Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Đôi mắt Tây Nguyên

ĐÔI MẮT TÂY NGUYÊN

Trời Tây Nguyên xanh.
Đất trời Tây Nguyên lộng gió,
Vồng lên  những cánh sóng xanh.
Con đường anh đi đầy hoa dã quỳ
Vàng  rực rỡ như cháy lên  khát vọng
Xao xuyến, bồi hồi .

Trên những con đường anh qua
Hoàng hôn,  thành phố lên đèn.
Không gian thoảng hương hoa sữa.
Những cây sao ngạo nghễ vút cao
Đàn chim nào vội về tổ ấm.

Bước chân anh bồi hồi trên đất badan
Biếc xanh muôn cánh rừng café.
Chợt thấy ánh mắt em
Xanh màu xanh đại ngàn.
Đôi mắt em rực sáng như hoa dã quỳ
Bùng lên khát vọng
Đáy mắt em trong như trời Tây Nguyên xanh
Thắm sâu , bồi hồi xao xuyến.
Ánh mắt em dịu dàng , đằm thắm.
Đất ba dan màu mỡ níu chân người.

Ngồi bên em trong Restaurant.
Sáng, công viên vô cùng tĩnh lặng
Gió thoảng hương café.
Nhẹ nhàng se lạnh.
Ta thấy đôi mắt em trong ngần, chan chứa tình yêu.

Ánh mắt em theo anh như hành trang đời người.
Rực rỡ sáng như dã quỳ đang nở,
Đằm thắm như đất đỏ badan.
Anh bâng khuâng mãi hoài trong kỷ niệm
Ánh mắt em xanh màu xanh Tây Nguyên.
                                                          Hưng Yên năm 2015
                                     


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Bài báo khoa học của Thầy Đỗ Thế Hưng 2

  1 
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG 
TÍCH HỢP 

Th.s Đỗ Thế Hưng – Trường Đại học SPKT Hưng Yên 

Bài đăng Tạp chí Giáo dục số 294 
Phát triển chương trình là vấn đề có tính căn bản và tính toàn diện của nhà 
trường và toàn bộ sự nghiệp giáo dục. Chương trình là sự thể hiện tập trung của 
quan niệm, tư tưởng và nội dung giáo dục, cũng là hình thức và con đường chủ yếu 
quán triệt phương châm giáo dục, thực hiện mục tiêu đào tạo. Về một mức độ rất 
lớn, nó quyết định chất lượng giáo dục, từ đó ảnh hưởng đến tố chất quốc dân và 
sức mạnh t ng hợp của một quốc gia.  uy nhiên nhiều năm qua, c ng tác nghiên 
cứu và ứng dụng trong phát triển chương trình giáo dục chưa được quan tâm đ ng 
mức, còn  thiếu đội ngũ chuyên gia có nghề và  làm chuyên nghiệp  trong  lĩnh vực 
quan trọng này. Phát triển chương trình giáo dục như thế nào cho ph  hợp với  u 
thế đ i mới giáo dục hiện nay và đáp ứng được nhu c u của    hội là câu h i đ t 
ra đối với các nhà  trường đại học và các nhà nghiên cứu mà việc giải quyết nó 
trước hết và quan  trọng  là c n phải  tìm  iếm nh ng cách  tiếp cận hiệu quả hơn 
trong việc  ây dựng, phát triển chương trình. 
 ài báo này s  bàn đến một quan điểm định hướng hiện đại trở thành một  u 
thế được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu ứng dụng và đối với nước 
ta cũng đ c biệt ch  trọng trong quá trình đ i mới giáo dục đại học Việt Nam, đó 
là phát triển chương trình giáo dục theo hướng tích hợp. 
1. Phát triển chương trình giáo dục tích hợp 
Tích hợp  (Integrated    h   T                                   c c       h  
 hỏ   ẻ   h  h mộ   hố    hố    hấ ;         ố  c c   h  h phầ  mộ  h    hố     ạ  
 ê  h   hố        bộ”. [1]  
T         h  -         h   h  :   K   hợp  c    ì  ó     ó h            rở 
 h  h mộ  bộ ph   củ  c    h c: Hợp  hấ , hò   h p” 
Tích hợp  hô   phả      ặ  cạ h  h  ,   ê           h   m       m  h p, 
        c c  ố     ợ   h   c c bộ ph   củ   ố     ợ        h     ạ    h  h mộ  
ch  h  h . Tr           c  h     có h         ích hợp: Tích hợp  ọc     loại tích 
hợp dựa trên cơ sở liên  ết hai ho c nhiều m n học thuộc  c ng một  lĩnh  vực 
ho c một số lĩnh vực g n nhau”, cò   ích hợp           tích hợp dựa trên cơ sở 
liên  ết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực  hoa học  hác 
nhau”      q   h mộ  chủ  ề. [1]  
Th   q       m củ   h ề   h   h   học,        c  h   h      ích hợp    
ph  hợp    có h    q ả.  ì   h   ó     h     chủ            m   ch       rì h, 
 ộ      , ph     ph p  ạ  học. 
Chú    ô  q       m rằ  ,                                               
                                                                               
                                                                               2 
                                                                        
                                                                               
                                                                           
                                                                                      
                                                                             
                                                . 
2. Đặc tính quan trọng của chương trình giáo dục tích hợp  
     hì h củ  q       m  ích hợp  r    ph    r    ch      rì h        c 
    h       mô hì h  C   ”  - mộ    r     hữ    c ch     p  c   h    q ả,  ã    
       ợc  r     h            ở h   50  r      ạ  học  rê   h      .  C   ”    
         củ  c c   : Hì h  h  h ý   ở   (C  c      – Th       (        – Tr    
kha  ( mp  m            h  h ( p r    ,    mộ   ề       q ốc          ợc 
hì h  h  h      p ứ    h  cầ  củ  c c     h   h  p    c c bê    ê  q     h c 
 rê          h        r       c      c    hả  ă   củ     h   ê      p  h  c c      
 hức c  bả ,  ồ    h    ẩ  mạ h  ố         c học c c     ă   c   h           
   p,     ă         ạ   ả  phẩm, q    rì h    h   hố  .        mộ  ph     ph p 
       úp   ả  q       ợc h    ấ   ề  h   chố     :  ạ     h   ê    ề   ì (     
 hức,     ă        h    ộ…        m   h            h   ê      h hộ    ợc   r    hức. 
 ô hì h  C   ”      rê  ch ẩ   ầ  r  củ  m       h   hề, m     r         
 h       c c ch      rì h        c có  í h  ích hợp,  h      hích ph     ph p học 
  p  ích hợp, chủ  ộ  , học  rả    h  m củ     h   ê      ạ    ợc ch ẩ   ầ  r  củ  
    h      ạ . 
 ề        C   ”  ã   ả   hích c   h  c   ở  í      ch  mộ  ch      rì h 
       c   ích hợp,  ê    ê   hữ   đặc  tính quan  trọng của một  chương trình 
giáo dục tích hợp, đó là: [2],[3] 
- Ch      rì h        c   ợc    chức      q   h c c ch  ê      h,   ợc 
    cấ   rúc     ch  c c ch  ê      h có  h       ố     h   rợ  ẫ   h   h  ,  r   
       c   ch r       ộc   p      h  . 
- C c     ă   c   h              p,     ă         ạ   ả  phẩm, q    rì h, 
   h   hố           chặ  chẽ     c c mô  học m     í h h   rợ  ẫ   h  ,  hằm 
  ả   ỏ  m    h ẫ    ềm ẩ    ữ  ch  ê  mô      h        hữ       ă      . 
-     mô  học h ặc  rả    h  m học   p  ặ  r  c c ch ẩ   ầ  r  c   h   ề 
      hức ch  ê      h,  ề c c     ă   c   h              p,  ề     ă         ạ  
 ả  phẩm, q    rì h,    h   hố  ,  hằm  ảm bả     h   ê  có   ợc  ề   ả   ph  
hợp ch            củ  họ  r         rò            . 
Tr    q    rì h ph    r    ch      rì h        c  ạ  học h       ,       
       chú   rọ        ộ          cấ   rúc ch      rì h,     q      m         
m   q    rì h      ạ         m   ph     ph p  ạ , ph     ph p học củ        
học,  ồ    h    ề c p     ph           ạ  học cũ    h  q    rì h    h    ,   c 
 h       q ả học   p. Tí h  ích hợp củ  ch      rì h  ẽ  h  h    ở cả  ộ      , 
cấ   rúc    ph      hức      ạ  củ   ó. C   h    :   3 
- Ch      rì h        c  ích hợp nhấn mạnh đến việc tạo ra các dự án 
học  tập m  ở  ó có      ích hợp        hức,     ă      ê      h,        h    cả 
 hữ       ă   c   h  . Thô   q      c  h m         c c       học   p,       
học   ợc ph    r    bả   h  ,   ợc  rả    h  m    rè           hì h  h  h ch ẩ  
      hức,     ă     p ứ    ê  cầ  củ      h      ạ     củ   ã hộ . 
- Tr    ch      rì h  ích hợp,    ồ   r   hức  ẽ  hô    ó    h     r    
 h ô   h  củ  c c học phầ /mô  học m    ô  có    h       ợ  r          ch 
giáo khoa, tạo ra tính mở trong hoạt động nhận thức – học tập. 
- Ch      rì h        c  ích hợp   úp ch  việc nhận thức – học tập của 
người học trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn. N     học chủ  ộ    h m     c c 
 hóm   ả  q     c c       học   p; chủ  ộ    r      ả  q     c c  h  m    học 
  p      ợc  hả  ức       ạ   hô   q   c c  h  m    có  í h mở,  ích hợp c c    
 ă   ch  ê  mô ,   hề   h  p   ê      h,        h     hữ       ă   c   h  . 
Thô   q   ch      rì h        c  ích hợp,       học   ợc  h      hích ý  hức 
     p   ả  q      ấ   ề,  h      hích ứ              hức  h c        ã hộ      
q    rì h học   p,   ợc  h m         mộ  q    rì h        c          . 
- Ch      rì h  ích hợp cũ    ạ    ề       ch        học   ợc  h m     
vào các nhóm sinh viên linh hoạt: có  hữ    hóm c    ch  ê      h  h    ả  
q     c c  h  m    ch  ê  mô  hẹp,    ; cũ   có  hữ    hóm    ê      h    
  ả  q     c c  h  m     ò  hỏ      ích hợp       hức,     ă   củ   h ề      h; 
h ặc  hóm            h,  h ề   ộ     ,  rì h  ộ      ả  q     c c  h  m    có 
mố  q      m    c ch    p c   củ   h ề      h  h   học  h c  h  . 
3. Các phương pháp tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục 
tích hợp 
3 1  P                             (T   M                 A       ) 
Tức             mộ  ch      rì h        c có     ích hợp c c     h/     
ngành      q   h mộ   ấ   ề m   h ề      h  h   học c    q      m. Nhữ   
chủ  ề học   p ch    ch   h ề      h m    hô   q    ó,       học có  h    ả  
q     chủ  ề  rê  c   ở c c  óc  ộ  h   học  h c  h   (xem thêm hình 1) [4]. 
Th   q       m    p c    ích hợp     ngành  (Multidisciplinary 
Integration),          cũ   có  h   ạ  r   hữ       h học            r    mộ  
ch       rì h       ạ . Thí   :     h  ă   - Sử,     h  ă  -    ,     h T    - 
Lí,     h C  –       ử,     h Hó  – Lí, Hóa – Sinh, Hóa –  ầ  … Ở   , học 
si h  h      ìm h     ă  học         ch  ử    c     h      h          . Họ 
  h ê  cứ              ạ  c   h  củ    ch  ử     ọc  ă  học  r     h   kì  ó. Thí 
  : học     h  ọc The Red Badge of Courage bằ            h   r     h    h ê  
cứ  c ộc  ộ  ch     r      ch  ử.    4 
Hình 1. Phương pháp tiếp cận đa ngành 










