Truyện ngắn
của Hồ Ngọc Vinh
..Tùng…Ùng….Tùng…Tùng…Tiếng trống
hội đã vang lên trong làng.
…مم.Tù…Tù..Tiếng
tù và đã vang lên trong làng.
- Họ đang luyện tập đấy. Tết
này, thôn tổ chức hội làng- Cụ Ký nói với cụ Thắm. Đôi mắt và
khuôn mặt cụ sáng lên niềm vui. Miệng nở nụ cười tươi đầy ẩn ý.
- Ông cứ như đứa trẻ vậy! Thành ông, thành cụ rồi
đấy nhé!- Cụ Thắm nói vậy chứ
tính nết của cụ ông thế nào, sáu mươi năm nay làm gì không hiểu. Lòng cụ Thắm cũng không kém
niềm vui phơi phới mỗi khi năm hết, tết đến, làng tổ chức hội xuân.
Bé Hoa hỏi cụ Ký: Cụ ơi! Lễ hội là gì ạ? Người ta
làm gì trong lễ hội? Cháu có được xem lễ hội không?
Trước câu hỏi của cháu gái, thật khó cho cụ Ký giải
thích. Cụ Ký nói: tức là người ta rước kiệu ấy, rước kiệu quanh
làng ,rồi rước nước nữa. Cụ sẽ cho cháu xem lễ hội.
Bé Hoa chẳng hiểu lễ hội là gì nhưng đôi mắt nó
sáng lên long lanh.
Năm nay ngoài 80, cụ Ký mái tóc bạc như cước, song khuôn mặt nước da vẫn hồng, thần
thái minh mẫn, đặc biệt là ánh mắt cụ bộc lộ vẻ linh hoạt. Cụ Ký là già
làng. Cụ có niềm say mê đặc biệt với phong tục, tập quán của làng, đặc
biệt đối với các loại hình lễ hội. Cụ nắm rõ từng chi tiết các hoạt động lễ hội,
cũng như những lễ nghi truyền thống. Cụ dày công sưu tầm, sao chép lễ
nghi ở mỗi lễ hội, tặng cho làng cái cờ thần rộng đến 16 mét vuông.
Làng thường cắm cờ thần bên đình mỗi khi xuân đến. Bởi vậy trong các
hoạt động văn hóa, phong tục của làng, lớp trẻ vẫn thường đến hỏi
cụ. Trong những hoạt động có lễ nghi mang tính tôn giáo, cụ Ký
thường là người tổ chức và chủ trì tế lễ.
Cuối năm, lúa xuân đã cấy xong, trên các cánh đồng
bãi ven sông, mọi người cũng vừa xong việc tra lạc. Kết thúc đợt rét
cuối năm là trận mưa như trút nước. Sau đó trời tạnh hẳn. Buổi sáng
mặt trời ló lên, bỡ ngỡ trước không gian của những ngày đầu xuân,
trải những tia nắng vàng ấm áp
xuống làng mạc, ruộng đồng. Những hạt mưa xuân rất nhẹ rơi không đủ
ướt mặt sân. Trong vườn, cây đào vừa mới đơm nụ. Lác đác có bông nở,
xòe năm cánh hoa phớt đỏ, khoe nhị hồng. Bưởi cũng đã ra hoa, những
bông bưởi trắng nở tung tỏa mùi hương thơm ngát vào không gian.
Mùa xuân đã tới.
Trong niềm niềm vui phới phới khi mùa xuân rạo rực ùa vào lòng
người, cụ Ký nhớ lại tuổi thanh niên. Ngày ấy (anh Ký) vóc người
lực lưỡng, ngực vồng lên thành múi, đến nỗi bọn thanh niên làng nổi
hứng lấy tay chộp ngực ngỡ như chộp ngực gái làng. (Anh Ký) có khuôn mặt vuông vức, nước da nâu rám,
giọng nói trầm, âm vang biểu lộ nội lực sung mãn. Cha mẹ và tuổi thơ
bên con sông Hồng phú cho anh cơ thể cường tráng, nghị lực và tâm hồn
rộng mở, phóng khoáng như ngọn gió
suốt ngày rộng dài bên cánh bãi. Vào những dịp làng mở hội,
anh được chọn cầm long đao đi trước đám rước. Sau anh là những trai
đinh cầm đao, người cầm bửu kiếm, đội tế gồm các cụ bô lão trong làng,
tiếp đến là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng do đám trai đinh khiêng..
nữa là cái võng đào. Bên cạnh võng đào là những nữ quan trong sắc
phục áo mớ ba màu vàng… . Đám rước đi trong tiếng trống thì thùng
và tiếng nhị, tiếng kèn rúc thôi thúc.
