Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

MÙA THU THÔN DÃ

Lúa đã uốn câu lốm đốm vàng
Mưa ngâu vừa dứt , nắng đã chan
Vườn xanh ríu rít chuyền chim sẻ
Âu yếm gọi nhau tựa ái tình

Làng phố  đèn sao treo trên giá
Bầy trẻ tung tăng mải ngắm nhìn
Trung thu kia  tới, ngày phá cỗ
Bưởi đã lên hàng, bánh dẻo thơm

Chợt nhớ ngày xưa thơm cốm nếp
Nô nức trẻ thơ tới tựu trường
Mùa thu  vàng dát trăng tròn vạnh
Tiếng trống Tùng rinh, ngợp đèn sao.

Làng xóm thời nay tươi  mái son
Bê tông đã trải khắp đường làng
Thu về bỗng thấy hồn tĩnh lặng
Nẻo về, bến đỗ có nhớ  chăng

                        Hưng yên tháng 9 năm 2017








Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

THÀNH PHỐ LÚC VÀO ĐÔNG



Gió đông về ào ạt trên cành liễu
Mặt hồ xanh ,  lớp lớp sóng cuộn lăn
Cánh cò lả rập rờn trên đảo nhỏ
Hưng Yên ơi! Thành phố đã  vào đông.

Bên Nguyệt Hồ, đền Trần soi nếp cổ.
Ngói thâm nâu, linh hiển những bóng rồng.
Đất văn hiến những áng văn lan tỏa,
Miếu Xích Đằng  còn mãi với thời gian.

Thành phố  vào đông rực rỡ sắc màu
Nhộn nhịp dòng người chảy trên đường  phố.
Áp phích pa-no cửa hàng , cửa hiệu
Và dáng em trong trang phục sắc đông.

Tách trà nóng,  hương sen thơm dìu dịu
Gợi nhớ em, chè bưới với hạt sen
Sáng Hưng Yên lặng lẽ  bên hè phố.
Nao lòng người trước những cánh chim.


                        Hưng Yên tháng 11 năm 2016

  





CẢM XÚC TIẾT ĐÔNG


Sen đã tàn.
            Nước trong veo,
                                    Sóng gợn

Những cây bàng
                                    Lá đỏ ối
                                                Xác xơ
                                                         Rơi
Đường phố huyên
                                    Tấp nập
                                                Người xe
                       
Vẫn vương víu tiết đông trên nét mặt.


Anh gom nhặt lá vàng,
                                    Rắc vào mùa đông
                                                            Lạnh lẽo
Gieo vào em,
                        Giây phút xao lòng.

Heo may hết, gọi gió mùa đông bắc
Thu tàn rồi, đông rất lạnh….
                                                Em ơi!

                                    Hưng yên Mùa Đông năm 2016


SÁNG MƯA ĐÔNG TRÊN PHỐ



Mưa dăng dăng phố nhỏ
Đường phố nước mưa tràn.
Chuyến xe nào chạy vội?
Bước chân ai đơn côi?

Phố phường thêm hiu quạnh
Gió lạnh buốt  vai gày
Đường mùa đông hoang vắng
Hoai hoai nỗi nhớ ai?.

Tí tách bên hè phố
Từng giot mưa rơi, rơi.
Bỗng bàng buông tàu lá
Gió động trên cành me.

Bỗng chợt nghe tiếng ve.
Lạc trôi trong tiềm thức

            Hưng Yên những ngày mưa đông 2017


MÙA BIỂN ĐỘNG



Truyện ngắn của Hồ Ngọc Vinh
Biển chiều nay, sóng lừng. Những con sóng tiếp nối những con sóng, dâng cao rồi đổ ào….ào vào bờ cát. Sóng bò lên tận bờ đá, vỗ ầm …ầm, vỡ ra tạo thành những bọt nước trắng sôi sục hả hê bắn tung tóe. Biển đang giận giữ, biển đang yêu. Quỳnh nghĩ thế. Biển luôn khát khao, biển đi tìm tình yêu suốt tháng năm. Sau những con sóng đổ ầm ào mạnh mẽ đó, Quỳnh vẫn lắng nghe được tiếng thở dài của biển, tiếng nói tự trong lòng biển âm thầm lắng đọng tới da diết.
Chuông điện thoại kêu. Quỳnh vội mở túi xách, lấy cái điện thoại, chị áp cái điện thoại vào tai, nói bằng giọng trìu mến: con à! Có việc gì không con?
Đầu kia cất lên tiếng nói của con gái yêu quý: mẹ à. Mẹ đang ở đâu vậy?
Mẹ đang ở bên biển.
Mẹ! Mùa đông mấy ai ra biển hả mẹ. Con thấy biển vào mùa đông hiu quạnh lắm, buồn lắm mẹ.
Mẹ yêu thích biển mùa đông con ạ. Vào mùa này, gió mùa đông bắc thổi. Sóng biển lớp lớp dâng cao đập vào bờ đá và rồi im ắng. Con biết không, giữa tiếng đổ ào ào của sóng là cả một khoảng không gian lắng đọng. Mẹ thích lắng nghe tiếng sóng biển và những lời biển tình tự sâu lắng ngọt ngào.
Mẹ vẫn mơ mộng! Mẹ biết không, chúng con rất lo cho mẹ!
Các con không phải lo cho mẹ. Các con có cuộc sống của các con. Hãy sống cho chồng, cho con, đấy là những người gắn bó, yêu quý con nhất đấy. Hãy trân trọng hạnh phúc gia đình con nhé. Đừng như mẹ, khát vọng cả đời và trống vắng cả đời con ạ. Quỳnh nói đến đấy. Chị chợt buông tiếng thở dài.
Quỳnh bất giác nhó lại, con bé Hải rất nhiều lần giục chị đi bước nữa. Ngày nó còn bé, cũng chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Hải dường như hiểu mẹ, thương mẹ. Hải luôn nghĩ nếu có ai đó thương yêu mẹ thực sự, có thể khỏa lấp đi sự cô đơn, côi cút của mẹ, Hải chỉ mong có thế. Đã có lần Hải nói: mẹ đừng vì con mà không lo cho mẹ. Mẹ cứ sống cho mẹ, lo cho mẹ. Mẹ nhớ điều ấy mẹ nhé. Có thể nó phần nào vẫn nhớ tới ngày thơ bé khi Quỳnh vẫn chưa ly hôn.
Quỳnh là một phụ nữ thành đạt. Ôi! Thì đúng vậy, chị có học vị. Chị là giảng viên được sinh viên yêu quý bởi tính trách nhiệm và tình yêu người , yêu nghề thấm đượm trong từng câu nói mỗi giờ lên lớp, bởi chị luôn biết đứng về phía sinh viên để sử xự. Chị là nhà khoa học đã có nhiều sách, bài báo, những công trình nghiên cứu đã được công bố. Ai đó nói rằng chị khô khan, chị chỉ biết đến nghề nghiệp và khoa học. Quỳnh chỉ mỉm cười…Có ai biết, chị đã từng yêu đến điên dại anh bạn học cùng lớp, vẽ lên khung cảnh cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm với người mình yêu bên những đứa con, tưởng tượng ra khung cảnh chỉ có hai người bên nhau dưới ánh trăng ngà, mùi thơm của hoa dạ hương tỏa bay, một bên là thành phố rực rỡ đèn màu đường phố như suối hoa đăng, một bên là biển đêm với những con sóng bạc đầu, tung bờm khát khao cháy bỏng.
Nhưng chị đã không thành công trong hôn nhân. Thật vậy! Chị không thành công trong hôn nhân. Nhớ lại những tháng ngày chung sông với Tiến chị lại sợ hãi rùng mình. Tiến chính là tình yêu đầu của chị. Trong suốt những năm tháng học đại học, hai đứa vẫn yêu nhau tha thiết, họ có rất nhiều những kỷ niệm đẹp về tình yêu. Những chủ nhật bên bờ hồ Tây lãng đãng những con sóng lăn, bên bờ những chùm hoa phượng nở đỏ rực và ve ngân ra rả; những buổi đi dã ngoại vượt sông đà tới Động chúa, chùa Bà..Vậy mà khi bên nhau họ sống không hạnh phúc. Tiến mấy năm trong quân ngũ, sau xuất ngũ về làm việc ở một tập đoàn chuyên xây dựng. Thế là chấm hết những ngày yêu thương. Tiến có vợ khác. Tiến không còn tôn trọng chị, hờ hững và không còn biết quan tâm tới chị và con.
Sau gần chục năm chung sống cuối cùng họ đã ly dị Rất nhiều người ngăn cản chị. Bố Quỳnh nói: thôi đi con.Chồng con có thế nào hưởng thế. Hãy sống cho con. Tất cả vì con. Con Hải lớn lên tâm lý sẽ thế nào nếu không có bố….. Quỳnh mỉm cười chua chát. Con nghĩ mãi, nghĩ kỹ lắm rồi bố a! Chẳng lẽ con không biết điều đó. Con biết chứ. Nhưng chúng con không còn tôn trọng nhau nữa. …đến chạm vào người con anh ấy cũng rùng mình. Con cũng muốn chịu đựng cho con Hải có bố , có mẹ, có một gia đình trọn vẹn đúng nghĩa. Nhưng không thể được bố a!
Đã có vài người đàn ông đến với chị. Đầu tiên là một viên đại tá về hưu tên Thành. Tuổi ngoài 60 trông Thành vẫn phong độ, nhanh nhẹn, góa vợ, khuôn mặt vuông vắn, hiền lành và có hậu. Thành ngồi hồi lâu mà không biết bắt đầu từ đâu. Anh nói muốn tìm người bầu bạn, hỏi những câu không đầu không cuối. Vậy là họ không gặp lại nhau. Người thứ 2 là chủ nhiệm hợp tác xã, cũng góa vợ. Anh tên Hoàn. Hoàn có dáng người đậm, khuôn mặt bầu bầu, với cái cằm nhọn, ánh mắt và khuôn mặt không biểu cảm, khó gây thiện cảm cho đối tác…người thứ 3, người thứ tư…..Cơ quan nhiều người mai mối cho chị. Bố chị nhìn thấy con gái đơn thương, độc mã cũng thương. Ông nói: con nên đi bước nữa. Mẹ Quỳnh nhìn thấy con gái cũng thương. Mỗi lần nhà có việc, các anh các chị , các em Quỳnh đều như đũa có đôi. Chỉ có con Quỳnh là một mình. Quỳnh lại là đứa con gái bà thương nhất, vừa lòng nhất, hợp nhất. Không đứa con gái nào bà để chúng bắt chấy, nhổ tóc sâu, giặt quần, giặt áo, chỉ có con Quỳnh thôi. Ấy vậy mà đường chồng con của nó lỡ dở. Thật khổ thân nó.
Thật ra Quỳnh cũng mong muốn có bầu có bạn lắm chứ, thèm cái cảnh vợ chồng bên mâm cơm cùng các con yêu lắm chứ, nhưng Quỳnh như con chim dính tên nay sợ cả cành cây cong. Vả lại Quỳnh không thể sống với người Quỳnh không yêu, không có cảm tình. Quỳnh sẽ ở vậy nuôi con, dành tất cả tình yêu cho con bé.
Hơn chục năm trời trôi qua. Hải tốt nghiệp đại học làm việc ở một ngân hàng tại Hà Nội Con bé xây dựng gia đình với người nó yêu. Chúng có một căn hộ khép kín tại Gia Lâm. Nhà giò chỉ còn mình chị. Căn nhà như rộng ra mênh mông. Quỳnh lấy công việc làm vui. Hàng ngày chị đến cơ quan từ rất sớm, trưa về muộn, buổi chiều cũng vậy. Tình cảm, trí lực của chị giờ dành hết cho chuyên môn. Tối về sau khi tắm giặt, ăn cơm, chị chuyện trò với con gái qua Facebook hoặc qua Jalo.
Con gái luôn nhắc lại: mẹ ơi! Có ai thương mẹ, mẹ đi bước nữa đi!
Chị viết: cái con này!
Mẹ! Con nói thật đấy. Mẹ đã sống cho con. Con hiểu điều đó. Giờ con đã trưởng thành, có gia đình. Con càng thương mẹ. Sống một mình lủi thủi khổ lắm mẹ. Nấu cơm một lần cho cả ngày. Lúc ốm , lúc đau, chẳng biết gọi ai. Con gái mẹ bất hiếu quá, không thể ở bên mẹ, phụng dưỡng mẹ. Lắm lúc muốn bay về ngay với mẹ thương. Hay mẹ lên ở với chúng con!
Ừ! Mẹ hiểu rồi. Hãy sống hạnh phúc con nhé.
Viết đến đấy, nước mặt chị trào ra. Con bé vẫn thế. Bề ngoài có vẻ tinh ngịch, nông nổi, ấy vậy mà không phải. Trái tim con tràn đầy tinh thương cảm, lòng trắc ẩn và sự cảm thông. Gieo vào lòng chị tình thương, hãnh diện và tự hào.
Quỳnh cũng đã không ít lần vào mục tìm bạn trong trang TWO, hoặc các trang khác, một cách vô thức hay hữu ý chẳng rõ nữa. Ngắm những người đàn ông tự giới thiệu mình, mỗi người một vẻ, chị tự mỉm cười. Hy vọng nào cho chị trong số những người mà chị đã lướt qua. Chẳng ai dành cho chị cả. Có thể họ gặp chuyện éo le…thường là thế…họ đang cô đơn, họ đang khát khao sex hay hạnh phúc gia đình…những nỗi cô đơn cộng lại không thành an ủi, bù đắp còn lớn hơn. Không ai dành cho chị cả.
Nhưng nỗi cô đơn khủng khiếp nhất đối với chị đó là vào những lúc giao thừa, khi con gái đã lập gia đình. Một mình chị chờ đón giao thừa. Khoảng khắc giao thừa mênh mênh, mang mang làm con người dễ sinh hồi tưởng, liên tưởng. Chị bỗng rơi chơi vơi vào khoảng trống mênh mông của dòng thời gian và dòng cảm xúc. Chị muốn đổ gục xuống bên bàn khi ý thức được khoảng trống trong lòng không thể lấp đầy. Nếu như không có tiếng chuông điện thoại và giọng con bé “mẹ ơi! Con nhớ mẹ! Chúc mẹ năm mới sức khỏe và hình ảnh vợ chồng Hải trên Jalo” chị có thể đã không thể gượng nổi. Mong cho những ngày tết chóng đi qua.
Tối nay, thủy triều lên. Mặt biển dâng cao. Gió mùa đông bắc tràn về. Biển động. Từng con sóng dài như những con trăn, sừng sững dựng đứng, mào màu trắng đổ ầm…..ầm vào bờ. Trăng non. Ánh trăng yếu ớt. Vầng trăng non ẩm đạm lần sau những đám mây đen vần vũ. Mặt biển nhờ nhờ ánh trăng. Đây đó trên mặt biển những chiếc đèn nhỏ xíu của dân câu mực dập dềnh, dập dềnh trên sóng. Con tàu hàng nào đó từ rất xa, rất xa với cả dàn đèn nhấp nháy. Phố xá đã lên đèn. Thi thoảng có bóng người qua lại trong những công viên của thành phố du lịch.
Quỳnh ngồi bên bờ biển. Người bán hàng tuổi đã trung niên hỏi: chị uống gì?
Quỳnh: anh cho tôi chén trà!
Người bán hàng hỏi: trà đá , hay trà nóng. Nhìn người phụ nữ trong trang phục mùa đông với cái áo dạ đen trùm ngoài, anh đoán chắc cô ấy là dân trí thức thị thành. Sao cô ấy lại ra biển một mình vào mùa này? Mọi người thường đi biển vào mùa hè, tắm và thưởng thức các món hải sản. Ôi! Sao lại có sở thích này chứ.
Quỳnh nhầm nhi chén trà. Chị ít uống trà, nhưng mỗi khi ra biển thích ngồi bên biển trên những chiếc ghế đá, quan sát biển và phố biển về đêm.
Một người đàn ông trong bộ com lê màu tím than bước đến, hỏi: Tôi ngồi cạnh em được chứ.
Quỳnh xê người nhường chỗ cho anh, kín đáo quan sát người đàn ông: Tóc đã hoa râm. Khuôn mặt nở nang đầy đặn, vương chứ ưu tư. ÔI! Lại có người đàn ông thích ra biển dịp này! Quỳnh cảm thấy e ngại khi anh hỏi: em đến đây một mình. Vâng!- Quỳnh đáp. Quỳnh muốn đứng lên, về lại căn phòng. Dường như người đàn ông đã lấy mất đi khoảng không gian của riêng chị,làm chị không hài lòng. Nhưng ở anh có điều gì đó thôi thúc chị muốn hiểu, muốn khám phá.
Anh nói: anh tên Hưng. Anh sống và làm việc tại Bắc Ninh. Anh có thú vui đó là đi biển vào dịp cuối đông.
Câu chuyện giữa họ tiếp tục như người đã quen biết nhau từ lâu. Hưng kể với giọng trầm: anh là dân kinh doanh, có một doanh nghiệp nhỏ. Anh có hai con một trai, một gái. Chúng đều đã lớn , đã xây dựng gia đình.
Quỳnh: chắc anh chị rất hạnh phúc.!
Hưng thở dài:không đâu em! Mấy chục năm chung sống với cô ấy. Anh những tưởng mình là người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới với vợ đẹp, con khôn thành đạt. Nhưng anh vô cùng đau xót khi thấy rằng người phụ nữ và gia đình mà anh bao năm vun đắp cho nó đổ vỡ. Cô ấy chơi lô đề, chơi hụi, làm những việc mờ ám sau lưng anh. Đến khi ngân hàng xiết nợ anh mới vỡ lẽ. Chuyện không chỉ có vậy. Khi anh đi vắng, cô ấy có người đàn ông khác mạnh mẽ hơn,trẻ khỏe hơn….Anh đã bán cả cơ nghiệp để trả nợ ngân hàng. Giờ anh không kinh doanh nữa. Muốn sống cho mình và chiêm nghiệm.
Quỳnh bật kêu: trời ợi! Sao lại thế. Sao anh gặp phải chuyện éo le dường ấy. Chị nhìn Hưng với ánh mắt đầy vẻ cảm thông.Tự hỏi: sao lại có những người đánh mất hạnh phúc của mình dễ dàng và vô ý thức như thế? Giá như mình được yêu, được quan tâm có lẽ chẳng bao giò mình để hạnh phúc tuột khỏi tầm tay.
Buổi tối đó khi về phòng, Quỳnh không ngủ được. Chị hết xoay bên này, xoay bên kia, mắt cứ chong chong. Chuyện của Hưng tác động mạnh mẽ tới tư tưởng của chị. Bất giác một sự liên tưởng chợt đến: giá như anh ấy là của chị. Không! Mình đã biết gì về người ta. Ôi! Anh ấy đáng thương quá. Anh bất hạnh hơn cả chị bởi bị phản bội. Anh ấy chắc biết quan tâm tới vợ con….cộng hai cái cô đơn lại bằng sự yên ấm…làm gì có thế. Chỉ nghĩ vớ , nghĩ vẩn. Lại hình dung ra cảnh bên anh vào lúc giao thừa.
Năm nay, Quỳnh lại ra biển vào cuối đông. Chị đặt phòng ở khách sạn quen thuộc nơi vào những năm trước vẫn lưu trú. Phố biển đã giăng những băng rôn, khẩu hiểu, các nhà hàng đã được trang hoàng thông, hoa đào, hoặc quất cảnh. Vẫn còn hơn hai tuần lễ nữa mới đến tết âm lịch.
Phố biển đã lên đèn. Những chuyến xe khách đưa khách từ thành phố vào khu hai, khu ba vội vã đi qua. Biển dịp này triều xuống. Bãi cát rộng dài với những đốm lân tình, những hạt cát lấp lóa dưới ánh trăng. Ngoài khơi những con sóng lớp lớp vồng lên, chạy mãi, chạy mãi..
Quỳnh ra biển, như thường lệ tới quán nước ven bãi cát dưới tán dừa, ngồi và gọi chén trà. Chị ngồi xê ra đầu ghế….
Biển khơi vần ào ạt từng lớp sóng khát vọng. Biển khơi vẫn đi tìm hoài năm tháng những mối tình trong mơ. Biển khơi vẫn âm thầm lặng lẽ nén tình yêu để hóa bão dông…Quỳnh nghĩ thế..
Hưng Yên tháng 7 năm 2017


VỢ CHỒNG THỜI SMART FON



                                                                                    Truyện ngắn của Hồ Ngọc Vinh
Thủy vừa cảm thấy lo lắng, vừa bực bội, khi nhìn thầy SMART FON lúc nào cũng kè kè trên tay chồng, chỉ muốn giằng nó khỏi tay anh vứt  đi. Ngày xưa mới lấy nhau, “chuyện thầm kín chẳng dám nói với ai”, vợ chồng đêm bảy, ngày ba, ngoài ra không kể. Anh nhà chị vô cùng sung mãn, cử chỉ, hành động vô cùng âu yếm, chiều chị từng tí. Vậy mà từ ngày có cái điện thoại thông minh Hùng quí nó hơn quí vợ, cặp kè với nó, tâm sự với nó cứ như với người tình tuyệt vời. Mà vợ chồng đã già đâu chứ, mới gần bốn chục, tuổi của sự hoàn chỉnh của giới. Lẽ  ra phải ghê gớm lắm mới phải.Không những thế còn xuất hiện cái tính cáu bẳn. Hễ nói là to tiếng, nặng lời với vợ và các con. Người đâu không biết tâm lý là gì. Hay cái giống đàn ông nó thế, chưa lấy được người ta thì săn đón, được rồi thì sinh rẻ rúng.
Từ hồi chuyển từ điện thoại cục gạch sang điện thoại thông minh, Hùng cặp nhật cho mình nhiều kỹ năng lắm. Anh cài Jalo, cài Messinge, cài Twitte…rảnh việc là lướt WEB, vào FACE dốc bầu tâm sự với cả những người anh chưa gặp mặt bao giò. Đời anh không thể thiếu nó. Thiếu gì thì thiếu chứ thiếu SMART FON không hiểu đời anh sẽ ra sao. Nên mỗi lần bị vợ gầm ghè khó chịu vì sử dụng điện thoại, nói thật nhé, thây kệ Thủy. Cô ấy làm sao mà hiểu được. Đàn bà nên chăm chú vào chồng con, đừng nên quan tâm cái khác làm gì. Từ xưa đã thế rồi.

Sáng nay, mọi người trong phòng của Thủy sôi nổi bàn tán. Không chỉ phụ nữ mà cả cánh đàn ông nữa. Chủ đề không ngoài chuyện tình yêu. Mọi người cao giọng: “Chuyện ngoại tình ngày nay không hiếm gặp nữa. Tình công sở. Tình một đêm. Tình qua Email. Tình qua Face. Làm sao kiểm soát được đây. Đặc biệt là cánh đàn ông. Tốt nhất là thu đủ lương tháng. Không có tiền, mọc cánh ra mà đi. Thi thoảng tớ xem cái điện thoại nhà tớ. Biết hết các bạn của lão. Có bạn gái nào cũng biết. Bạn mới, khả nghi là tớ làm rõ liền. Làm thế không sợ ông xã giận ư. Thì nhè lúc lão mải việc, đi tắm chẳng hạn mà xem.”
Cánh nam giới: “không kiểm soát được đâu các bà ơi. Bước ra khỏi nhà, đàn ông là của xã hội rồi. Có cái tính ấy, họ tìm được muôn vàn cơ hội. Đi theo từng bước cũng chẳng quản lý được. Chỉ hy vọng vào sự tự giác của họ thôi.”
Nghe đồng nghiệp bàn tán Thủy đâm lo. Vài tháng nay rồi, Hùng dường như không biết có vợ trong nhà. Đàn ông ở tuổi tứ tuần phải sung mãn mới đúng. Đằng này có lẽ hú hí với con nào nên chẳng thèm để ý tới vợ. Kiểu này đến phải đập cái máy điện thoại của lão để lão không thể liên hệ với ai được nữa mới yên.
Nỗi lo lắng ấy từ lâu nay rồi thường trực trong Thủy làm chị ăn không ngon, ngủ không yên, liên tục phải kín đáo để ý tới thái độ, cung cách cư xử của chồng. Mà sao dịp này trông Hắn gian thế, cứ như vừa phạm lỗi gì đó….
Vợ chồng Thủy đều là công chức. Mỗi người một cơ quan. Hàng ngày, bọn trẻ đi học. Buổi sáng, Thủy, Hùng mỗi người một xe tới cơ quan. Trưa ăn cơm công sở. Tối cả nhà mới sum họp.
Chiều mỗi khi về nhà, là Thủy tranh thủ vào chợ mua bán, gấp gáp về nhà lo bữa cơm tối cho cả gia đình. Gặp chồng, gặp con là niềm vui của Thủy. Thấy chồng con ăn ngon miệng, được câu khen cũng là niềm vui của chị. Chị yêu anh ấy, yêu lũ con, coi đó là sở hữu riêng không thể xâm phạm. Bởi vậy mỗi khi đồng nghiệp râm ran về chuyện ấy, Thủy thường nói với thái độ không khoan nhượng:” Tớ chúa ghét chuyện lăng nhăng. Tớ mà phát hiện lão nhà tớ ngoại tình, là lành làm gáo, vỡ làm muôi ngay. …”.
Tối nay, sau bữa cơm tối, Hùng ra nằm giường, bật quạt, tay cầm cái SMART FON, theo thói quen lướt Web.
Nhìn chồng mải mê với cái máy điện thoại, nhớ lại chuyện giữa đồng nghiệp ở cơ quan, Thủy chợt lo. Thủy nhắc:- Anh  có cất ngay cái điện thoại đi không-  Người đâu  về đến nhà vẫn không thôi với cái máy-  Đồng thời ném cái nhìn tỏ rõ bực tức về phía chồng.
Chồng chị “ anh  Hùng “ đang nằm ngiêng trên giường, chân co, chân duỗi, dán mắt vào cái máy điện thoại, dường như không nghe thấy lời nhắc nhở của vợ, tiếp tục theo dõi một sự kiện nào đó trên màn hình điện thoại qua FACE BOOK, thi thoảng lại cười ra vẻ vô cùng đắc ý.
-Anh cất ngay cái máy điện thoại đi! Xem mãi không chán ư! Trông anh cười, nói với cái máy, người ta nói anh bị thần kinh đấy. Đàn ông đàn ang gì, đi làm cả ngày, suốt ngày ở công sở với cái máy tính, máy điện thoại, về nhà vẫn không rời ra được-  Thủy chì triết- Ngôn ngữ của chị vừa tỏ vẻ bực tức vừa mát mẻ cũng không khiến  Hùng bận tâm, rời khỏi cái điện thoại cầm tay. Anh tiếp tục dán mắt vào màn hình điện thoại, bỗng nhiên cười  thầm, miệng lẩm bẩm cái gì không rõ.
 Thủy càng thêm  bực tức nghĩ thầm: chẳng lẽ lại xông ra giường giằng lấy cái máy điện thoại ném đi cho  hả giận.
Từ lâu nay rồi vào mỗi tối, sau khi ăn cơm, anh một góc giường, hai đứa con mỗi đứa một góc ghế bận bịu với máy điện thoại. Hai đứa con chị, thằng Hạnh, con Hằng mỗi đứa một chiếc máy điện thoại thông minh. Chị bảo mua cho chúng cái máy rẻ tiền thôi, dùng Sim sinh viên, chúng không chịu, nhất thiết đòi bằng được máy APPLE hoặc dòng Sam Sung đời mới.. Tiền lương  chẳng dư dật lắm, nhưng chiều con cuối cùng anh chị phải chiều chúng. Thằng Hạnh có chiếc điện thoại thông minh, tìm cách cài được GAME,  JALO, FACE, mua sim 3G, 4G thế là cả ngày vui với thế giới ảo. Con Hằng cũng vậy suốt ngày buôn dưa lê với bè bạn, cung cách cứ như người ở trên thiên đàng rơi xuống, điệu bộ của nó, mái tóc nó để, cách nó ăn nói trông giống các nhân vật trong phim hoạt hình Hàn Quốc lại phần giống cách ăn nói, điệu bộ của người hành tinh khác.
 Thủy tiếp tục với vẻ giận dỗi không giấu diếm:Cũng như anh, em bận tối mặt cả ngày ở công sở, về đến nhà lại rối lên với cơm nước, giặt giũ cho bố con anh. Đã vậy, suốt ngày anh bận rộn với cái máy, không rời nó ra nửa bước, Việc nhà anh không giúp đỡ em. Anh không dạy dỗ chúng. Anh làm hỏng chúng. Dường như em và con, gia đình này không phải là của anh.
 Hùng dừng tay, ném cái điện thoại xuống đầu giường, nói: mất cả vui. Càng ngày càng khó tính, cấm cẳn như ma ấy.- Thì thôi vậy!
Thủy: Anh nhìn hai đứa nhỏ kia. Bố thế thì sao dạy bảo được con.
Hùng nhìn hai đứa con đang dán mắt vào điện thoại, bực mình nói: hai đứa có thôi đi không. Vào bàn học ngay kẻo lại ầm ĩ lên bây giờ. Có thôi đi không! Không thôi, bố thu lại máy đấy. Thằng Hạnh, con Hằng phụng phịu, bất đắc dĩ về bàn học. Chúng để máy điện thoại ngay trước mặt. Thoảng lại ngó vào màn hình.
Thủy nói: nước này em sẽ không thuê bao mạng Internet, không thuê bao các gói TV mạng nữa. Cứ cái đà này, các con hỏng mất, trong nhà ngày nào cũng có cãi vã chỉ vì điện thoại di động và cái tivi.
Thật ra mấy tháng trước  Thủy đã báo cắt thuê bao mạng. Thế nhưng chồng và các con chị dùng 3G rồi 4G kết quả trả cước cao quá, xót ruột, lại đành báo lại  thuê bao mạng. Từ hồi có cái máy điện thoại di động thông minh tới giờ anh sáng dậy ăn sáng, đi làm, tối về tắm giặt, ăn cơm tối , làm bạn với màn hình điện thoại tới mười một mười hai giờ đêm rồi lăn ra ngủ. Chẳng tâm lý gì cả.
Nói đến đấy, Thủy chợt nghĩ: Ngày xưa mới lấy nhau cứ quấn lấy mình, chết mệt, vậy mà giờ đây, có lần mình phải chủ động mà hắn chẳng thèm đụng cựa. Tất cả là tại cái mạng. Chị hồ nghi: có thể hắn có bồ giấu ở đâu đó . Có thể lắm…Đàn ông ai mà tin được họ.

