Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

LẬP HOẠCH DẠY HỌC TIẾP CẬN TÍCH HỢP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN


Bài đăng trên tạp chí khoa học dạy nghề số tháng 12 /2015

       Ths. Hồ Ngọc Vinh, Đoàn Thanh Hòa, Nguyễn Thị Liễu.
1.Đặt vấn đề
Lập kế hoạch dạy học tiếp cận tích hợp trong đào tạo nghề có cơ sở từ tính chất tích hợp của nội dung khoa học kỹ thuật, từ định hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học và từ mô hình dạy học định hướng hành động. Về mặt pháp lý kế hoạch dạy học tiếp cận tích hợp được soạn theo mẫu giáo án tích hợp được quy định  trong quyết định 62/2008/QĐ -  BLĐTB&XH.
Nhiều năm qua, Tổng Cục Dạy Nghề đã mở nhiều lớp bồi dưỡng giáo viên về dạy học tích hợp, hướng dẫn soạn giáo án tích hợp. Tuy  nhiên vẫn còn đó những băn khoăn thắc mắc của  giáo viên về soạn và thực hiện giáo án tích hợp trong thực tế.
Bài viết này đi tìm lời giải đáp những  thắc mắc nói trên, đồng thời muốn cùng giáo viên các cơ sở dạy nghề nhận thức lại về sư phạm tích hợp và dạy học tích hợp.
Trước khi nói về biên soạn giáo án thực hành  theo tiếp cận dạy học tích hợp, thiết nghĩ cần thống nhất một số  vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận sau:

2. Cơ sở lý luận về sư phạm tích hợp và dạy học tích hợp
2.1. Khái niệm về tích hợp

Thuật ngữ tích hợp được sử dụng từ lâu trong giáo dục và đào tạo. Một cách khái quát nhất, tích hợp được hiểu là: sự tích lũy, sự hợp nhất, sự nhất thể hóa kết tạo thành đối tượng mới. Tích hợp là một nguyên tắc của sự phát triển và cấu trúc nội dung các khoa học. Nguyên tắc này chi phối quá trình đào tạo từ việc phát triển chương trình tới tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá  thành tích học tập của học sinh trong quá trình đào tạo. Có các kiểu chương trình tích hợp sau:
-  Tích hợp đa môn ( Multidisciplinary Integration): Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan.Trong tích hợp đa môn lại có các kiểu tích hợp trong nội bộ môn học; tích hợp kiểu lồng ghép..vv
-  Tích hợp liên môn ( Interdiciplinary  In tegration): Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn.Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.
-  Tích hợp xuyên môn ( Transdiciplinary Integration): Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học . Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào  thực tế của cuộc sống. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án (project-based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum).
-  Theo Xavier Roegiers: sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực  cụ thể có dự tính trước những điều kiện cần thiết cho hoc sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc  sống lao động. Cũng theo hướng tích hợp DHCKH với CN, gắn học và hành, Xavier Roegiers cho rằng giáo dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở HS các năng lực hành động, xem năng lực (compétence) là khái niệm cơ sở" của khoa sư phạm tích hợp (pédagogie de l'intégration).
2.2. Khái niệm về dạy học tích hợp
Theođịnh nghĩa của NCRELguồn HTTP://WWW.ncrel.org/Sdrs/areas/Student/ at7lk12.ht:  “Dạy học tích hợp hay dạy học theo chủ đề ( thematic íntruction) là cách tiếp cận liên ngành, theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học  nhỏ để người học  có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ mới những gì họ đã biết và trân trọng…”.
Dạy học tích hợp các khoa học được UNESCO định nghĩa  là một cách trình bày các khái niệm và các nguyên lý khoa học, tránh nhấn quá mạnh  hoặc quá sớm sự  sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau. Ngoài các hoạt động riêng lẻ cần có hoạt động tích hợp  sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng, thao tác đã lĩnh hội một cách rời rạc vào giải quyết vấn đề.
            Trong bài viết Một số vấn đề về dạy học  tích hợp trong đào tạo nghề đăng trên Tạp chí Giáo dục số tháng….năm, đã nhấn mạnh: dạy học tích hợp trong đào tạo nghề là dạy học định hướng vào mục tiêu hình thành năng lực thực hiện cho người học, đảm bảo sự vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong các hoạt động tổng hợp để giải quyết các nhiệm vụ học tập; (công việc học tập)  mang tính dự án, giải quyết tình huống.
            Có nhiều mức độ của dạy học tích hợp, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong bài, tích hợp toàn diện.
            Tích hợp trong chương trình được thể hiện trong việc bố trí các môn học, Mô đun trong các học kỳ, năm học, đảm bảo mối liên hệ giữa các môn “MH”chung MH cơ sở ngành, MH chuyên ngành ; mối liên hệ giữa các MH với các Môdun “ MD”  ; giữa lý thuyết với thực hành.
            Đối với dạy học các MD năng lực, Tích hợp trong  MD đảm bảo mối liên hệ giữa các đề mục trong MD. Ở mức đô này khi thực hiện các MD , có  thể dạy lý thuyết của MD trước sau đó tổ chức hướng dẫn luyện tập/ thực hành.
            Tích hợp trong bài trong các MD, đảm bảo mối liên hệ giữa Lý thuyết chuyên môn và thực hành/luyện tập. Có thể dạy lý thuyết cần cho việc thực hiện nhiệm vụ/ công việc trước sau đó tổ chức thực hành/ luyện tập.
            Tích hợp toàn diện . Ở mức độ này, người ta phân  tích quy trình thành các nguyên công/ bước. Ví dụ: tiện bậc gồm có các bước: chuẩn bị; khỏa mặt đầu, tiện các mặt bậc….Xác định tri thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện nguyên công/ bước, sau đó tổ chức dạy lý thuyết của Nguyên công/ bước công nghệ trước rồi tổ chức thực hành/ luyện tập.  Phương án này trong thực tế dạy thực hành ít sử dụng, bởi quá chi tiết, tỉ mỉ;  vụn vặt hóa nội dung, cấu trúc các hoạt động dạy học cũng vì thế trở nên phức tạp khó thực hiện.
            Kết thúc học tập mỗi tiểu kỹ năng trong các bài, kết thúc mỗi MD bao giờ cũng có kiểm tra, đánh giá. Người học chỉ được phép học nội dung tiếp theo khi kết  quả kiểm tra đánh giá thành tích học tập của họ đáp ứng được các tiêu chí theo chuẩn của năng lực.
           
Một số chú ý trong các khái niệm trên đây, đó là cách nhìn tổng thể về cấu trúc liên ngành của nội dung đào tạo để cấu trúc chương trình; mục tiêu đào tạo phải hướng tới là hình thành các năng lực thực hiện cho người học.
          Muốn thực hiện bài giảng thực hành theo tiếp cận tích hợp cần lập kế hoạch giáo án có cấu trúc logic tiến trình, cấu trúc hoạt động dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá  thể hiện được triết lý dạy học định hướng năng lực thực hiện, dạy học tích hợp.
          Việc gắn kết hữu cơ giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong các MD, trong các bài, hoặc trong các nguyên công chỉ là cách thức/ biện pháp thực hiện nội dung bài giảng lý thuyết/ thực hành theo tiếp cận tích hợp.
          Để tránh vụn vặt, khó thực hiện, mỗi nguyên công hoặc bước công việc có thể được tách ra thành một tiểu kỹ năng khi nó tương ứng với một công việc, có một quy trình thực hiện, có sản phẩm trung gian, có kiểm tra đánh giá. Ví dụ khi chế tạo một chiếc trục. Có thể có các nguyên công tiện trục, phay rãnh.. thì tương ứng có thể tách tiện trục, phay rãnh thành các tiểu kỹ năng khác nhau để lập kế hoạch bài giảng.
Lưu ý bài giảng thực hành gồm nội dung lý thuyết thực hành, đảm bảo cho người học sau khi lĩnh hội có khả năng thực hiện trọn vẹn một công việc theo chuẩn, hay có được một kỹ năng nhất định. Việc soạn  giáo án có thể soạn giáo án ca, hoặc giáo án bài.

3.Lập kế hoạch dạy học theo tiếp cận tích hợp gồm một số nội dung sau:

a Nhận dạng các kiểu bài dạy học trong môđun, xác định tên bài
Chủ yếu là các bài với mục tiêu hình thành năng lực thực hiện, có lý thuyết và thực hành lồng ghép, công việc có tính chất tình huống, dự án. Tên bài lấy trong chương trìnhđào tạo đã được bộ LĐTBXH & TCDN ban hành.
b. Mô tả mục tiêu học tập:
Có thể mô tả năng lực thực hiện công việc;
Có thể mô tả mực tiêu học tập  theo cấu trúc nội dung gồm: mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu thái độ theo cách phân loại các mức độ của Blooom.
c. Xây dựng nội dung
Tích hợp nội dung trong đào tạo nghề là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức lý thuyết cần thiêt liên quan (môn chung , cơ sở ngành, lý thuyết chuyên môn) và kỹ năng thực hành nghề tương ứng thành một nội dung kỹ năng nhất định, nhằm đem đến cho người học các năng lực thực hiện công việc, nhiệm vụ cụ thể.
Trong dạy học tích hợp kiến thức lý thuyết được học ở mức độ cần thiết đủ để hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các NLTH. Lý thuyết và thực hành được dạy và học tích hợp với nhau. Các học liệu được soạn thảo và chuẩn bị thích hợp với các NLTH.
-Nội dung lý thuyêt
+ Kiến thức về nguyên vật liệu, phôi liệu đầu vào
+Kiến thức để chọn dụng cụ, thiết bị thực hiện kỹ năng và kiểm tra
+ Kiến thức để tính toán và phân tích các thông tin đầu vào
+ Kiến thức về sử dụng dụng cụ và kỹ thuật thực hiện thao động tác
+ Kiến thức để đảm bảo an toàn lao động
-Nội dung thực hành
+ Theo nội dung các bước , các nguyên công trong quy trình thực hiện công việc.
c. Xây dựng cấu trúc bài giảng tích hợp
-         Theo mẫu chung: dẫn nhập, đặt vấn đề, giaỉ quyêt vấn đề, kết thúc vấn đề.
-         Chú ý tới các tiểu kỹ năng
-         Hoạt động học tập lý thuyết, thực hành giải quyêt vấn đề ở mỗi đơn vị cấu trúc này
-         Trong xây dựng cấu trúc  của bài tích hợp còn phải chú ý tới cấu trúc của dạy học định hướng năng lực thực hiện.
d. Dự kiến hoạt động phương pháp dạy học
-         Theo mẫu hoạt động hình thành năng lực
-         Định hướng tích cực ( lấy người học làm trung tâm)
-         Định hướng phương pháp dự án, tình huống, giải quyết vấn đề
e. Chuẩn bị điều kiện thực hiện
4. Thực hiện bài tích hợp
1 Tuyên bố mục tiêu ( dẫn nhập)
.2. Tổ chức cho người học nghiên cứu những lý thuyết liên quan đến việc thực hiện kỹ năng.
Việc nghiên cứu lý thuyết có thể dựa trên mô hình, bản vẽ, vật thật hoặc trong các tài liệu kỹ thuật thông qua thảo luận của người học hoặc thông qua việc trao đổi của người học với giáo viên.
3. Hướng dẫn thực hiện kỹ năng
Có nhiều cách khác nhau để giáo viên hướng dẫn người học luyện. Cách được giáo viên sử dụng phổ biến hiện nay là giáo viên làm mẫu để học sinh quan sát, bắt chước và làm theo. Tuy nhiên, không phải kỹ năng nào cũng bắt buộc giáo viên phải làm mẫu, giáo viên có thể sử dụng phiếu hướng dẫn thực hiện và phiếu kiểm tra qua trình để hướng dẫn người học thực hiện kỹ năng. Một số kỹ năng người học có thể học được bằng cách làm thử và sai. Với cách học này, giáo viên tổ chức cho người học tự thực hiện kỹ năng và nếu họ làm sai ở lần trước thì họ sẽ thực hiện lại đến khi thực hiện đúng kỹ năng.
 4. Tổ chức thực hành từng bước có hướng dẫn và thực hành độc lập
Tùy vào điều kiện và từng kỹ năng cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành độc lập hoặc thực hành theo nhóm đôi. Giáo viên nên phát bản quy trình thực hiện kĩ năng hướng dẫn người học thực hành theo phiếu hướng dẫn. Mức độ quan sát và chỉ dẫn của giáo viên sẽ giảm dần qua từng giai đoạn. Đến cuối giai đoạn thực hành độc lập, học sinh đã có thể thực hiện được kĩ năng theo đúng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và thời gian. Giáo viên cần đánh giá sự thực hiện của học sinh ở cuối giai đoạn này để có thể chuyển sang bài dạy kĩ năng khác.
5. Hướng dẫn tự đánh giá
Giáo viên tổ chức và hướng dẫn người học đánh giá dựa trên các tiêu chí và chỉ số về sản phẩm. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá bao gồm: năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu và thiết bị sử dụng, việc đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc. Giáo viên có thể sử dụng phiếu đánh giá quy trình và phiếu đánh giá sản phẩm để hướng dẫn hoạt động tự đánh giá của người học.
 Lưu ý
          Cấu trúc của giáo án tích hợp được xây dựng trên cơ sở cấu trúc dạy học định hướng năng lực thực hiện, cấu trúc giải quyết vấn đề. Các phương pháp dạy học phù hợp với bài giảng tích hợp là kiểu phương pháp phức hợp như: Phương pháp tình huống, phương pháp làm việc trong và bằng dự án, phương pháp bốn giai đoạn, sử dụng phiếu hướng dẫn.
4. Những điều cần bàn

Một trong những nội dung quan trong khi lập kế hoạch giáo án là phải xác định logic tiến trình của bài dạy. Trong bài viết “từ nội dung đến hoạt động phương pháp” đăng trên tạp chí giáo chức số tháng 7 năm .2015, tác giả cho rằng logic tiến trình của bài dạy được xác định trên cơ sở của cấu trúc nội dung- sự phát triển của nội dung và logic của nhận thức. Và từ logic tiến trình kết hợp với mô hình dạy học, triểt lý dạy học, giáo viên xác định các hoạt động dạy học, phương  tiện dạy học và thời gian cho các tình huống dạy học.
Logic tiến trình trong mẫu giáo án tích hợp được xây dựng trên cơ sở của logic giải quyết vấn đề, có các bước sau: Dẫn nhập- nêu vấn đề- giải quyết vấn đề- kết thúc vấn đề. Theo cấu trúc Logic này, giáo viên khi soạn giáo án, không thấy rõ được những việc cần phải làm, do không  phản ảnh cấu trúc nội dung, quy luật của sự phát triển ký năng, kỹ xảo, trừu tượng dẫn đến khó khăn cho giáo  viên khi soạn giáo án,  cho dù sau đó có hướng dẫn soạn giáo án tích hợp trong đó  phần giải quyết vấn đề  có các mục tiểu kỹ năng trong các tiểu kỹ năng có các phần: lý thuyết của tiểu kỹ năng, luyện tập hình thành tiểu kỹ năng.
Do vậy cần phải thống nhất ở điểm sau: Đối với giáo án thực hành có sự gắn bó hữu cơ giữa Lý thuyết của kỹ năng với luyện tập thì cấu trúc logic tiến trình một mặt phải phản ánh được cấu trúc của nội dung lý thuyết, mặt khác phải phản ánh được quy luật của sự nắm vững và vận dụng các kỹ năng kỹ xảo, công việc phải thực hiện được, đáp ứng các tiêu chí đánh giá ứng với chuẩn năng lực đó. Tức là trên cơ sở  lĩnh hội tri thức của kỹ năng, luyện tập giải quyết nhiệm vụ/  công việc mà người học có được năng lực. Cũng xin lưu ý rằng để có kỹ năng, năng lực việc luyện tập không chỉ diễn ra một lần mà có thể nhiều lần tùy vào năng lực nhận thức, xu hướng và tư chất của người học.
Bên cạnh đó, khi xác định các hoạt động dạy học ứng với các bước dạy học tức logic tiến trình cần phải dựa vào mô hình học tập định hướng hoạt động. Các hoạt động dạy học phải phản ánh được logic của giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ/ công việc học tập; bởi chỉ có trên cơ sở của hoạt động tích cực của người học, lĩnh hội kiến tri thức, luyện tập thực hiện công việc tổng hợp người học mới phát triển được năng lực theo chuẩn đặt ra.
            Để phù hợp với quy luật của sự phát triển kỹ năng và kỹ xảo, phù hợp với cấu trúc các bước ( các pha ) của dạy học tích hợp, có thể áp dụng cấu trúc bài giảng như sau theo tiếp cận dạy học tích hợp

TT
Logic tiến trình của bài
Mục tiêu các bước
Nội dung
1
Dẫn nhập
Tạo nhu cầu, động cơ cho lĩnh hội tri thức kỹ năng, kỹ xảo mới;
Hình thành động cơ học tập;
Thông hiểu về nhiệm vụ/ công việc cần  thực hiện
Tùy vào chủ đề/ công việc để thiết kế tình huống có liên quan;
2
Tổ chức lĩnh hội tri thức cần cho việc thực hiện kỹ năng

-Người học lĩnh hội , vận dụng được tri thức liên quan đến thực hiện kỹ năng;
Nội dung là các khái niệm, cấu tạo, nguyên lý kỹ thuật.. cần để thực hiện kỹ năng
3
Tổ chức xây dựng các phương án thực hiện công việc

-Người học xây dựng được các phương án/ quy trình thực hiện công việc.
Quy trình, nguyên công/ bước thực hiện nhiệm  vụ/ công việc;
4
Tổ chức thực hiện công việc/ luyện tập để hình thành kỹ năng

-Vận dụng kiến thức vào thực hiện nhiệm vụ/công việc
Hình thành kỹ năng
Nội dung thực hiện quy định trong các bước hoặc nguyên công công nghệ.
5
Kiểm tra đánh giá: có thể kiểm tra quá trình, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hình thành kỹ năng kiểm tra đánh giá;
Đánh giá kết quả học tập, mức độ năng lực.
Theo nội dung các tiêu chí ứng với chuẩn năng lực.

 Nếu người học không đạt chuẩn kỹ năng/ năng lực cần phải được luyện tập lại.
            Mặt khác, sư phạm tích hợp, dạy học tích hợp đã được nghiên cứu vận dụng trong giảng dạy từ rất lâu nay. Dạy học tích hợp không chỉ được áp dụng trong thực hành ở những bài giảng có sự gắn kết hữu cơ giữa tri thức thực hiện kỹ năng với luyện tập thực hiện công việc. Với mục tiêu phát triển năng lực ở người học, lâu nay dạy học tích hợp được áp dụng ở cả các môn học tưởng  như thuần có tri thức lý thuyết như văn, sử, vật lý, toán..vv. Trong dạy học kỹ thuật cũng có thể áp dụng để tổ chức dạy học các học phần/ môn học như Vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuât, tin học đại cương…vv.
Để dạy học tiếp cận tích hợp,  cấu trúc logic tiến trình của  bài giảng bên cạnh cấu trúc logic cứng, còn có cấu trúc logic phụ linh động tùy vào mục tiêu nội dung để xác định có thể gồm  các tình huống:
Hướng dẫn vận dụng kiến thức , kỹ năng thuộc lĩnh vực khác có liên qua để lĩnh hội tri thức, kỹ năng , kỹ xảo mới.
Vận dụng kiến thức , kỹ năng vừa lĩnh hội để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ chuyên môn có tính chất lý thuyết.
Liên hệ giữa kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội với các tri thức kỹ năng thuộc lĩnh vực khác có liên quan.
Thực hành…
Kiểm tra
Dạy học  tích hợp, sư phạm tích hợp không chỉ được vận dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong dạy lý thuyết, thực hành còn được áp dụng trong giáo dục phổ  thông, giáo dục Đại học. Việc mặc định tên: Giáo án tích hợp dùng cho các bài thực hành có gắn kết giữa lý thuyết chuyên môn với thực hiện nhiệm vụ/ công việc - luyện tập rất có thể dẫn đến sự nhầm lẫn cho rằng các kiểu bài giảng khác không thực hiện được các hoạt động tích hợp dạy học. Nên chăng về cơ bản trong đào tạo nghề chúng ta nên có hai mẫu giáo án. Một mẫu giáo án dùng cho giảng dạy lý thuyết đã được phổ biến trong quyết định 62/2008/QĐ -  BLĐTB&XH và mẫu giáo án thực hành ( cần xây dựng mới).
Mẫu giáo án thực hành này, trên cơ sở của phân tích về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên có thể định dạng như dưới đây.  Mẫu giáo này phản ánh các hình thức  tích hợp dạy học, logic của nội dung, của nhận  thức tri thức, luyện tập phát triển kỹ năng , kỹ xảo hình thành năng lực theo mục tiêu của bài, của chương trình đào tạo nghề. Việc làm này có thể đưa đến cách hiểu chính xác về sư phạm tích hợp và dạy học tích hợp, thuận lợi cho giáo viên trong soạn giảng, tổ chức dạy hoc tiếp cận tích hợp vốn là đòi hỏi cấp thiết để hình thành năng lực cho người học.



                                                  Mẫu số 7.
          Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH

GIÁO ÁN SỐ:.............................
Thời gian thực hiện:.................................................
Tên bài học trước:.....................................................
..............................................................................
Thực hiện  từ ngày........ đến ngày ...........

TÊN BÀI: .......................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng: .................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:.....................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC:                                                             Thời gian:..............................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC. 
                                                     
TT
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
Dẫn nhập
( Tạo chú ý, hình thành nhu cầu, động cơ học tập ở người học....). Nội dung gồm: tình huống dẫn đến giải quyết nhiệm vụ/ công việc học tập, tuyên bố mục tiêu , khái quát về nội dung, nêu  chuẩn của năng lực.



2
Tổ chức lĩnh hội tri thức cần để thực hiện kỹ năng
(Tổ chức hoạt động học tập nhằm lĩnh hội các tri thức cần cho việc thực hiện công công viêc/ kỹ năng).
.........................................
........................................




3
Tổ chức xây dựng các phương án thực hiện nhiệm vụ/công việc.
( Tổ chức hoạt động học tập nhằm xây dựng các phương án thực hiện công việc).
..........................................
...........................................



4
Làm mẫu:
(Thực hiện trình diễn mẫu thao tác hoặc quy trình).



4
Thực hiện nhiệm vụ/công việc/Luyện tập ện
(Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành phát triển năng lực trong sự phối hợp của thầy)
Lần 1.................................
.........................................
Lần 2..............................
........................................
........................................
Lần n................................
........................................
........................................
(Việc kiểm tra được tiến hành sau mỗi lần luyện tập để đối chiếu với chuẩn năng lực để có các quyết định tiếp theo).



4
Kết thúc vấn đề
- Củng cố kiến thức
.......................................
.......................................
......................................
- Củng cố kỹ năng rèn luyện
(Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo)
........................................
......................................
.......................................



5
Hướng dẫn tự học

......................................................................
....................................................................
....................................................................
.....................................................................


VI. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ....................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN
Ngày.....tháng ........năm........
                     GIÁO VIÊN







Tài liệu tham khảo

1. Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề;Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên hạt nhân , năm 2003.
2. Nguyễn Đức trí ( Chủ biên) Hồ Ngọc Vinh, Đinh Công Thuyến, Hoàng Thị Minh Phương; Giáo dục học nghề nghiệp; NXB Giáo dục; 2011.
3. Nguyễn Đức Trí, Hồ Ngọc Vinh; Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề; NXB Giáo dục; Năm 2013.
4. Hồ Ngọc Vinh ( Chủ biên), Nguyễn Thị Cúc, Đoàn Thanh Hòa, Phạm Văn Nin, Phương pháp dạy học chuyên ngành &Kỹ năng dạy học; ĐHSPKT-HY; Năm 2013.
5. Guenter Paetzold; Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề; Verlag L.H. Sauer GmbH Heidenberg; 2005.
6. Prof.Dr.Paed.habil.H. Hortsch; Lý Luận dạy học trong đào tạo nghề; Universitaaet Dresden; Năm 2000.