Lễ hội xuân năm ấy là cơ duyên của anh với (chị
Thắm). Chị mặc cái áo mớ ba màu vàng đi trong đám nữ quan. Người
chị thon thả, chắc nịch, đôi má hồng rạng rỡ và đôi mắt chị sóng
sánh tình cảm Anh Ký đứng chết
trân, lặng người trước vẻ đẹp thôn dã lôi cuốn ấy.
Chị Thắm đã trở thành vợ anh.Đến nay đã trải qua 60
mươi xuân. Thời gian đủ cho một vòng quay của tạo hóa, của âm dương để
xuân này lại trở lại năm Ất Mùi.
Năm nay làng sẽ tổ chức lễ hội rước nước và rước
kiệu. Cụ Ký kể với chắt Hoa: Cháu a.! Lễ hội rước nước của làng
có tục từ tích Linh lang Đại vương, người lập nhiều công trạng, giúp Vua giữ yên bờ cõi
phương nam, phương bắc. Một lần sau khi bình được giặc nam, người cùng
quân đội đã qua đây, dựng trại. Chắt Hoa mắt sáng lên, khuôn mặt nó
lộ vẻ linh động kỳ lạ. Chắt Hoa hỏi: Thế rồi sao nữa? Cụ kể cháu
nghe đi. Cụ Ký tiếp: Không may quân sĩ tự dưng bị căn bệnh lạ. Dân làng
lấy cót che doanh trại tránh gió
để ngăn bệnh phát tán, mang gạo,
giò chả, củi giúp quân quan. Lần ấy khi trở về triều, Đức Hoàng Lang
tâu với Vua đặt tên làng ấy là làng cót, và cho hàng năm mở hội
rước nước , rước kiệu để ghi nhớ công trạng của người anh hùng và
tấm lòng nhân hậu của làng……..
Sáng nay, thôn tổ
chức cuộc họp quân dân chính bàn về việc tổ chức lễ hội. Anh Cường
mặc quần ka ki màu xám, cái áo trắng dài tay. Vốn nhiều năm là sĩ
quan quân đội nên trước dân làng luôn
giữ được tự tin, đĩnh đạc. Nhiều năm qua, với tư cách là trưởng thôn,
anh bận rộng suốt ngày với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, các
hoạt động văn hóa tâm linh. Anh nói
bằng giọng xúc động:
-
Thưa
các cụ, các ông , các bà, các anh , các chị! Năm cũ sắp qua đi, xuân
mới
đang về với làng
quê chúng ta. Theo tục lệ, cứ hai năm một lần làng tổ chức hội
xuân. Lễ hội diễn ra trong hai ngày.
Ngày mồng hai và ngày mồng ba. Ngày thứ nhất tổ chức rước nước.
Ngày thứ hai, tổ chức rước kiệu,
rước cỗ. Các cụ, các ông, các bà cho ý kiến..
Ông Thình: Thì cũng như những lần trước thôi. Giữ gìn
phong tục, tập quán văn hóa để đoàn kết dân làng, giáo dục văn hóa
truyền thống cho con cháu. Tôi đề nghị lập ban tổ chức để thực hiện.
Cụ Ký chủ trì cho nghi lễ và cúng tế.
Cụ Ký: Tôi tuổi cao rồi. Để lớp trẻ làm!
-
Lớp
trẻ chưa thuộc được chuyện đó đâu. Không có cụ tư vấn, con cháu làm
chệch choạc mất đi tính nghiêm túc và linh thiêng- Ông
Thinh nói.
Cụ Ký nói: Lễ hội cần tổ chức đúng nghi lễ, trọng
thể vui vẻ. Thôi được! Nếu bà con tín nhiệm, năm nay tôi sẽ tham gia
vào ban tổ chức lễ hội, chủ tế…
Cụ Ký nói
với anh Cường trưởng thôn: cần nên danh sách 18 thanh niên cao to, khỏe
mạnh mang binh khí, chục lực điền khênh kiệu. Nữ quan cần chọn thanh
niên đồng trinh…Đội tế, tôi sẽ lên danh sách báo cho họ. Từ hôm nay làng
phải chuẩn bị kiệu, võng, đồ tế , lễ…mỗi việc anh nên giao cho một
người trông coi.
Vậy là năm mới đã sang. Ngày mồng hai, buổi sáng, mưa
xuân lắc rắc rơi, khí trời ấm áp hẳn lên. Trời hơi có sương. Con,
cháu, chắt của cụ Ký về ăn tết với các cụ từ sớm. Từ lâu nay hai
cụ là cái gốc cho con cháu tề tựu, sum họp. Cả nhà vài chục người
quây quần bên mâm cơm tết. Cụ Ký mặc áo dạ màu đen, da mặt hồng hào,
thần thái anh minh. Cụ Thắm mặc cái áo choàng nhung màu xanh cổ vịt,
bên trong vận thêm cái áo len, khuôn mặt cụ tươi vui. Hai cụ ngồi ở mâm
giữa, vui vẻ ngắm con cháu đầy đàn về chúc tết. Ông trưởng Hưng nói: thay mặt gia đình
chúc các cụ, chúc mọi người trong gia tộc , năm mới an khang, gặp
nhiều may mắn.! Sau bữa cơm gặp mặt đầu năm này. Các cô các chú cho
bọn trẻ đi xem hội. Hôm nay có lễ rước nước.
Mặt sông Hồng phủ
một lớp sương mờ, khiến khung cảnh như mơ, như thực. Dân làng trong
trang phục mới xúng xính đứng bên
bờ sông, nhìn theo con thuyền đang
từ từ tiến ra giữa dòng. Cờ hội được cắm ở mũi thuyền, trên các
mui thuyền.. Những lá cờ hội nhẹ bay trong gió xuân. Lớp trai đinh cầm
binh khí đứng hai bên mạn thuyền. Cụ Ký tay cầm ca cùng cụ Mừng chao, vục nước trong từ giữa
dòng cho vào cái chóe sứ cổ. Đứng ngay cạnh đó là trưởng thôn Cường
bảnh chọe trong bộ com lê đen, khuôn mặt lộ vẻ trang nghiêm thành kính.
Anh giữ cái chóe cổ cho khỏi nghiêng. Nguồn nước tinh khiết trong mát
của con sông Hồng này sẽ được đưa về đình dùng tế lễ trong năm. Con
thuyền quay về bãi. Tiếng trống thì thùng vang vọng cả mặt sông.
Tiếng tù và rúc lên hối thúc lòng người.
Ngày hôm sau, làng tổ chức rước cỗ. Bọn trẻ con cầm những lá cờ hội
chạy tớn lên phía trước. Trai đinh gồm 16 người lực lưỡng khỏe mạnh,
đi đầu là tốp đinh trong trang phục
áo lậu màu đỏ cầm long đao, sau là
tốp đinh trong trang phục áo lậu màu xanh cầm bửu kiếm. Các cụ già
làng đàn ông mặc áo tế màu đỏ, in chìm chữ thọ, đàn bà trong sắc
phục lễ màu gụ, hoặc màu tím. Tiếp đến là kiệu mới được sơn son
thếp vàng, nữa là võng cùng với
các nữ quan đi hai bên trong sắc phục áo mớ ba màu vàng. Dân
làng đi theo đám rước vui vẻ, cười nói. Tiếng trống chèo,
tiếng nhị, tiếng tù và rúc lên gọi mùa xuân tươi mới đến với đất
trời với mọi người. Con Hoa đứng cạnh bố, nhìn thấy cụ Nội trong
đám tế, bỗng nhảy cẫng lên, lấy tay chỉ: cụ Nội kìa! Cụ Nội Kìa! Bố!
Đám rước đi quanh làng. Mọi người trong các gia đình
đem gạo vãi ra ngõ, đặt mâm lễ ở đầu ngõ, đón đám rước mang lộc
xuân đến cho muôn nhà, cho mọi người.
Hưng
Yên, tháng 11 năm 2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét