì hiện đang được biết đến. 
Biết nơi để tìm kiếm thông tin quan trọng hơn là hiểu biết thông tin. 
- Nuôi dưỡng và duy trì kết nối là cần thiết để tạo điều kiện học tập liên tục. 
- Phương pháp tiếp cận khác nhau và kĩ năng cá nhân là cần thiết để học tập hiệu 
quả trong xã hội ngày nay. Khả năng nhìn thấy mối liên hệ giữa các lĩnh vực, ý tưởng 
và khái niệm là một kĩ năng cốt lõi. 
- Học tập xảy ra trong nhiều cách khác nhau. Các khóa học, thư điện tử, các cộng 
đồng, hội thoại, tìm kiếm web, danh sách email, blog đọc, vv… Các khóa học không 
phải là môi trường chủ yếu cho việc học tập. 
- Tổ chức học tập và cá nhân là những nhiệm vụ tích hợp. Điểm khởi đầu của học 
tập kết nối là cá nhân. Kiến thức cá nhân là một mạng lưới, cung cấp tri thức cho các tổ 
chức, rồi lại cung cấp kiến thức trở lại cho mạng này, và sau đó tiếp tục cung cấp kiến 
thức cho cá nhân. Chu k  phát triển kiến  thức này (từ kiến thức của cá nhân đến mạng 
đến tổ chức) cho phép người học luôn biết thông tin mới nhất của lĩnh vực/chuyên môn 
của mình thông qua các mối liên kết đã tạo nên. 
- Ra quyết định, chính nó là một quá trình học tập. Lựa chọn những gì để học và 
ý nghĩa của thông tin đến được nhìn thấy qua ống kính của việc chuyển đổi  thực  tế. 
Trong khi có một câu trả lời ngay bây giờ, nó có thể sai vào ngày mai do thay đổi trong 
môi trường thông tin ảnh hưởng đến quyết định. 
Theo các nguyên tắc của connectivism, cá nhân có được thông tin thông qua các 
hồ chứa hiện đại của  thông  tin. Hiện nay, có ba hồ chứa  lớn mà các cá nhân có  thể có 
được  thông  tin: (a) các  lớp học  trực  tuyến bao gồm các khóa học đồ sộ mở  trực  tuyến 
(MOOC), (b) các mạng xã hội bao gồm cả podcast (các file dạng âm thanh: mp3, wma, 
acc...) và video clip, và (c) các nền tảng thực tế ảo, bao gồm cả cuộc sống thứ hai và trò 
chơi video 3 chiều. (Hình 4) [37] 


Hình 4: Ba nơi chứa thông tin chính trong thế kỉ 21  

Các khóa học trực tuyến 
Học tập trong thời đại số bao gồm các khóa học trực tuyến cung cấp đồng bộ và 
không đồng bộ. Các dịch vụ của các khóa học trực tuyến mở (MOOC) đang gia tăng sẽ 
thu hút hàng trăm học viên từ các ngành khác nhau tạo sự  thuận tiện và tận dụng được 
hiệu quả chi phí. [21] 
Các mạng xã hội 
Mạng xã hội là các nút của máy phát ý tưởng (Kijkuit & Van Den Ende, 
2007). Mạng xã hội được xây dựng  trên sự hiểu biết  lẫn nhau, đó  là "khả năng hiểu và 
xây dựng trên cơ sở tri thức của nhau" [14]. Các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục sử 
dụng mạng xã  hội  trong  nỗ  lực  tiếp  thị  của  họ,  đặc  biệt  là  trong  quá  trình  xây  dựng 
thương hiệu của họ. Nỗ  lực  tiếp  thị của một  tổ chức được căn cứ vào cả hai chiến dịch 
quảng cáo truyền thống và trong các chiến dịch mạng xã hội. Sự hiện diện liên tục của họ 
trên Internet là rất quan trọng để duy trì một dòng khách hàng tiềm năng. 