Chiều nay, sau khi gấp máy tình trong chế độ ngủ đông, Thủy nhoài người với lấy cái túi xách để phía trái bàn. Với cảm xúc  vui vẻ vì cuối cùng công việc đã xong. Lúc nãy, chị nộp lên phòng bản kế hoạch dự án được giao làm hơn tháng nay. Để hoàn thành nó, chị phải tranh thủ làm cả trưa ở cơ quan. Chị vội chào đồng nghiệp, bước nhanh xuống lán, lấy xe. Giờ chị qua qua trường tiểu học đón con Hằng, sau đó rẽ qua chợ. Mọi khi Hằng vẫn được bố đón, nhưng hồi nãy Hùng điện chọ chị, báo tin sẽ về muộn đôi chút.
 Hằng đã đợi mẹ ở cổng trường. Hằng cười rất tươi, vui khi thấy mẹ tới đón. Chị dừng xe, để con ngồi ổn định trên xe, mới tăng ga. Mẹ con chị rẽ vào chợ. Chị tranh thủ mua rau , đậu vài thứ lặt vặt rồi vẽ vào con đường bê tông qua khu phố nhỏ về nhà.
Hùng vẫn chưa về. Giờ đã gần sáu giờ tối. Chị ngước nhìn đồng hồ, thoáng lo lắng, rồi tất tả vào bếp nấu cơm. Chị có niềm vui thích đặc biệt mỗi khi vào bếp. Gian bếp tuy nhỏ, nhưng ngăn nắp. Tủ chạn treo, tủ bếp, bồn rửa, tủ lạnh dường như chúng tìm đúng vị trí, ngay ngắn tạo cho căn phòng vẻ thông thoáng trang nhã. Mỗi món ăn, dù là rau Thủy cũng luôn  thay đổi cách chế biến cho chồng con được ngon miệng.
Gần nửa tiếng sau, Hùng  mới về. Cả nhà vui vẻ bên mâm cơm. Hằng ríu rít kể chuyện vừa xảy ra ở lớp.
Sau khi ăn, Hùng ra gường nằm với tâm trạng thỏa mái, phởn phơ. Anh với chiếc SMART FON, bắt đầu lướt WEB. Thằng Hạnh, con Hằng mỗi đữa một góc cũng bắt đầu bận bịu với cái máy điện thoại. Sau khi rửa bát, quay lại thấy cảnh ấy, Thủy cảm thấy không hài lòng :
            - Này anh! Có thôi đi không!
-         Đấy! Lại điệp khúc rồi!
-         Sao nói là điệp khúc!  Anh phải để các con nó học chứ. Chúng mỗi đứa lăn ra một
góc kia- Chị bực bội nói- Không chịu thay đổi gì cả. Nếu muốn thì anh ra chỗ khác mà xem.
-         Anh còn ra chỗ nào nữa. Ngay cả trong nhà anh không còn tự do nữa rồi. Em  theo
dõi, cấm anh không được xem mạng. Thế thì còn gì là niềm vui sống nữa. Cả ngày vất vả, tối về xả hơi chút cũng không được.
-         Sống với anh em anh không vui sao? Vậy thì anh tìm cô khác mà sống. Mẹ con
em sống với nhau- Chị dằn dỗi nói.
-         Đấy ! lại đai ra rồi. Người đâu mà dai như đỉa ấy. Đàn ông sợ nhất các bà vợ nói
nhiều.
            Nghe Hùng nói, mỗi lúc Thủy thêm bực mình: Thì anh đi với người phụ nữ khác. Còn lạ gì anh nữa. Các anh ngồi cạnh vợ mà vẫn còn anh anh em em tán tỉnh với những cô gái trên mạng, gửi ảnh cho nhau. Khối ông còn hẹn nọ hẹn kia,  anh yêu em, em yêu anh. Yêu đương gì kiểu ấy. Chả gặp mặt nhau bao giờ cũng yêu. Yêu cái con chó. Em nói để anh biết. Anh làm gì, ỏ đâu, tiêu bao nhiêu tiền, em biết hết. Không giấu em được đâu. Đàn ông các anh, ai tin được. Gớm! Trời đất, không biết thời này là cái thời gì nữa….
            Hùng vừa cáu giận , vừa ngạc nhiên trước lời lẽ của vợ. Trước đây đâu có thế; Cô ấy dịu dàng, hiền thục. Vậy mà giờ này trông kìa, tru tréo, cay nghiệt, mặt méo đi tái nhợt. Giờ mới thấy con hổ Hà Đông nó thế nào.Tại sao giờ đây vợ chồng hay va chạm, lời qua tiếng lại, lúc vì cái SMARTFON, lúc vì mấy đứa nhỏ, lúc vì anh về muộn. Anh đã ghìm nén lắm rồi. Bảo anh phải từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại di động thông minh ư ? Khó quá! Với anh nó như người tình rồi. Nó sở hữu anh, hay anh sở hữu nó. Cũng như vậy, vợ sở hữu anh, hay anh sở hữu cô ấy. Rút cuộc lại, anh không còn là của anh nữa. Anh là của vợ, của cái điện thoại kia. Anh đã nhịn lắm rồi, ức lắm rồi. Vậy mà vợ anh nói: anh đi chỗ khác mà sống, sống với người đàn bà khác. Mà anh có làm gì cơ chứ. Thà cứ như thằng Đỏ, khi vợ tru tréo vì bắt gặp hắn cùng với người đàn bà khác, hắn tỉnh khô nói “  vừa đẻ xong, cô phải chịu thiệt”. Vợ Đỏ có  làm được gì hắn đâu, đành phải nuốt cục ngẹn vào lòng. Còn anh, đứng đắn quá đi  chứ, chưa cờ bạc, gái gú mà hàm oan. Thật tức quá. Tức không chịu được. Anh nói: Ừ thì anh đi chỗ khác sống. Nếu em không còn thích sống với anh. Anh nói rồi đứng phắt dậy, lấy vài bộ quần áo, cho vào cái va ly.
Thủy lúc này bỗng chột dạ, tự hỏi mình đã quá lời rồi chăng. Nhưng phụ nữ vốn kiêu ngạo. Chị nghĩ: thách kẹo anh ấy ra khỏi nhà. Làm sao anh  có thể sống thiếu chị, xa những đứa con. Chị nói: ông thích đi à? Đấy rảnh chân  rồi, đi đâu thì đi. Ngoài kia có con ….đ..nó trông nom ông.
Mấy đứa trẻ, thấy bố mẹ cãi nhau sợ hãi, lấm lét nhìn bố mẹ. Chúng không dám can ngăn. Chúng không hiều để can ngan. Chúng lo sợ trước vẻ mặt hằm hằm giận dữ và đau khổ của bố, khuôn mặt tái đi vì ẩn ức của mẹ.
Hùng đã kéo khóa va ly, bước ra cửa vặn quả đấm cánh cửa…Ngoài kia có  thể là bầu trời tự do, thoáng đãng, cũng có thể….anh không lường được. Hành vi này anh không dự tính, chỉ là do quá nóng giận mà thôi.
Anh bước một chân ra khỏi cửa, vội quay lại. Vợ anh òa khóc. Khóc nức nở. Khóc trong sự hờn dỗi yêu đương. Làm sao anh có thể xa cô ấy, và xa những đứa con yêu cơ chứ. Anh sững sờ, quay lại.
Thằng Hạnh, con Hằng thấy bố quay lại đã bớt sợ hãi. Chúng cầm điện thoại đưa cho bố, nói: bố cầm hộ chúng con máy điện thoại, khi nào chúng con cần, chúng con xin bố.
Anh cầm chiếc điện thoại trên  tay, ngẫm nghĩ:Tất cả là tại mày, SMARTFON ạ! Ngẫm nghĩ giây lát anh lại tự nhủ: không! Không phải tại cái điện thoại. Là tại mình. Vô hình dung mình đã bị bệnh nghiền công nghệ. Ừ thôi! Từ nay phải  tỉnh táo khi sử dụng SMARTFON.

                                                                                    Hưng Yên tháng 4 năm 2017