Tr      ích hợp        h,                     hữ   chủ  ề       rê  c c 
   h   c mô  học  h c  h  ,  h           3 mô  học  rở  ê ,    có  h   h  hú  
      học ở c c  ộ       h c  h  , c c   p học  h c  h  , h ặc cả  r     c    
 h m      h c h     ộc   p       ch học  hô    h     (           ê    p .    c 
  m  ó   m  ạ   h ề   ợ  ích ch        học. S  h   ê    ợc   m    c    cộ     c 
    mọ         r    mộ    p   h       ạ     ề   h     hức       ộ        (c c   hóm 
m         ;   ợc   rả    h  m      h  h       h    b          c  ấ   ề   r    mộ  
q    rì h  h m ph          củ  họ  hô   q    hữ    ả  phẩm  rì h b       ạ   
m  h họ  ch  chủ  ề:      , mô hình,   r  h      …;   ợc học    p   ẫ   h      
 ạ  hă   h  , hứ    hú  r    q    rì h   m    c cộ    ồ  . 
3.2. P                               (T   I                 A       ) 
- T  p  c      ê      h   r    ph     r    ch       rì h        c   ức     xây 
     mộ  ch      trình có  ố     ợ    h     hức – học    p      hữ   ch ẩ       
thức,     ă   ch    ch   h ề      h/         h có   ê  q    m   h   r     h   
c c     h/         h học  ó, phả   ử      c c ch ẩ        hức,     ă   ch    
 ã   ợc  ích hợp  r    ch      rì h. Thí   ,  ích hợp  ử      m    í h     
 r    ch      rì h   ả    ạ  củ   h ề      h   ê  q    chứ  hô   phả         
     ch      rì h     ử      m    í h. 
- Ch      rì h  ích hợp   ê      h có  hữ   chủ  ề,       học   p m  q   
 ó,       học phả   ử            hức củ   h ề      h/         h      ả  q    , 
 ạ    ợc         ố   r   hức củ   h ề      h      h       ạ  mố  q    h ,         
chặ  chẽ   ữ   r   hức  h   học      h       h     h c [5]. Thí   ,           h     
 ích hợp     ă    ọc,     ,         p  r     h   học   ô    ữ h ặc  ích hợp      
 hức   ch  ử,      í,    h   …  r    mộ  ch      rì h   h ê  cứ   ã hộ , h    ích 
hợp    h học,      í, hó  học…   r     h   học  ề   r    ấ . Tr      ích hợp    ê  
ngành (Interdisciplinary Integration), cầ    c    h  hữ       ă  ,  h      m, chủ 
 ề m     c rè       ,    h hộ  chú    ò  hỏ        học phả   ử            hức,    
 ă   củ   h ề      h  h   học. Kh   ó, ch      rì h   ợc    chức xoay quanh 
 hữ   chủ  ề,       học   p có  í h   ê      h [4]. (Xem thêm hình 2) 

Âm nhạc 

Lịch sử 

Thiết kế và 
công nghệ 

Toán học 

Giáo dục 
thể chất 

Địa lí 

Kịch 
nghệ 

Khoa học 

Kiến thức 
gia đình 

Anh ngữ 

Chủ đề   5 
Hình 2. Phương pháp tiếp cận liên ngành 

Th c h    chủ  r         m   că  bả                ề         c    c    m  
 ạ  hộ   ả     ầ    hứ     ã  ề  r ,    c q      r   ,          q       m   ích hợp 
 r       chức  ạ  học    ph    r    ch      rì h        c  ẽ    h         ú       
          h   ấ      h       .        c  ạ  học cầ  c    ó     h  m    h     ầ     
có  h   h         ợc  hữ   ch      rì h        c ph  hợp      h  cầ   ã hộ ,  óp 
phầ   hô              c   chấ    ợ          c           củ  c c  h   r    . 
T I LI   THA  KH O 
1. T                  (1993 , N B  ă  h  , H   ộ  
2. Hồ Tấ  Nh  ,      Th     h Tr  h, (2010), Cải cách vài  ây dựng C Đ  
 ĩ thuật theo phương pháp tiếp cận “CDIO”, N B  HQ  TP, Hồ Chí    h. 
3. Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, Sören östlund & Doris, Brodeur, 
(2007), Rethinking Engineering Education  he “CDIO” Approach. 
4.  Susan M. Drake and Rebecca C. Burns, (2004),  Meeting Standards 
Through Integrated Curriculum. http://www.ascd.org. 
5. Http://cost.ua.edu 

Anh n ữ 

Kh   học 






L ch  ử 






     í 
Chủ đề 
Khái niệm 
(Tích hợp kĩ năng (biết đọc, viết, 
suy nghĩ, tính toán, nghiên cứu…)   6 
SUMMARY 
Làm thế nào để phát triển được chương trình giáo dục cho ph  hợp với  u 
thế đ i mới giáo dục hiện nay và đáp ứng nhu c u của    hội  Đó là câu h i đ t ra 
đối với các nhà trường đại học và các nhà nghiên cứu, mà việc giải quyết nó trước 
hết và quan  trọng  là c n phải  tìm  iếm nh ng cách  tiếp cận hiệu quả hơn  trong 
việc  ây dựng, phát triển chương trình. 
 ài báo này  tập  trung  làm r   thế nào  là phát  triển chương  trình giáo dục 
tích hợp, đ c  tính  quan  trọng  của một  chương  trình  giáo  dục  tích  hợp,  và  các 
phương pháp tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục tích hợp. 

How to develop education curriculum suitably to the educational 
innovation trend and to meet the demands of the society? That is the question for 
all universities and researchers with the foremost and  important answer is to 
find out more effective approaches in developing curriculum. 
This article focuses on clarifying what is  integrated  educational 
curriculum  development, outstanding characteristics of an integrated 
educational curriculum and approaches in developing it. 



Bài báo khoa học của Thày Đỗ Thế Hưng

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ TRƯỜNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP  
Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 

ThS. Đỗ Thế Hưng, ThS. Nguyễn Thế Dân 
Trường Đại học SPKT Hưng Yên 

Bài đăng Tạp chí Dạy và học ngày nay 
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong 
phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất 
nước. Phần lớn lao động qua đào tạo được trưởng thành từ các nhà trường GDNN. 
Chưa khi nào hệ thống GDNN ở nước ta lại có quy mô lớn như hiện nay. Tuy 
nhiên, chất  lượng đào  tạo, sự đa dạng của các  loại hình  trường và đặc biệt  là việc 
đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các nhà trường GDNN còn bộc lộ nhiều bất cập. 
Mô hình nào cho các nhà trường GDNN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc 
tế? Đó  là vấn đề cần được quan  tâm giải quyết  trong xu  thế đổi mới căn bản,  toàn 
diện nền giáo dục nước ta.  
1. Những bất cập trong mô hình nhà trường GDNN ở Việt Nam hiện nay 
Với  tiếp  cận mô  hình  nhà  trường GDNN  theo  chức  năng,  nhiệm  vụ  và  tổ 
chức, từ đó làm rõ về mô hình tổ chức, mô hình đào tạo, mô hình đầu tư tài chính, 
mô hình liên kết doanh nghiệp, mô hình  liên kết thị trường  lao động, mô hình liên 
thông trong khu vực giáo dục nghề nghiệp với khu vực giáo dục hàn lâm, mô hình 
quản lí chất lượng nhà trường v.v…, chúng tôi nhận thấy: 
1.1. Các  trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Trung cấp nghề (TCN), 
cao đẳng nghề (CĐN) đều có mô hình tổ chức, mô hình đầu tư tài chính, mô hình 
liên kết thị trường lao động  tương  đương nhau, hoạt  động  theo những  quy  định 
trong điều lệ nhà trường và các quy định khác của nhà nước nhưng tồn tại những 
yếu tố không hiệu quả hoặc chưa chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu xã hội 
- Cơ cấu tổ chức của các nhà trường GDNN gồm có: [3], [4], [5], [6] 
a) Hội  đồng  trường  (đối  với  trường  công  lập), Hội  đồng  quản  trị  (đối  với 
trường tư thục); 
b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; 
c) Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập; 
d) Các phòng chức năng; 
đ) Các khoa, tổ bộ môn; 
e) Các lớp học; 
f) Các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; 
g) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; 
h) Các đoàn thể và tổ chức xã hội; 
Đối với các trường TCN, CĐN có quy định thêm một thành tố nữa là các đơn 
vị sản xuất, doanh nghiệp (nếu có).  
Trên cơ sở mô hình cơ cấu  tổ chức chung như vậy,  tùy vào điều kiện  thực 
tiễn mà quy mô của mô hình có thể chia nhỏ hoặc gộp lại theo chức năng, nhiệm vụ cụ  thể được các nhà  trường áp dụng cho phù hợp. Điều đó  tạo được sự phát  triển 
bền vững trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong đa số 
các trường GDNN, Hội đồng trường hoạt động không hiệu quả, chỉ mang tính hình 
thức và chưa phát huy được vai trò tự chủ của một cơ sở giáo dục. 
- Mô hình đầu  tư  tài  chính được  thực hiện  theo quy định  tại Nghị định  số 
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, 
tự chịu  trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ,  tổ chức bộ máy, biên chế và  tài chính 
đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành của nhà nước. Trường 
tư thục thực hiện việc quản lí tài chính theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-
CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển 
các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. 
Các nhà trường đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng chính sách thu 
hút đầu tư và trả công cho đội ngũ cán bộ, viên chức vẫn chưa thực sự thúc đẩy chất 
lượng đào tạo thực hành và khích lệ sự sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ; chủ yếu 
vẫn mang tính chất khuyến khích giảng dạy truyền thống hoặc thúc đẩy việc có 
bằng cấp cao để được chi trả lương cao hơn. 
Mặt  khác,  việc  đầu  tư  chưa  trọng  điểm, mang  tính  dàn  trải  và  thiếu  chiến 
lược đã dẫn tới khó có một mô hình chất lượng cao trong đào tạo nghề ở Việt Nam. 
- Việc liên kết thị trường lao động và liên kết doanh nghiệp trong những năm 
gần đây được các nhà  trường  thúc đẩy mạnh mẽ hơn  thông qua  các hoạt động  tổ 
chức hội chợ việc  làm,  thực  tập doanh nghiệp, hợp  tác đào  tạo… Qua khảo sát và 
làm việc trực tiếp với 10 trường TCN, CĐN, TCCN cho thấy, không có sự khác biệt 
đặc  trưng của các  loại hình  trường đó về mô hình  liên kết  thị  trường  lao động và 
doanh nghiệp. Sự thúc đẩy mạnh mẽ các liên kết đó là tùy thuộc vào chính sách ưu 
tiên trong quản lí và sự năng động của các trường, cùng lợi thế về truyền thống, chất 
lượng, đặc thù về ngành nghề, vị trí địa lí… 
Ở một  số  trường đã hình  thành các bộ phận quan hệ với doanh nghiệp,  thị 
trường lao động, những trường khác lại thực hiện chức năng đó thông qua các đơn 
vị đào tạo và lồng ghép trong các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, sự liên kết hiện nay 
chưa có hiệu quả cao, việc đóng góp ý kiến phản hồi về xây dựng chương trình đào 
tạo để nhà trường có sự điều  chỉnh  cho  phù  hợp  với  yêu  cầu  thực  tế  của  doanh 
nghiệp vẫn chưa được sự chú trọng, quan tâm của doanh nghiệp; việc khảo sát nhu 
cầu nhân lực của doanh nghiệp chưa thực sự chính xác; việc cung cấp những thông 
tin đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động phối hợp chưa thực sự tốt  ... dẫn đến tình 
trạng việc đào tạo vẫn chưa thật sự bám sát vào nhu cầu  thực tế của doanh nghiệp 
[7]. Mặt khác,  chưa  có  cơ  chế,  chính  sách  cũng như  ràng buộc đối với  dạy nghề 
trong việc đầu  tư,  liên kết đào  tạo nghề. Điều này cho  thấy chưa có một mô hình 
liên kết doanh nghiệp và thị trường lao động cũng như tư vấn, hỗ trợ người học một 
cách chính thức và thực sự hiệu quả ở cấp trường và trong toàn hệ thống GDNN. 
1.2. Mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề 
là khác biệt nhưng nhà  trường và xã hội chưa xác định được chuẩn đào  tạo và 
việc  làm phù hợp với những mục  tiêu đó, gây ra sự chồng chéo, rườm rà, phức 
tạp, lãng phí trong quản lí, đào tạo và sử dụng nhân lực. Cụ thể là: 
- Mục  tiêu giáo  dục TCCN  “nhằm đào tạo  người lao động có kiến thức, kĩ 
năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc”, còn “dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kĩ 
thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề  tương xứng với 
trình độ đào tạo” [2]. Nhưng thực tế, những trường đào tạo các trình độ TCCN, TCN, 
CĐN thì rất khó tách bạch các mục tiêu đó trong quá trình đào tạo của mình, đặc biệt 
là giữa cao đẳng (CĐ) với CĐN hoặc TCCN với TCN, dẫn đến khó đánh giá được sự 
khác biệt về năng lực đầu ra của người học ở các loại hình đào tạo đó. Mặt khác, thị 
trường lao động và doanh nghiệp cũng không có sự phân biệt đãi ngộ cũng như vị trí 
làm việc  theo  loại hình đào  tạo TCCN hay dạy nghề (không phân biệt đó  là TCCN 
hay TCN; CĐ hay CĐN), mà nhà tuyển dụng sẽ xuất phát từ yêu cầu của vị trí công 
việc để tuyển người có trình độ đào tạo và kĩ năng tay nghề phù hợp. 
- Trong thực tế, xã hội rất cần nhân lực qua đào tạo nghề ở mức thành thạo kĩ 
năng nghề chuyên môn nhất định. Vì  vậy  đào  tạo TCCN  hiện  nay  cũng  theo  xu 
hướng tăng cường kĩ năng thực hành cho người học. Tỉ lệ thời lượng dành cho thực 
hành,  thực  tập  trong khối kiến  thức giáo dục chuyên nghiệp của chương  trình đào 
tạo TCCN ở các trường là từ 50% - 75%. Tỉ lệ này ở các chương trình đào tạo đối 
với hệ TCN chiếm 65%  - 85% và 65% - 80% đối với hệ CĐN. Vậy  thì  tại sao  lại 
phải đặt ra các hệ TCCN, TCN khi mà mục tiêu của chương trình đào tạo hướng tới 
đều là đào tạo người học thành thạo kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ nhu 
cầu nhân lực của xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp thường tuyển những người có 
trình độ đại học vào các vị trí lao động gián tiếp (vì số người tốt nghiệp đại học bây 
giờ không còn hiếm), còn lại sẽ tuyển nhiều vào vị trí lao động trực tiếp, nên người 
học ở trình độ TCCN, thậm chí CĐ cũng sẽ được tuyển dụng vào lao động trực tiếp 
như những người tốt nghiệp TCN, CĐN quen thuộc. 
- Mặc dù các trường TCCN, TCN, CĐN thuộc 2 hệ đào tạo khác nhau 
(chuyên nghiệp và dạy nghề) với điều lệ hoạt động có phần khác nhau: TCCN đào 
tạo nhân lực có trình độ kiến thức, kĩ năng cơ bản của một nghề; TCN đào tạo nhân 
lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề; 
CĐN đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ CĐ 
nghề,  trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Nhưng  trong  thực  tế, các  trường TCCN vẫn 
tuyển sinh đào tạo các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề; các trường CĐ (thuộc 
giáo dục đại học) vẫn tuyển sinh đào tạo CĐN, TCN, sơ cấp nghề. Điều đó cho thấy 
sự tồn tại biệt lập giữa các loại hình trường TCCN và TCN; CĐ và CĐN là rườm rà, 
phức  tạp,  thiếu  tính  thống nhất,  lãng phí đầu  tư và kéo  theo một  loạt hệ  lụy  trong 
tìm kiếm những khác biệt không cần  thiết về  chương  trình, chuẩn đào  tạo, chuẩn 
nghề nghiệp, chuẩn chất lượng, hệ thống quản lí… 
- Thiếu các chuẩn đào  tạo được xây dựng một cách hệ  thống, đặc biệt các 
chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo. 
1.3. Mô hình  liên  thông giữa các  trình độ đào  tạo  trong hệ  thống GDNN 
và liên thông giữa hệ thống GDNN với hệ thống giáo dục hàn lâm chưa đảm bảo 
chất lượng và thiếu tính hệ thống 
- Học sinh tốt nghiệp TCCN, TCN có thể liên thông lên trình độ CĐ, đại học 
trong cùng hệ thống. Về mặt logic thì điều đó rất hợp lí và có lợi cho người học để 
không ngừng nâng cao trình độ đào tạo. Nhiều trường TCCN và dạy nghề cũng dựa 
vào  tính  liên  thông  trong đào  tạo để  thu hút người học  tham gia. Tuy nhiên, cũng 
chính vì cái logic hình  thức ấy cùng với việc quản  lí  thiếu chặt chẽ và  tâm  lí sính 
bằng cấp của xã hội đã tạo ra lỗ hổng về chất lượng và hiện tượng dồn toa trong đào tạo bậc cao. Học sinh có trình độ đầu vào thấp (không thi đỗ đại học, CĐ) được xét 
tuyển gần như không hạn chế vào các  trường TCCN, TCN, CĐN,  rồi cứ học  liên 
thông dần sẽ có thể đỗ đạt tiến sĩ như những người có trình độ đầu vào cao (đỗ đạt 
cao trong kì thi đại học). Trong xu thế hiện nay, khi người học chưa thực sự yên tâm 
với cái bằng TCCN, TCN, CĐN vì khó tìm  việc  làm  cùng  với  việc mở  cửa  liên 
thông  trong giáo dục đại học  thì hiện  tượng dồn  toa ở các  trường đại học (đào  tạo 
liên thông là chủ yếu) sẽ khó tránh khỏi. 
- Một vấn đề nữa đặt  ra  là chưa hề  có  sự  liên  thông giữa dạy nghề  (TCN, 
CĐN) với giáo dục chuyên nghiệp (TCCN, CĐ) mà lại có liên thông giữa dạy nghề 
với giáo dục hàn lâm (Đại học trở lên). Đó lại là điều rất thiếu logic. 
1.4. Mô hình quản lí nhà nước và quản lí chất lượng nhà trường trong hệ 
thống GDNN cũng bị chồng chéo 
- Quản lí nhà nước chồng chéo, cơ cấu hệ thống giáo dục phức tạp, thiếu tính 
hội nhập. Phân  luồng,  liên  thông còn chưa  triệt để: Số học  sinh  tốt nghiệp THCS 
vào học TCCN có chiều hướng giảm trong 3 năm học qua (năm 2011 giảm trên 
4.000 em so với năm 2009) [8]. 
- Có hai bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường GDNN, một bộ dùng 
cho trường TCCN do Bộ GD&ĐT ban hành, một bộ dùng cho các trường TCN, 
CĐN do Bộ LĐTB&XH ban hành, trong khi đó, mô hình tổ chức, mô hình đầu tư 
tài chính, mô hình đào tạo, mô hình quản lí nhà trường không có gì khác biệt đáng 
kể. Các bộ tiêu chuẩn đó đều thuộc mô hình đảm bảo chất lượng. Vậy có cần thiết 
phải sử dụng nhiều công cụ đo khác nhau hay không để dẫn đến tình trạng khó phân 
biệt được trường TCCN chất lượng hơn trường TCN, CĐN hoặc ngược lại. 
1.5. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội 
- Chất  lượng và hiệu quả đào  tạo  thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu doanh 
nghiệp, lãng phí trong đầu tư, không tính đến hiệu quả và tác động; quan hệ với các 
doanh nghiệp khá hạn chế. Năm 2011 chỉ có 34% doanh nghiệp hài  lòng với chất 
lượng đào tạo nghề [1]. 
- Mặt khác, khảo sát của Bộ GD-ĐT đã cho thấy, hầu hết các trường không 
dành 70% thời gian cho thực hành nên sản phẩm ĐT không đáp ứng được yêu cầu 
thị trường. Cũng bởi thế mà có tới 50% số HS ra trường đang làm việc tại các doanh 
nghiệp cần phải ĐT lại, cần phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là 
về kĩ năng thực hành trong khoảng 1- 6 tháng tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề và yêu 
cầu của cơ sở sử dụng lao động.  
- Động cơ người học thấp, nhìn chung xuất thân từ gia đình khó khăn về kinh tế 
và năng lực học vấn thấp, người học cần mảnh bằng hơn là tri thức, kĩ năng làm việc. 
Nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh theo học tại các nhà trường GDNN là 
do trường ở gần nhà chứ không phải xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về 
nghề nghiệp và xu hướng nghề của bản thân. 51.3
23
9.6
7.5
4.8 0.9 1.8 0.9 Trường ở gần nhà bố mẹ/ họ hàng
Sở thích của anh/chị về ngành nghề
Ngành nghề đó có cơ hội việc làm ổn định
Dễ xin việc khi ra trường
Không phải đóng học phí
Không đỗ vào trường đại học 
Không đủ điều kiện kinh tế để học nơi khác
Do bố/mẹ người thân ép buộc
Trường có danh tiếng trong xã hội
Hình 1: Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh 
2. Đề xuất cấu  trúc hệ  thống giáo dục nghề nghiệp mới  (Hệ thống giáo 
dục KT&NN) và mô hình nhà trường GDNN trong quá trình hội nhập quốc tế 
- Để  khắc phục những bất  cập nêu  trên  và  có  thể hội nhập quốc  tế  thì hệ 
thống GDNN nước ta nói chung và nhà  trường GDNN nói riêng cần phải đổi mới 
dựa trên các định hướng cơ bản sau:  
1)   Đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, cộng 
đồng...)  theo cơ cấu ngành nghề và  các  chuẩn mực  trong  tiêu  chuẩn nghề nghiệp 
quốc gia (loại ngành nghề và bậc trình độ). Gắn đào tạo với sử dụng nhân lực ở các 
cấp trình độ.  
2)   Mở  rộng khung  trình độ đào  tạo nhân  lực  từ  trình độ  sơ cấp,  trung 
cấp đến trình độ CĐ và đại học theo định hướng thực hành-nghề nghiệp (bao gồm 
cả các  loại hình  trường CĐ, đại học địa phương, đại học chuyên ngành không có 
chức năng và định hướng đào tạo sau đại học)  
3)   Thống nhất các  loại hình  trường  trung cấp  (trung cấp nghề và  trung 
cấp  chuyên nghiệp)  thành  loại hình  trường  trung học KT&NN và  thống nhất  loại 
hình trường CĐ KT&NN (cộng đồng, nghề, kĩ thuật ...) với nhiều loại chương trình 
đào tạo theo các cấp trình độ nhân lực (sơ cấp, trung cấp, CĐ) 
4)   Thống  nhất  đầu mối  quản  lí  hệ  thống  giáo  dục  KT&NN mới  trực 
thuộc Chính phủ hoặc Bộ GD&ĐT/ Bộ LĐ-TB&XH. Thành lập Tổng cục Giáo dục 
KT&NN trên cơ sở hợp nhất Tổng Cục Dạy nghề và Vụ Trung cấp chuyên nghiệp 
(Bộ GD&ĐT)   
5)   Phù  hợp  với  phân  loại  giáo  dục  quốc  tế  (ICED  -UNESCO 1997  và 
2011) và mô hình hệ thống giáo dục KT&NN (VTE  -  Vocational and Technical 
Education) ở các nước trên thế giới (Australia, Hà lan, Malasia, Hàn quốc, Đài loan..)  
-  Mô hình hệ thống GDNN mới:    
Giáo dục đại học
- Đại học QG/Vùng
- Các trường đại học theo hướng nghiên
cứu/đào tạo đại học và sau ĐH
- Trường đại học nghề nghiệp
Giáo dục Kĩ thuật- Nghề nghiệp (VTE)
- Trường Cao đẳng KT&NN  (CĐ nghề/CĐ KT-
KT);
- Trường TH KT&NN;
- Trung tâm dạy nghề;
- TTGD KTTH&HN
Giáo dục phổ thông
- THPT  
- THCS 
- Tiểu học
Thị trường lao động và bậc 
phân loại trình độ nghề nghiệp 
quốc gia 
(1) LĐ cao cấp (chất xám). Bậc 5
(2) LĐ kĩ thuật- nghề nghiệp 
(Bậc 4, 3, 2)
(3) Lao động thủ công, giản đơn, 
hẹp.  (Bậc 1) 


Hình 2: Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục kĩ thuật - nghề nghiệp mới 

- Mô hình các  trường GDNN mới: Trung cấp Kĩ  thuật và nghề nghiệp; CĐ 
Kĩ thuật và nghề nghiệp 

Trường THPT  
(50-60 % học sinh tốt 
nghiệp THCS)
Trường THCS  (Thu hút 80-
90%  HS  tốt nghiệp Tiểu học)
Trường Cao đẳngKT&NN
Thời gian đào tạo 2-3 năm tùy theo từng loại chương trình . (Thu hút
khoảng 50% học sinh tốt nghiệp THPT). Bằng Cao đẳng
Trường Trung học KT&NN
Thời gian đào tạo 2-3 năm. Kết hợp đào tạo nghề và văn hóa tương đương 
THPT ( Bổ túc văn hóa ) ( Thu hút khoảng 50-40% học sinh tốt nghiệp 
THCS. Bằng TH KT&NN
Đại học/Trường Đại học
Trường Tiểu học
Các TT: 
GDTX; 
Dạy nghề; 
GDKTTH 
vàHN 
HỆ THỐNG GD KĨ THUẬT NGHỀ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Hình 1: Mô hình hệ thống nhà trường và các loại hình trường giáo dục KT&NN 
Đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống GDNN là nhiệm vụ trọng tâm trong sự 
nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Để  thực hiện được nhiệm vụ đó,  trước hết 
cần xây dựng được mô hình cơ cấu hệ thống GDNN và mô hình nhà trường GDNN 
có thể khắc phục được những bất cập hiện nay và đáp ứng với nhu cầu của xã hội về 
đào  tạo nguồn nhân  lực có chất  lượng đảm bảo duy  trì một  tốc độ phát  triển công 
nghiệp cao theo hướng hiện đại trong quá trình hội nhập quốc tế. Hai mô hình nhà 
trường GDNN mà chúng tôi đề xuất có sự thống nhất về trình độ đào tạo và chuẩn 
nghề nghiệp, đảm bảo được tính liên thông ở trong và ngoài hệ thống. Từ đó có thể 
xây dựng được cơ cấu  tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và  các mô hình quản  lí phù 
hợp, thống nhất trong toàn hệ thống GDNN ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1.  Báo cáo của VCCI về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 
năm 2011 
2.  Luật Giáo dục  số  38/2005/QH11  ngày  14  tháng  6  năm  của Quốc Hội 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
  Quyết định Số: 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ  trưởng 
Bộ LĐ-TB&XH ban hành Điều lệ mẫu trường CĐ nghề
  Quyết định Số: 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ  trưởng 
Bộ LĐ-TB&XH ban hành Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề
  Thông tư  Số:  14/2009/TT-BGDĐT  ngày  28/5/2009  của  Bộ  trưởng  Bộ 
GD&ĐT ban hành Điều lệ trường CĐ
  Thông  tư Số:  54/2011/TT-BGDĐT  ngày  15/11/2011  của Bộ  trưởng Bộ 
GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TCCN
  Võ Văn Thiện, một số ý kiến về đào  tạo gắn kết nhu cầu doanh nghiệp, 
http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn, 19/11/2012
  http://gdtd.vn/channel/3005/201208/GDCN-chuyen-manh-tu-phat-trien-
so-luong-sang-nang-cao-chat-luong-1962739/TÓM TẮT 
Trên  cơ sở  tiếp  cận  thực  tiễn  và  qua  tìm  hiểu  về  hệ  thống  giáo  dục  nghề 
nghiệp của một số quốc gia (Australia, Hà lan, Malasia, Hàn quốc, Đài loan...) trên thế 
giới, nhóm nghiên cứu đã  làm  rõ những bất cập  tiêu biểu  trong mô hình nhà  trường 
GDNN ở Việt Nam, đó là: 1- Tồn  tại những  yếu  tố không  hiệu quả hoặc  chưa  chú 
trọng đến việc đáp ứng nhu cầu xã hội trong mô hình tổ chức, mô hình đầu tư tài chính 
và  liên kết thị  trường lao động; 2- Nhà  trường và xã hội chưa xác định được chuẩn 
đào tạo và việc làm phù hợp với từng trình độ đào tạo, gây ra sự chồng chéo, rườm 
rà, phức tạp, lãng phí trong quản lí, đào tạo và sử dụng nhân lực;  3- Liên thông 
trong và ngoài hệ thống GDNN chưa đảm bảo chất lượng và thiếu tính hệ thống; 4- 
Quản lí nhà nước và quản lí chất lượng nhà  trường trong hệ thống GDNN cũng bị 
chồng chéo; 5- Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. 
Trên sở đó chỉ ra những định hướng cơ bản trong đổi mới cơ cấu hệ thống GDNN 
và đề xuất 2 mô hình nhà trường GDNN mới (1 – Trường Trung học KT&NN và 2- 
Trường Cao đẳng KT&NN) đảm bảo có sự thống nhất về trình độ đào tạo và chuẩn 
nghề nghiệp, có tính liên thông ở  trong và ngoài hệ  thống. Từ đó có  thể xây dựng 
được cơ cấu  tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mô hình quản  lí phù hợp,  thống 
nhất trong toàn hệ thống GDNN ở Việt Nam. 


Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

NHÀ SẺ VÀ MÈO VÀNG



                                                Truyện ngắn của Hồ Ngọc Vinh

Mèo Chalie có bộ lông vàng rực, đuôi dài lúc nào cũng ngoe nguẩy, đôi tai to  vểnh cao, thi thoảng dỏng lên nghe ngóng, đôi mắt như hai hòn bi ve sáng linh động, hai bên cánh mũi dọc dừa là đám râu dài cong cong. Mèo Vàng thi thoảng liếm láp chân trước, chân sau, móng vuốt cho thật mỡ, thật nhọn, sắc. Cậu thường tự hào về những đôi chân có đệm thịt dày và thân hình có thể co duỗi nhỏ lại hoặc phồng lên. nhờ có thân hình và những đệm thịt dày dưới chân mà mèo vàng là kẻ đi săn chuyên nghiệp.
Mèo Vàng thường nằm ườn, mắt lim dim dưới nắng. Song dù chỉ một tiếng động rất nhỏ, nó cũng nghe thấy, vùng dạy, tai dỏng lên, râu mép rung rung, mắt mở to sục sạo tìm kiếm con mồi.
Nhà Sẻ thích làm tổ trong hốc ngói, hoặc trong lòng ống bương trên mái nhà, vừa kín đáo, tránh được mưa nắng. Nhưng dịp này Mèo Vàng lùng sục trên mái ghê quá. Nhà sẻ đành làm tổ trên ngọn cau.
Sẻ Mẹ tên là Nâu. Sẻ cha tên Vượng. Chúng chọn một hốc trong bẹ lá cau gần ngọn, nhặt nhạnh những sợi rơm vàng óng, những cái que cành nhỏ thơm xiên, cuộn vào với nhau làm tổ. Thân tổ được vợ chồng nhà sẻ làm phình to ra như cái tang trống. Miệng tổ khum lại. Như thế dù có bão to, dông lớn được sự che chắn của mấy lớp lá cau phía trên, của bẹ cau tổ vẫn chắn chắn, nước mưa cũng khó lọt vào trong tổ.
Sẻ mẹ đẻ liền sáu trứng. Nó đậu trên cành cau, cúi ngắm tác phẩm tuyệt vời của mình, mắt chớp chớp. Đôi mắt sẻ mẹ vô cùng trìu mến. Khuôn mặt sẻ mẹ lộ vẻ mãn nguyện hạnh phúc. Sẻ mẹ sung sướng dùng mỏ rỉa rỉa đám lông ở ngực cho phẳng phiu, rỉa cả mấy ngón chân cho sạch. Sẻ cha đậu ngay cạnh cũng vui mừng chẳng kém, ưỡn ngực làm dáng rồi quay sang rỉa lông cánh cho vợ một cách âu yếm. Chúng kêu…chích..chích….se….sẻ…sẻ.
Mùa xuân. Qua thanh minh, bầu trời sáng bừng lên. Từ rất sớm, ông mặt trời với khuôn mặt đỏ gay, đỏ gắt nhô lên ở phía đông. Những tia nắng sớm đầu tiên đùa rỡn với nhau trên  các cành lá trong  vườn. Lũ chim sâu kêu: chách…chách… Lũ chích chòe sà xuống đậu trên các đám lá nghiêng ngó, miệng ríu rít: chòe…chòe..chòe. Lũ sẻ non mổ vỏ chui ra khỏi trứng, thân hình đỏ hỏn bấy như cua lột, nằm nép bên nhau run rảy kêu khe khẽ:  chi.. ch… chích…....chích. Vợ chồng nhà sẻ đặt tên các con là sẻ bắc, sẻ trầm, sẻ hương, sẻ thơm và sẻ nụ… Vợ chồng nhà sẻ yêu quý lũ con lắm. Hàng ngày, chúng  đi kiếm mồi, miệng ngậm những hạt  ngũ cốc, những con sâu mang về tổ.
Lũ chim non bé xíu, thân mình lưa thưa những chiếc lông tơ mỏng, mắt lồi, miệng rộng bè  ra, mỏ ngắn  cũn cỡn, mông lớp chớm lông ống, chớm thấy cha mẹ về là nháo nhác giương mỏ lên phía trên, miệng mở to kêu liên hồi; Chíc…chích..chích.
Sẻ cha và sẻ mẹ thả con mồi vào những cái miệng xinh xắn phàm ăn của lũ con. Chúng công bằng lắm, chả có đứa nào được mồi nhiều hơn. Mỗi khi câu non cho con xong, chúng bay lên đậu ở một cành cao gần đó dường như vui thích và mãn nguyện với việc làm vừa rồi, cất tiếng kêu:  sẻ …sẻ..rồi ngó nghiêng xung quanh một cách cảnh giác.
Mỗi khi nhìn lũ con, sẻ mẹ trào lên thương yêu, đồng thời nỗi lo lắng cũng chợt xuất hiện, đặc biệt là đối với sẻ Bắc. Ngay lúc bé nó đã tỏ ra háu ăn. Mỗi khi cha mẹ mang thức ăn về tổ, Sẻ bắc cố giương cái đầu lên cao, há cái miệng thật to, giương vai, hích cánh làm lũ em dạt cả ra. Sẻ cha nói: Cha mẹ không chỉ có mình con, còn các em con…sẻ..sẻ..
Nghe thế, sẻ Bắc rụt đầu xuống, nằm riêng ra một góc, miệng dúi xuống lớp rơm mềm ở đáy tổ, mắt lộ vẻ buồn rầu. Lòng oán trách cha mẹ. Sẻ Bắc cảm thấy tủi thân, kêu những tiếng đầy giận hờn:…chích…chích …chích. Cha mẹ ghét con. Cha mẹ không công bằng. Sẻ Bắc càng bực hơn khi cha mẹ hàng ngày dõi theo và luôn miệng nhắc:  sẻ..sẻ..con cần phải ngăn nắp! Con cần biết nhường nhịn. Làm anh khó lắm đấy. Con cần gương mẫu.
Sẻ Bắc: con nghe những lời này phát chán! Cha mẹ lúc nào cũng đòi hỏi phải như thế này, như thế kia. Cha mẹ đặt ra những khuôn mẫu, bắt con phải theo.
Sẻ cha: con còn dại lắm. Cha mẹ luôn muốn điều tốt cho con. Con không nghe , sau này chắc phải hối hận.
Sẻ Bắc trong lòng đầy bực bội, luôn có tâm lý phản kháng. Cậu muốn tự do làm những điều mình thích. Sẻ Bắc: cha mẹ không yêu con, không thương con.
Sẻ mẹ không yên lòng  mỗi khi nhìn thấy mèo vàng nằm dưới sân. Chỉ sơ sểnh chút thôi là lũ con phải trả bằng cả mạng sống, nên luôn miệng nói: các con cẩn thận với mèo vàng. Mèo Vàng không ngủ đâu, đang kiên nhẫn chờ cơ hội bắt mồi. Chỉ sơ sểnh các con ngã, sẽ làm mồi cho mèo Vàng đấy!
Khi cả bầy sẻ con đã khoác lên mình lớp lông mịn màu xám đá, những chiếc lông ống to khỏe cũng đã chắp lưng, sẻ mẹ nói: chích…chích.. Giờ là lúc các con cần đi học. Lớp học ngay ở vườn nhà. Mẹ dạy các con nhảy và hót. Bố dạy các con bay. Các con luôn phải lưu  ý mèo vàng và lưới do con người giăng trong vườn.
Những lúc anh em sẻ Bắc tập bay, vợ chồng nhà sẻ lo lắng lắm, mắt dõi theo từng đứa, đặc biệt là sẻ Bắc. Sẻ cha bay trước luôn miệng : sẻ sẻ… các con hãy đập mạnh đôi cánh. Theo cha nào.. nào hãy đậu vào đây. Các con mới bay, nên bay từng đoạn ngắn. Nào bay tiếp nào!
Sẻ mẹ bay sau cùng, đỡ cánh cho sẻ nụ vốn yếu ớt.
Nhìn bầy sẻ mới ra giàng, bay bằng đôi cánh vụng về, đôi mắt  mèo Vàng linh động hẳn lên. Nó chạy vụt ra vườn, thoăn thoắt trèo lên cây bưởi, thu mình nấp sau chạc cây, xung quanh được vây kín bởi đám lá bưởi, lá tằm gửi tươi tốt. Từ đây Mèo Vàng có thể theo dõi những con chim đang say mồi, đặc biệt là lũ sẻ non. Những chú chim non luôn là món ăn khoái khẩu của mèo Vàng.
Sẻ Bắc cậy thân mình lực lưỡng, đôi cánh khỏe, lơ đễnh bay tới cây bưởi. Sau mấy giờ bay, đôi cánh cậu cũng thấm mệt, mỏi rã rời, cậu chao rớt xuống cành dưới. Với bản năng của loài, đôi chân với những ngón chân nhọn sắc của cậu bíu ngay lấy một cành cây đang bị gió thổi chao nghiêng. Sẻ Bắc chấp chới đôi cánh non.
Chỉ chờ có thế, mèo Vàng trườn ra cành ngoài, nhanh như cắt, chân trước vồ lấy con mồi.. Những móng vuốt  của nó giương ra thật khiếp sợ.
Quan sát thấy sẻ Bắc nguy hiểm, sẻ mẹ không kịp đắn đo, lao xuống như một tia chớp, dùng đôi chân cắp lấy sẻ Bắc nhấc bổng lên cành cao liền kề. Sẻ cha cũng lao xuống, dùng đôi cánh mỏng đập vào mặt, đôi chân với những móng vuốt sắc nhọn đạp, cào vào mặt mèo vàng .
Trong phút chốc mèo Vàng bị choáng, mắt tối sầm lại. Những tưởng đã túm được con mồi, nào ngờ vuột mất. Nhưng những suy nghĩ của sát thủ cũng nhanh như ánh chớp. Mất con mồi non, nhưng còn cơ hội khác. Mèo Vàng giơ cả hai chân trước túm chặt lấy sẻ cha, đưa miệng giữ. Nó vui mừng chạy nhanh xuống đất, rồi gầm gừ chạy khuất.
Hai mẹ con nhà sẻ bàng hoàng vì sự việc xảy ra quá nhanh. Sẻ mẹ vội gọi bầy con về tổ. Sẻ mẹ đau đớn nhìn theo bóng dáng của mèo Vàng, mong ước có phép thần nào đó, sẻ cha bay vụt khỏi miệng mèo Vàng lên đậu trên cành cao trước mặt. Nhưng nó nghĩ : không thể có phép thần nào nữa. Sẻ mẹ buồn bã, đôi mắt đẫm lệ, cảm thấy trống vắng tới vô cùng. Sẻ mẹ nằm ép xuống lòng tổ, cánh rũ ra, kêu những tiếng kêu đau xót…se..sẻ…chích..chích. Nó không thiết sống nữa. Nó không còn niềm vui để sống. Nhưng nhìn lại bầy con chưa tự chủ, nó xốc lại ý chí, phải sống để dẫn đàn con đi học, dạy cho chúng biết bay bằng đôi cánh của mình.
Không lâu sau, khi bọn trẻ thạo bay, tự kiếm lấy miếng ăn, theo bầy bay khắp đó đây làm bạn với  nhau rồi xây tổ, sẻ mẹ nhịn ăn vài ngày. Vào một buổi sáng, nắng mới vàng tươi trải khắp khu vườn, sẻ mẹ lấy hết sức còn lại bay vút lên trên cao, vui sướng nhìn bầu trời cao rộng mênh mông rồi đáp xuống tổ. Nó nằm thiêm thiếp, đôi cánh rã ra rồi qua đời.
Sẻ Bắc hối hận lắm, vật vã bên mình mẹ, kêu những tiếng kêu thảm thiết: chic..chích..sẻ.sẻ.. Con có lỗi. Đến bây giờ con mới hiểu được người yêu con, có thể hy sinh tất vả vì con chỉ có cha mẹ  sẻ..Chíc..chích….chích.

                                                                   Hưng Yên 8 tháng 4 năm 2015

ĐẦU NGUỒN NƯỚC



Xe chạy ra ngoại ô. Thành phố HB  bắt đầu lên đèn, những ngọn đèn đường  toả ánh sáng vàng nhập nhoà xuống mặt đường, những dãy nhà dọc phố. Cửa hàng, cửa hiệu đồng loạt lung linh hào nhoáng  với những  ánh đèn ne - on. Lát sau, trời lất phất mưa, những hạt mưa đọng trên cửa kính xe, rồi lăn trên mặt kính.

Xe qua cầu. Anh Thành nói: kia là dòng sông Đà. Nhìn qua ô cửa, thày Nghĩa  thấy dòng sông đà bên dưới.  Trong bóng đêm và trong ánh sáng yếu ớt hắt tới của những ngọn đèn, dòng sông sáng bạc như mặt gương  mờ chứa đầy những câu chuyện cổ tích, những điều kỳ diệu trong lòng nó. Không nghe tiếng dòng sông thở như những tưởng tượng ban đầu của thày trước khi lên HB. Một hình ảnh hoàn toàn khác biệt.

Mưa mỗi lúc  một mau hơn. Nước mưa chảy nhoà trên cửa kính. Đến lúc này, anh  Thành mới bật công tắc khởi động gạt nước. Nó cọt  kẹt chạy sang bên trái, rồi sang phải làm sạch lớp nước mưa mỏng bám trên kính.

Xe dừng lại. Trong xe nhìn ra, thày Nghĩa thấy phía bên trái có hai trụ cổng lớn. Có lẽ đấy là cổng vào của một cơ quan, hoặc khu dân cư nào đó. Thày Nghĩa đoán vậy theo kinh nghiệm của mình.
 Anh  Thành nhìn quanh không  thấy ai, sốt ruột cho xe lùi rồi lại tiến, vừa lái, vừa đảo mắt nhìn hai bên đường. Không biết cô ấy ở đâu? Đã gọi điện, hẹn rồi mà giờ vẫn chưa thấy- Anh nói.

Mưa đã bắt đầu ngớt. Kia rồi! Chợt anh Thành reo lên, đảo tay lái cho xe tạt vào vệ đường. Trong ánh sáng nhạt nhòa của ngọn đèn đường , thày Nghĩa thấy hai người phụ nữ cầm ô đứng bên trụ cổng. Có lẽ kia là bạn của cô ấy. Anh Thành nói. Thày Nghĩa mở cửa xe.
-          Vào đi em! Anh Thành giục- trời vẫn còn mưa! Nhanh kẻo ướt hết!
-          Con vào trước đi!
Theo lời mẹ, cô gái nhẹ nhàng lách vào ngồi ở hàng ghế sau,. vừa vào xe vừa cất tiếng trong trẻo chào. Chào các bác!
            Chào cháu! Thày Nghĩa thật  sự không tin vào tai mình khi nghe họ xưng hô mẹ con với nhau. Trong ánh sáng mờ yếu của ngọn đèn trong xe, thày thấy người mẹ còn rất trẻ, với khuôn mặt trái xoan, nước da trắng
Đã có con lớn như vậy ư?  Thày Nghĩa buột miệng hỏi.
Thưa thày cháu tên là Quỳnh. Năm nay cháu đang học lớp 9.
Vậy mà tôi cứ tưởng bạn em. Trông thật như hai chị em- Thày Nghĩa nói

Anh Thành nói: Đây là Hoa, lớp trưởng của lớp. Chiều nay Hoa có sang bên trung tâm hỏi thăm  thày đã lên chưa. Tôi bảo Hoa cứ về đi. Khi nào thày giáo lên, tôi điện rồi đón Hoa đi ăn cơm luôn.
Xe đi qua khu trung tâm. Thày Nghĩa ngắm nhìn những hàng đèn đường đứng trong mưa bụi cuối xuân. Những hạt mưa loang loáng rơi rơi, xiên xiên trong ánh sáng nhạt nhòa. Những con thiêu thân bay, vây quanh đèn, rồi lấp tấp rơi trong mưa bụi. Đường phố với những cửa hiệu đèn điện sáng trưng, lộng lẫy với những gian hàng quần áo, tạp hóa, với những thế giới xe máy, Salon ôtô và trụ sở của các ngân hàng. Buổi  tối thành phố HB vẫn náo nhiệt, có thể nhận thấy vẻ sung túc của nó qua sự đày ắp của hàng hóa trong các cửa hiệu.
            Vượt qua trung tâm, xe đi vào con đường dẫn ra ngoại ô thành phố. Phố xá thưa dần những ngôi nhà, người qua lại. Phía bên phải, thày Nghĩa nhận thấy những vạt rừng thưa với những  bụi cây dương xỉ mọc cheo leo trên vạt dốc.
Xe dừng lại ở một nhà hàng. Anh Thành nói: Sở dĩ muốn đưa thày ra ngoài này vì muốn đưa thày dạo một vòng quanh thành phố.
Ban nãy khi mới lên tới đây,  cứ ngỡ thành phố HB chỉ to bằng một cái làng, hoặc một thị trấn ở miền xuôi – Thày Nghĩa vui vẻ nói - Cùng anh đi một vòng thành phố, tôi chợt nhận ra thành phố trẻ với những khu phố mới xây, những con đường mới mở, những khu công viên cây xanh,  những khách sạn tiện nghi và đặc biệt là tiếng âm vang của sông Đà.
Mới có hơn chục năm nay thôi thày ạ! Những cây xanh trong công viên mới độ hơn chục năm tuổi. Bên kia là khu phố mới và khu chuyên gia cũng mới thành hình. Thành phố HB đang phát triển thành thành phố du lịch. Từ đây theo tua lên các tỉnh miền tây bắc  thật thuận tiện. Nếu rảnh, lúc nào mình sẽ lên Mai châu_ Anh Thành nói.
Ngày mai em sẽ đưa thày  đi thăm sông Đà và thủy điện HB,  lên thăm tượng Bác -Hoa nói.

Ngồi bên bàn,giờ đây thày Nghĩa mới có dịp quan sát Hoa. Hoa mặc chiếc áo trắng vải nõn, quần ka ki màu tro. Khuôn mặt trái xoan thanh tú với làn nước da trắng hồng ấy có hai nét mặt, một nét mặt rất trẻ, rất tinh ngịch, và một nét mặt buồn. Nỗi buồn đã cố giấu nhưng vẫn phảng phất trên mặt. Hai sắc thái trên cùng một khuôn mặt, điều thật hiếm thấy ở cùng một con người. Chắc hẳn Hoa phải chịu nỗi đau, nỗi mất mát nào đó thật lớn. Kinh nghiệm cho thày Nghĩa những phán đoán như vậy.
Mai thày lên lớp vào lúc 7h 30. Học viên  của lớp có người ở xa cách 60, 70mươi km. Một số trường hợp vừa đi làm, vừa đi học có thể có buổi nghỉ do không thu xếp được công việc ở cơ quan. Thày thông cảm và tạo điều kiện cho những  trường hợp đó – Anh Thành nói- Tôi thay mặt cơ quan làm chủ nhiệm lớp. Có điều gì xin thày trao đổi với tôi.

Ө

Phòng học nằm ở tầng 2, với những ô cửa sổ màu xanh nhìn ra đường phố. Những cây bàng ven đường độ này trổ lá non xanh mỡ màng, vươn tới tận cửa sổ lớp học. Hoa bàng lấm tấm rắc bụi trắng vào không gian của thành phố, xuống hè đường.
Từ ô cửa sổ, qua tán lá bàng có thể nhìn thấy những dãy phố đối diện với những ngôi nhà đủ kiểu kiến trúc và khoảng trời vào độ cuối  xuân lắc rắc mưa bụi vào mỗi sáng.
Cũng như mọi lần, mỗi khi đứng trước lớp, quan sát những gương mặt của các học viên lòng thày lại ngập tràn niềm vui phấn khích. Cho tới nay đã hơn hai mươi năm trong nghề, mặc dù tự tin hơn, chủ động hơn trong những tình huống dạy học nhưng những cảm xúc ấy vẫn còn nguyên vẹn, tinh khôi như những buổi lên lớp đầu tiên.
Lớp học có hơn bốn chục người. Có thể nhận thấy họ thuộc những lứa tuổi và  dân tộc khác nhau. Phía bên phải, ngay dãy đầu tiên là các giáo viên thuộc một trường nghề tại HB, ăn mặc gọn gàng, trông có vẻ mô phạm.  Hàng tiếp theo là mấy nam giới chừng 40 tuổi là giáo  viên dạy lái xe, cách ăn mặc, đầu tóc và thái độ cũng có vẻ phóng túng. Phía bên trái ngồi ở những hàng cuối là lớp sinh viên mới tốt nghiệp các trường ĐH - CĐ trong những trang phục nhiều màu sắc, quần đen với  áo dài bằng vải voan mỏng chiết lưng, hoặc quần trắng với áo màu đỏ; nam giới có người mặc đồ thổ cẩm tới lớp.
Thày Nghĩa thấy có học viên đã ngoài năm mươi tuổi, da mặt đen sạm, nhăn nheo khắc khổ ngồi ở góc bên phải của lớp.
 Thưa thày lớp có nhiều học viên  dân tộc ít người. Dân tộc thái có bạn Chanh, bạn Hằng; dân tộc tày có bạn Hoa; dân tộc H- Mông có bạn Thắng, dân tộc mường có…..và một vài bạn thuộc các dân tộc khác.- Cả lớp cười rộ lên theo lời giới thiệu của Hoa.
Thày Nghĩa mỉm  cười nghĩ: Giao lưu xã hội đã kéo các miền quê, các dân tộc gần lại với nhau. Nhưng nếu quan sát tinh tế vẫn nhận ra những khác biệt trên những gương mặt, và trong các kiểu trang phục của học viên.
Trước mấy chục cặp mắt của các học viên đang háo hức nhìn lên bảng, dõi theo những thao tác của thày, chờ lĩnh hội tri thức. Thày biết rõ nhiệm vụ phải làm, truyền đạt những tri thức mới  cho học viên, trang bị cho họ những kỹ năng để làm việc, để sống, thổi vào họ những giá trị xã hội, những giá trị tinh thần, chợt hiểu câu nói vủa một nhà văn nào đó: “con người là cả một thế giới”,  phong phú với những khát vọng vươn tới những giá trị tri thức, vươn tới chân thiện mĩ. Thày chợt thấu hiểu sự cao quý của nghề dạy học.
Hoa ngồi ở bàn thứ 2, phía trái của lớp. Hôm nay Hoa ăn mặc khác hơn, với cái áo bằng vải lụa mỏng màu đỏ, cổ thun, chiết lưng, và chiếc quần ka ki màu trắng, trông gọn gàng hơn, trẻ đi đến chục tuổi. Hoa đang rất chú ý tới nội dung trình bày của thày, thoảng mới thấy cúi xuống ghi chép. Hoa dành nhiều thời gian cho việc nghe giảng, chỉ ghi chép những ví dụ, những bổ sung vào trong tài liệu phát tay.
Quan sát lớp, thày Nghĩa hiểu học viên đang lắng nghe thày nói với sự tập trung chú ý cao. Rõ ràng họ đang quan tâm đến những gì thày nói. Bằng giọng nói trầm ấm, truyền cảm và câu văn ngắn gọn súc tích, thày trình bày những quan điểm về dạy học. Đây có thể coi là ý thức triết học trong dạy học. Nó chi phối các mô hình của hoạt động dạy học của giáo viên và của học sinh……... Thày nhắc lại  câu nói của một nhà giáo dục: tri thức thật sự không dựa trên lối tư duy tái hiện mà bằng hoạt động nhận thức mang tính tự  giác, tích cực, tự lực của con người. Học tích cực kết quả của nó là một nhân cách tích cực trong thực tiễn nghề nghiệp và trong cuộc sống…….
 Xúc  động trước tình cảm của học viên đối với nội dung trình bày, giọng thày dường như trong hơn, ấm áp hơn, đậm đà tình cảm và trí tưởng tượng thật bay bổng . Nội dung nhờ thế không khuôn trong những trang sách mà thoát bay lên phong phú với những ví dụ từ thực tiễn và với những ý tưỏng sáng tạo mới mẻ chợt đến.
Tiết học kết thúc. Học viên ùa ra ngoài hành lang. Một học viên có khuôn mặt khắc khổ, gày gò, da mặt sạm  đen, mái tóc hơi xoăn chải ngược sang bên một cách cẩu thả tự giới thiệu: em là  Sùng dân tộc tày. Trước đây em học đại học lâm ngiệp. Em đã công tác trong ngành lâm nghiệp được gần chục năm. Khi nông trường bị giải thể, em bôn ba theo hết nghề này tới nghề khác. Lúc trường phổ  thông có nhu cầu giáo viên dạy các môn công nghệ, họ nhận em và từ đó đến nay em giảng dạy ở trường trung học phổ thông đã được khoảng hơn chục năm rồi.
Vậy là anh đã công tác được hơn hai chục năm. Thày Nghĩa nói và đồng thời quan sát mái tóc pha sương của  anh Sùng, cảm thông và e ngại cho những gì mà anh đã trải qua.
 Năm nào mùa hè chúng em cũng đi học bồi dưỡng, qua rất nhiều lớp vậy mà khi phòng giáo dục hỏi vẫn chưa có chứng chỉ SP, cái cần thiết nhất, tấm giấy thông hành để mình đứng trên bục giảng. Việc giảng dạy, bọn em rút kinh nghiệm dần thưa thày. Vùng cao khó khăn thế đấy. Được biết trung tâm mở lớp này, em kiên quyêt theo học.
Hoa nói: Nhà anh ấy cách đây khoảng bảy chục km thày ạ. Đường xa, đèo dốc, vừa đi dạy vừa đi học, vậy mà hầu như chưa nghỉ buổi nào.
Không đi học em thấy rất  tiếc. Không chỉ là một tấm giấy chứng chỉ mà còn vì muốn được trực tiếp nghe các thày giảng, muốn lĩnh hội được các tri thức mới, và những kinh nghiệm  vận dụng thực tiễn.
Tri thức và kinh nghiệm con người có thể có qua nhiều con đường: học ở các lớp có hệ thống, tự học, nghe đài, đọc báo,…rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Nếu thiếu đi việc dạy học thì tri thức khoa học và kinh nghiệm có được sẽ theo con đường mò mẫm và rất lâu. Song nếu được hướng dẫn bởi các hoạt động sư phạm, con người sẽ có được  tri thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống, lúc đó một ngày sẽ bằng một năm, một năm sẽ bằng cả cuộc đời của con người. Vì thế những bài giảng của thày, vai trò của người thày không thể thiếu được trong dạy học- Thày Nghĩa nói đồng thời cảm thấy hình như cách nói của  mình có vẻ lý thuyết…
Em đã sống ở nhiều nơi. Vì học ngành lâm nghiệp nên phần lớn ở rừng. Chục năm, vai đeo ba lô, dép cao su, lội suối, leo dốc núi, lặn lội làm bạn với những cánh rừng, có tối nằm  lại trong rừng, mưa rừng, muỗi và vắt cắn…thao thức…đi nhiều mới biết đất nước mình thật đẹp thày ạ! Nếu cơ quan không giải thể có lẽ em còn làm việc trong ngành lâm nghiệp. Những kiến thức và kinh nghiệm trong ngành lâm nghiệp trước giúp em giảng dạy tốt hơn. Nội dung đỡ khô cứng đóng khuôn trong sách vở mà hấp dẫn  bởi những ví dụ thực tế. Học sinh cũng hứng thú khi nghe em giảng.. Cứ lênh đêng mãi, đâm lười, tới tuổi 40 em mới lấy vợ. Vợ em người Thái,  là giáo viên cấp một. Con em còn nhỏ lắm, thằng lớn mới chục tuổi. Năm nay cháu học lớp 5 rồi - Anh Sùng kể với thày Nghĩa bằng giọng vui vẻ.
Thày Nghĩa cảm nhận được sự khó khăn mà anh Sùng đã gặp phải. Năm tháng và những truân chuyên trong cuộc đời con người thể hiện ngay kia trên khuôn mặt héo gày, và mái tóc muối  tiêu; nhưng vẫn còn đó một phong cách hồn nhiên, hướng ngoại,  còn đó ánh mắt trong trẻo, tươi vui, ngay thẳng; có thể thấy  được ngay từ  những phút gặp gỡ đầu tiên.

Sau giờ nghỉ, thày Nghĩa hiểu đây là thời điểm đòi hỏi có sự thay đổi về hoạt động. Thày giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn nguồn tài liệu rồi quay trở lại bàn giáo viên. Quan sát hoạt động của học sinh, cảm giác thật vui khi thấy sự tranh luận sôi nổi diễn ra trong các nhóm. Chợt hiểu câu nói của một hiền triết: trong cuộc đời con người không có gì vui và hạnh phúc bằng tự mình tìm ra chân lý. Cách học tốt nhất là tranh luận trên cơ sở của những tình huống. Chân lý ấy đôi khi phải có kinh nghiệm và phải là người trong cuộc mới có thể hiểu được.
Những tranh luận chủ yếu diễn ra xoay quanh vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh:
Thật khó làm cho người học tích cực học tập, trong khi các em luôn coi môn CN này là môn phụ. Mục tiêu vào cao đẳng đại học, nên các em đầu tư thời gian cho các môn học đó.
Thày giáo dạy các môn CN ở phổ thông bởi vậy cũng yếm thế trong cách nhìn của đồng nghiệp và học sinh trong trường.
Muốn  kích hoạt động cơ học tập của người học cũng cần có phương tiện. Đôi khi thấy rõ mục tiêu của bài học không thể thực hiện vì thiếu cơ sở vật chất cho thực hành.
Một vài học viên thuộc khối dạy nghề có chung suy nghĩ: đầu vào học nghề nói chung là thấp. Nhu cầu học tập của học sinh thấp, do chưa xác định được đầu ra: làm gì, làm ở đâu và đồng lương cùng với nó là những chính sách xã hội đối với người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp chưa đảm bảo..vv..Phương tiện, vật liệu dùng cho thực hành, luyện tập của học sinh thiếu thốn, dẫn đến học chay. Em đứng máy, em khác phải chờ. Rất khó cho công việc tổ chức và điều hành lớp. Người học thiếu đi kỹ năng thực hiện các công việc theo tiêu chuẩn nghề…..
Một ý kiến khác: Những tệ nạn xã hội giờ đã thâm nhập vào các nhà trường. Hiện tượng mua điểm, chạy trường….đã xuất hiện, tuy không nhiều nhưng đủ xói mòn niềm tin của người học đối với giáo viên, ảnh hưởng không tốt tới thái độ động cơ học tập và ý thức xã hội của người học…..
 Nghe học viên trình bày, thày Nghĩa hiểu đó là sự trăn trở của thày giáo, cô giáo xuất phát từ ý thức trách nhiệm với học sinh, với nghề, nay có điều kiện để giãi bày, bùng nổ trong tranh luận.
Qua nhiều năm giảng dạy, từ thực tiễn giảng dạy của giáo viên các trường, của bản thân thày Nghĩa biết. Những quan điểm dạy học, những mô hình phương pháp dù là tiến bộ, nhưng bản thân nó chưa đủ để tạo ra sự chuyển biến thực sự về hiệu quả và chất lượng giáo dục, còn cần đến các yếu tố khác đó là các biện pháp tổ chức chỉ đạo của quản lý và hệ thống các phương tiện để thực hiện ý đồ về phương pháp và đặc biệt là nhu cầu, động cơ của người học. Để phát động động cơ học tập ấy đâu chỉ có giải pháp phương pháp từ giáo  viên, đó còn là tác động của các yếu tố xã hội, như triển vọng và tương lai nghề nghiệp, mức lương và các chế độ an sinh xã hội đối với người làm công..
Những kết luận bao giờ cũng kinh điển: cần đổi mới quan điểm, mô hình của phương pháp và cách thức tác động, cần sử dụng các hình thức và phương tiện dạy học tương tác. …….Thày dừng lại và đồng thời một ý tưởng mới chợt loé lên: Tất cả những điều đó chỉ có hiệu quả khi phát động được động cơ của người học. Muốn vậy, thày phải dạy học bằng cả sự rung động của trái tim và trí tuệ; Người học học bằng những cảm xúc, bằng sự tích cực của các hoạt động trí tuệ và cơ bắp. Tuy nhiên thực hiện điều đó không đơn giản. Ý thức trách nhiệm, tình yêu người, đảm bảo cho sự thăng hoa trí tuệ, hoạt động sáng tạo của thày khi đứng lớp. …Với người học, để thẩm thấu được tri thức và kỹ năng sống, cần có sự trải nghiệm. Bởi vậy cần học bằng sự trải nghiệm thông qua những tình huống từ  thực tiễn cuộc sống sản xuất và xã hội mà thày tổ chức….Thày nói đồng thời lại cảm thấy hình như có điều gì quá lý thuyết trong cách nghĩ.  

Vào lúc rảnh, anh Sùng đưa thày Nghĩa về trường nơi anh làm việc. Họ đi bằng xe máy. Vòng vèo qua những cánh rừng, trên con đường nhỏ hẹp, lúc xuống dốc, lúc lên dốc,  chiếc xe minsk uể oải bò, tiếng nổ gằn nghe thật chát chúa. Có chỗ đất lở, lấp gần kín mặt đường; có chỗ đường lồi lõm những ổ trâu, ổ voi lầy thụt. Đi mãi, đi mãi mới được chừng cây  số. Anh Sùng nói: đường rừng thế thày ạ! Vả lại thày chưa quen, cảm giác lại càng lâu. Đây là con đường đi tắt về trường em nơi em làm việc.
Vượt qua chừng chục km vẫn chưa thấy bóng người nào, dăm km nữa xe vòng qua triền núi, có thể nhìn thấy lòng thung bên dưới với vài ngôi nhà sàn. Anh Sùng nói: dân cư ở đây thưa thớt lắm, đi hàng ngày đường mới thấy một bản .
Họ đi qua một điểm trường trung học cơ sở. Trường nằm trên một triền đồi, vẻn vẹn vài nóc nhà tranh, vắng bóng người, trông thật xơ xác và đìu hiu. Dù trí tưởng tượng phong phú, thày Nghĩa vẫn khó có thể hình dung đấy là một ngôi trường, nó giống một xóm chài với những mái lá tạm bợ bên sông vừa qua cơn bão.
Thày ơi! Được dạy ở những điểm truờng gần  thành phố   thế này cũng là một điều ước khó thực hiện. Có điểm trường còn ở xa nữa, rất ít học sinh. Có thày  cùng lúc dạy đôi lớp. Thày có tin vào điều ấy? Chúng em phải đi bộ vài chục km vận động con em dân tộc đi học. Nhà nước hỗ trợ cho con em dân tộc ít người, hàng tháng, trăm tư ngàn, nhưng họ vẫn không chịu đi học. Đồng bào dân tộc theo  thói quen sống ở triền núi, dựa vào nương rẫy. Vào mùa, học sinh về đi rẫy có khi không trở lại trường. Thày cô lại trèo  đèo lội suối, đi hàng ngày đường mới tới bản, vận động học sinh quay trở lại trường. Cuộc sống của những giáo viên vùng cao còn khó khăn lắm, cả về đồng lương và điều kiện sống. Có trường cho tới nay vẫn chưa có điện, chợ ở xa, muốn cải thiện cũng phải đi mất ngày đường…

Chiều nay, những đám mây đen vần vũ kéo đến phủ lên bầu trời thành phố. Tiếng sấm dội  rền vang trên từng ngõ phố. Những hạt mưa rào lác đác rơi lộp bộp trên những mái nhà tôn. Thày Nghĩa nhìn những bông hoa giấy, những cành hoa giấy đang run rảy trong mưa….lắng nghe tiếng sấm, chợt nhớ về những năm tháng tuổi thơ đi học và buổi học đầu tiên cùng mẹ tới lớp. Mẹ mua cho anh cái bút, quyển sánh. Anh khóc nức nở vì không muốn tới lớp. Và rồi mẹ dắt anh đến lớp. Mẹ đưa anh vào lớp học. Sau khi thày giáo xếp chỗ ngồi, mẹ nhìn anh bằng ánh mắt thiết tha gửi gắm rồi mẹ  mới về. Mẹ bận lắm, cuộc đời mẹ lam lũ sớm tối để kiếm  miếng ăn cho lũ con. Có thể vì thế mẹ  gửi gắm niềm tin và tình thương yêu của mẹ vào đứa con. Con cái là tương lai của mẹ. Phòng học là cái đình làng được sửa lại dành cho lớp vỡ lòng. Thày giáo Phương người đã dạy anh những chữ cái đầu tiên. Tất cả giờ là  kỷ niệm mến yêu,  hun đúc tình yêu thương trong con người. Trải qua bao năm, nhờ vậy, anh vẫn giữ được những cảm xúc thương yêu về cuộc sống, tình yêu trong anh vẫn còn đó cho dù bão giông . Mặc dù trong xã hội đương đại còn có  những tiêu cực trong  nghề, anh vẫn sống khoẻ giữa cuộc đời bằng sự trung thực  và lối sống vị tha. Giờ anh là thày giáo…hình ảnh người thày đầu tiên cao mảnh khảnh, dáng lưng gù, nghiêm khắc nhưng tràn đầy tình cảm  tận tuỵ với học sinh vẫn còn đọng lại trong ký ức anh.

Hoa cùng anh Thành đưa thày Nghĩa lên đập thuỷ điện Hoà Bình và lên tượng đài Hồ Chí Minh. Tượng đài toạ trên đỉnh núi. Ngọn núi cao nhất trong các ngọn núi quanh  đó. Tượng đài bằng đá cẩm thạch trắng gợi lên trong con người cảm giác thật to lớn hoành tráng song cũng tao nhã thanh khiết, gần gũi, có thể nhìn thấy dòng chữ: không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí  cũng làm lên. Từ đây có thể nhìn thấy dòng sông Đà như một dài lụa chảy qua thành phố HB, quấn quanh những dãy núi, giữa màu xanh bất tận của đại ngàn. Hồ HB nước trong xanh, đây đó những con tàu neo đậu bên hồ, dập dềnh bên những trái núi xanh. Thành phố HB, những khu phố, những căn nhà sơn màu vàng, những căn nhà sơn màu xanh…….. màu cô ban và các màu khác xen với những con đường, những hàng cây xanh tạo nên một không gian  đa màu sắc hình khối, nằm hai bên sông đà.
 Trước  chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ là cô giáo. Cớ để em đến với ngành y là cái chết của một người thân trong gia đình. Nhà em là công nhân của công trình xây dựng thuỷ điện sông đà. Anh đã mất cách cách đây hơn chục năm vì căn bệnh hiểm nghèo. Khi ấy con em mới vài năm tuổi.  Em muốn trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho những người em yêu thương, cho mọi người và vì vậy sau vài năm làm việc ở công trường em ôn thi, thi đậu vào đại học y.. Thày biết lúc ấy cả xã hội rất khó khăn, đồng lương rất eo hẹp. Em gởi con cho chị gái trông nom, sau đó theo học ở trường đại học y TN. Tốt nghiệp, em trở lại HB làm việc ở bệnh viện tỉnh. Sau đó theo học cao học ở trường y quân đội.. Nay vừa giảng dạy ở trường CĐY HB vừa làm việc trong bệnh viện.

Thật ra bằng nhạy cảm, thày Nghĩa có thể hiểu được sự mất mát, khó khăn mà Hoa đã gặp phải. Điều ấy giải thích vì sao trên gương mặt thanh tú kia có hai nét mặt, một vui tươi tắn, và một sắc mặt khác đồng thời hiển hiện đó là nỗi buồn sâu thẳm.
Thày Nghĩa nói: tôi hiểu những vất vả mà em gặp - đồng thời liên tưởng đến những kỷ niệm của mình thời còn là sinh viên. Bảy tám đứa trong một căn phòng rộng chỉ độ bảy tám mét vuông, mùa hè nóng, buổi trưa mệt mỏi trong giấc ngủ, chiếu đẫm mồ hôi. Bữa ăn, sáu đứa một xoong, gạt lớp cơm trắng mỏng phía trên, dưới là ngô hạt. Ngày ấy bọn anh phải ăn ngô, ăn khoai tây hoặc mì sợi thay cơm. Có mì sợi ăn cũng đã là hy hữu lắm.. Vậy mà nồi cơm hết veo cho dù là ngô xay hay khoai tây, khoai lang. Ngày ấy, bạn bè chung nhau cái quần đùi để tắm, quần áo giặt chưa kịp khô đã mặc……vậy mà cuộc đời sinh viên vẫn đầy ắp những kỷ niệm êm đềm đẹp đẽ, vẫn rộ tiếng cười vui, lạc quan và yêu đời. Cuộc sống đầy khó khăn, thế hệ bọn anh vẫn thấm đẫm chất lý tưởng và mơ mộng.
Mọi người ngồi bên bờ sông đà.. Phía bắc là đập thuỷ điện HB, ngay phía dưới là dòng sông đà một dải màu sáng bạc, nước lặng lẽ chảy xuôi. Thoảng lắm nghe tiếng đổ của sỏi cát loảng xoảng từ chiếc gàu múc vào lòng xà lan. Sau đó tất cả lại yên tĩnh, không gian chỉ còn có tiếng gió nhẹ. Gió mơn man trên những tán lá cây. HB đã trở thành thành phố du lịch với những đoàn khách từ mọi miền đến đây, họ thăm quan nhà máy thuỷ điện, hồ HB và rồi theo tua đi lên vùng tây bắc.
Ngoài thời gian giảng dạy  ở trường, em có giờ trực ở bệnh viện. Thậm chí theo ca. Có những đêm thức trắng trong bệnh viện, trực tiếp mổ rồi theo dõi bệnh nhân. Tiếp xúc với bệnh nhân, chia sẻ nỗi đau đớn vì bệnh tật dạy vò của họ; càng cảm thấy trách nhiệm to lớn của mình với người với nghề.
Nghe em kể tôi biết hoạt động sư phạm rất hợp với em. Thày Nghĩa nói- Có lẽ  hoạt động sư phạm  thích hợp với tố chất trong con người em. Đó là tình yêu thương con người, ý thức trách nhiệm với người với nghề.
- Thày lại khen em rồi.
 - Tôi nói thật đó
Anh Thành nói: Hoa là giáo viên dạy giỏi trong khối trường chuyên nghiệp của tỉnh HB đó.
-          Hoa cười- nụ cười tươi xóa đi những nét u phiền trên khuôn ,mặt.
-          Cười nhiều lên em cho thật hết những những ưu phiền, bởi sự tươi tắn, hồn nhiên và lòng vị tha vốn là của em- Thày Nghĩa  nói.
Anh Thành nói: Thày không thể  tưởng tượng được đâu. Con nhỏ thế mà dám để lại cho chị gái nuôi. Một mình theo học đại học Y ở TN và rồi theo học cao học ở trường y quân đội. Tám chín năm trời, xa con, sống trong sự thiếu thốn triền miên.  Nếu không có  ý chí và nghị lực phi thường con người đâu có thể thực hiện được việc đó.

Hoa nói: Anh Thành nói vậy thôi. Có thể điều ấy làm em quyên đi nỗi mất mát. Thày biết không? Em rất yêu anh ấy. Cho đến giờ em vẫn nghĩ khó có thể  yêu ai được ngoài anh ấy, mặc dù hơn chục năm đã trôi qua… Thời gian còn đi học, lắm lúc nhớ con, lấy ảnh của con ra ngắm, chỉ muốn bổ về thăm nó, nghe nó gọi những từ thật tha thiết: mẹ ơi!  Tưởng tượng con chạy ra ôm lấy mình mà không thể cầm lòng. Mẹ con em đã xa nhau quá lâu . Bây giờ mẹ con em đã được ở gần bên nhau. Em sẽ bù lại những mất mát của con lúc nó còn bé. Cứ nghĩ thế, chứ quả thật cái nghề của em, vừa là cô giáo trường y, vừa làm việc trong bệnh viện, hai mẹ con chỉ gặp nhau mỗi ngày vài giờ vào buổi  tối hoặc cuối tuần nếu như không phải trực tại  bệnh viện.
Câu chuyện của Hoa thực sự làm thày Nghĩa xúc động. Thày lặng im, nhớ lại những ngày đầu tiên khi mới ra trường, về giảng dạy ở một trường chuyên nghiệp thuộc một tỉnh trung du, dăm sáu người ở một gian phòng tường trình bằng đất trộn rơm, bữa ăn phần nhiều là khoai lang, ngô, hoặc sắn, vậy mà vẫn háo hức, tràn đầy niềm vui, vẫn cảm thấy gắn bó với nghề, với học sinh………  Bất giác thày Nghĩa liên tưởng đến những cuộc đời với những số phận khác nhau của những học viên mà thày đã tham gia giảng dạy. Hình như họ đều có điểm chung đó là ở đôi mắt. Những đôi mắt  nhìn lên bảng như khao khát ánh sáng của sự hiểu biết, tri thức. Thày như nghe thấy bao giọng  học trò: chào thày ạ! Chào cô ạ! Tiếng chào ấy mới thiêng liêng làm sao.
Những đôi mắt và tiếng chào thày, cô trân trọng ấy tự bao nay rồi như những ngọn lửa nhỏ đã gìn giữ và tiếp  sức cho tình yêu người, ý thức trách nhiệm đối với nghề dạy học của bao thày cô.

Mọi người nhâm nhi giọt cà fê, lắng đọng bao suy nghĩ về nghề, về người, và nghề dạy học, cảm nhận sứ mạng thiêng liêng và yêu cầu khắt khe của nghề dạy học đối với những người đang đứng trên bục giảng.
Dưới  kia con sông Đà đang cuộn chảy. Dòng nước tắm mát cho đôi bờ xanh từ thượng nguồn tới vùng hạ lưu, như tình yêu làm sáng trong bao số phận đời người.





                                                                                                                  Hồ Ngọc Vinh