Nền tảng học tập ảo 
Trong một thế giới ảo, môi trường “mạng học tập” được chuyển thành dạng 3-D 
chia sẻ không gian học tập, và sự hóa thân là những đại diện của người học (Lin, Châu 
Kiệt Luân & Kuo, 2007, p.100 ). Nền tảng học tập ảo khuyến khích sự sáng tạo của cả 
hai  - nhà giáo dục và sinh viên. Họ cũng khuyến khích hợp  tác ảo  thông qua các hoạt 
động cho phép các đại diện có thể nói chuyện, di chuyển, để tạo ra sự tương tác xã hội 
và trí tuệ. [17] 
Học tập hiện đại xảy ra thông qua kết nối mạng, trong đó các cá nhân chia sẻ lợi 
ích, kiến thức, quan điểm, chuyên môn của họ trong môi trường học tập trực tuyến hoặc 
ảo. Công nghệ Internet và công cụ tìm kiếm là nơi kết nối mạng để khai thác hàng ngàn 
cơ sở dữ liệu phục vụ học tập (các blog, các bài báo, trích đoạn cuốn sách, video clip và 
podcast…). Lí thuyết học tập kết nối chỉ ra rằng, các cá nhân có quyền truy cập trực tiếp 
đến thông tin đáng tin cậy từ hàng triệu nguồn nhân bản, sao chép, và chia sẻ trong các 
mạng xã hội của họ; đồng  thời có  thể xóa, phê bình, và  loại bỏ  thông  tin không chính 
xác, không phù hợp và không đáng tin cậy. Quá trình học tập diễn ra theo chu k , trong 
đó học viên sẽ kết nối với một mạng chia sẻ và tìm kiếm thông tin mới, sẽ thay đổi niềm 
tin của họ trên cơ sở học tập mới, và sau đó sẽ kết nối với một mạng lưới để chia sẻ sự 
nhận biết của mình và tìm kiếm thông tin mới một lần nữa. Học  tập được coi  là một 
“. . . quá trình tạo ra tri thức. . . không chỉ tiêu thụ kiến thức”. Từ đó một mạng lưới học 
tập cá nhân được hình thành trên cơ  sở họ kết nối với cộng đồng học  tập và được  tổ 
chức bởi chính họ.  
Siemens  (2006b)  cho  rằng,  trên  thực  tế  thuyết Kết nối  là một  lí  thuyết học  tập 
mới, cần thiết, do sự tăng trưởng theo cấp số nhân và phức tạp của thông tin có sẵn trên 
Internet. Nó tạo khả năng mới cho mọi người giao tiếp trên mạng lưới toàn cầu, và cho 
khả năng tổng hợp các luồng thông tin khác nhau. Siemens  lập  luận  rằng,  “kiến  thức 
không chỉ nằm trong tâm trí của một cá nhân, kiến  thức  được  phân  phối  trên 
mạng. . . Học  tập  là  việc  công  nhận mô  hình  tri  thức  được  hình  thành  bởi mạng  lưới 
phức tạp. Các mạng này  là nội bộ, mạng  lưới  thần kinh, và bên ngoài, như mạng  lưới 
mà chúng ta thích ứng với thế giới xung quanh chúng ta” (Siemens 2006b, p. 10). 
Lí  thuyết kết nối hướng vào  làm nổi bật quá  trình học  tập  là quá  trình  tạo ra  tri 
thức chứ không chỉ là tiêu thụ kiến thức, thông qua việc cá nhân tự xây dựng mạng kết 
nối với cộng đồng. Khi đó việc học diễn ra không chỉ ở lớp học (với những người xung  
quanh) mà có thể độc lập (với các phương tiện mang thông tin không phải là con người, 
thông qua mạng kết nối). Chu kì học tập diễn ra từ kiến thức của cá nhân đến mạng, đến 
tổ chức, thông qua mạng rồi lại đến cá nhân. Sự hữu ích của lí thuyết này là tạo ra một 
môi trường học tập linh hoạt, mang tính mở, có thể đáp ứng nhu cầu học tập từ xa cho 
mọi người (đặc biệt phù hợp với những người trưởng thành). Trong thời đại kĩ thuật số 
và sự bùng nổ thông tin, với điều kiện lĩnh hội tri thức ở trường đại học còn hạn chế, thì 
việc vận dụng  lí  thuyết này có  thể mở ra một con đường học  tập bổ sung cho phương 
thức nhà trường. 
Tuy nhiên, thuyết học tập Kết nối đòi hỏi người học phải có tính tự chủ cao và tự 
tổ chức, kiểm soát việc học tập của mình, trong khi đó phần lớn người học hiện nay vẫn 
ưa thích sự giúp đỡ và hỗ  trợ của GV để hướng dẫn họ  tìm kiếm, xác nhận  thông  tin 
thông qua các nguồn tài nguyên và các hoạt động. 
KẾT LUẬN 
Dạy học là một con đường phát triển nhân cách cho người học theo mục tiêu xác 
định. Quá trình dạy học diễn  ra  thông qua sự  tác động qua  lại của các chủ  thể: Thầy – 
Trò, trên cơ sở tổ chức các hoạt động nhận thức của người học trong môi trường sư phạm 
ở trong và ngoài nhà trường. Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, các thành tố cơ bản của 
một mô hình dạy học gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, học liệu, kết 
quả… luôn luôn vận động, phát triển trong quá trình dạy học. Điều đó phụ thuộc vào sự 
phát triển của nền tảng lí thuyết học tập mà nhân loại đã tạo ra. Vì thế, việc tìm kiếm sự 
khác biệt của các mô hình dạy học dựa vào các lí thuyết học tập là hướng tiếp cận đúng 
đắn và cần thiết để xác lập được mô hình phù hợp trong khoa học sư phạm nhà trường. 
 Các  lí  thuyết học  tập đã gợi  ra mục  tiêu, nội dung, môi  trường học  tập và đặc 
biệt là hướng vào làm rõ bản chất của việc tiếp thu kiến thức, cũng như mô hình kĩ thuật 
dạy học để làm thay đổi người học theo mục tiêu xác định. Nếu như các  lí thuyết Hành 
vi, Nhận thức, Kiến tạo làm nổi bật chân lí: việc tiếp thu kiến thức diễn ra bên trong một 
con người,  thì  thuyết học  tập Kết nối  lại chú ý đến việc  tiếp  thu kiến  thức diễn ra bên 
ngoài con người (tức là kiến thức được lưu trữ và xử lí bằng công nghệ). Không thể và 
sẽ lệch hướng nếu đi sâu tìm hiểu tất cả các lí thuyết học tập từ trước tới nay, vì mỗi lí 
thuyết phản ánh  triết  lí  riêng và hướng  tới đối  tượng  riêng. Tuy nhiên,  trong giáo dục 
đại học, thì những lí thuyết hướng vào hình thành hành vi, nhận thức, khả năng kiến tạo 
tri thức,  tính chủ động, sự thích ứng công việc, môi trường sáng tạo, phát huy kinh 
nghiệm và học tập suốt đời cho người học sẽ là hữu ích để thiết kế các mô hình dạy học 
phù hợp với người lớn, tạo thuận lợi cho phát triển bản thân đáp ứng yêu cầu của nghề 
nghiệp và xã hội. 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.   Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới phương 
pháp dạy học ở trường trung học 
2.   Trần Hữu Luyến (2009), Các quan điểm tâm lí học dạy học ngoại ngữ, Thông tin 
khoa học số 11-2009, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 
3.   Atherton, J. S (2013) Learning and Teaching; Piaget's developmental theory [On-
line: UK] retrieved 23 October 2013 from 
http://www.learningandteaching.info/learning/piaget.htm 
4.   Bruner, J.S. (1960). The process of education,. Cambridge, MA: Harvard University 
Press  
5.   Bruner, J.S. (1966). Toward a theory of instruction. Cambridge, MA: Belkaphương 
pháp Press 
6.   Bruner, J.S. (1971). The relevance of education. New York, NY: Norton 
7.   Bruner, J.S. (1986). A study of thinking. New Brunswick, NJ: Transaction Press 
8.   Dewey, J. (2009). Democracy and education: An introduction to the philosophy of 
education. New York: WLC Books. (Original work published 1916) 
9.   Downes, S. (2005). An introduction to connective knowledge. In T. Hug (Ed.) 
(2007) Media, Knowledge & Education  -  Exploring new Spaces, Relations and 
Dynamics in Digital Media Ecologies. Proceedings of the International Conference 
held on June 25-26, 2007. November 27, 2007 
10.   Gagne, R. M., Briggs, L. J., & Wager, W. W. (1992).  Principles of instructional 
design. Fort Worth: Harcourt Brace Jovanovich 
11.   Glasersfeld, E. (1990). "An exposition of constructivism: Why some like it 
radical". Journal for Research In Mathematics Education – Monograph 4: 19–29 & 
195–210 [22]. ISSN 0883-9530. JSTOR 749910. (p. 22) 
12.   Griffiths, Tony, David Guile (2003). "A Connective Model of Learning: the 
implications for work  process knowledge".European Educational Research 
Journal 2 (1): 56–73 
13.   Heather, Steve Kerridge, Stephanie Marshall (2003).Understanding Student 
Learning. Routledge Falmer. p. 21.ISBN 9780415434645 
14.   Kijkuit, B. and Van Den Ende, J. (2007). The organizational life of an idea: 
Integrating social network, creativity, and decision-making perspectives. In Journal 
of Management Studies, 44(6), (phương pháp. 863-882). doi: 
http://dx.doi.org/10.1111/j.1467-6486.2007.00695.x 
15.   Knud Illeris (ed.) (2009). Contemporary Theories of Learning: Learning Theorists -- 
In Their Own Words. Routledge. 
16.   Leontiev, A. A. The Life and Creative Path of A.N. Leontiev. Journal of Russian & 
East European Psychology, May/Jun2005, Vol. 43 Issue 3, p8-69 
17.   Lin, C.-S.; Chou, C.C. and Kuo, M.-S. (2007). Inhabited virtual learning worlds and 
impacts on learning behaviors in young school learners. In International Journal of 
Distance Education Technologies, 5(4), (phương  pháp. 99-112). Retrieved from 
http://www.igi-global.com/article/inhabited-virtual-learning-worlds-impacts/1716 
18.   Piaget, J (1926).  The language and thought of the child. London: Routledge & 
Kegan 
19.   Piaget, J (1975/1936). La  naissance  de  l’intelligence  chez  l’enfant.  [Emergence  of 
intelligence in the child] in Three theories of cognitive representation and their 
evaluation standards of training effect. Neuchatel: Delachaux et Nieslé/Heerlson, 
The Netherlands: Heerlson 
20.   Reigeluth, C (ed.),  Instructional Design Theories and Models. Hillsdale, NJ: 
Erlbaum Associates 
21.   Salas, A. (2013, Feb 04). The emergence of free online education. In The Hispanic 
Outlook in Higher Education, 23(1), (phương pháp. 14-15) 
22.   Savery, J. R. (2006). Overview of Problem-based Learning: Definitions and  
Distinctions. Journal of Problem-based Learning, 1(1) 
23.   Scandura, J.M.  (2004). Structural Learning Theory: Current Status and New 
Perspectives. Available at http://www.scandura.com/publications.htm 
24.   Schank, R.C. & Abelson, R. (1977).  Scripts, Plans, Goals,  and Understanding. 
Hillsdale, NJ: Earlbaum Assoc 
25.   Siemens, G. (2005). Connectivism: Learning as Network-Creation, Learning 
Circuits, November 2005, Retrieved     , from 
http://www.elearnspace.org/Articles/networks.htm 
26.   Siemens, G. (2005). Connectivism: A learning theory for the digital 
age, International Journal of Instructional Technology & Distance Learning, 2(1) 
27.   Smith, M. K. (1997). "John Dewey". The encyclopedia of informal education. 
Retrieved 2012-12-04 
28.   Sweller, J. (1988),  Cognitive load during problem  solving: Effects on learning, 
Cognitive Science, 12, 257-285 
29.   Sweller, J. (1999), Instructional Design in Technical Areas, (Camberwell, Victoria, 
Australia: Australian Council for Educational Research. 
30.   Tharp, R. & Gallimore, R. (1991). Rousing minds to  life. Cambridge, UK: 
Cambridge University Press 
31.   Vygotsky, L.S. (1978). Mind in society. Cambridge, MA: Harvard University Press 
32.   Wood, D. (1976). "The role of tutoring in problem solving". Journal of Child 
Psychology and Psychiatry 17: 89–100. 
33.   http://www.learning-theories.com/cognitivism.html 
34.   http://ryan2point0.wordpress.com/2010/01/12/taxonomy-of-learning-theories/ 
35.   http://www.21stcenturycollaborative.com/2007/02/connectivism-online-conference/ 
36.   http://www.connectivism.ca/about.html 
37.   http://www.eurodl.org/?article=579 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét