Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

MẸ MÙA THU VÀ EM

Thơ: Nguyễn Văn Thích
Mẹ kể
mùa thu mấy mươi năm trước
cha đi 
mẹ đứng bên thềm
cái dáng mảnh mai dính hiên nhà thành bóng
mẹ ngồi mòn cả màn đêm
mùa thu đến trong màu cờ, sắc áo
cha không về
mẹ khóc
nước mắt chẳng chảy ra ngoài mà lặn vào tim
mẹ thành goá bụa
nuôi con lớn khôn lầm lũi phần đời
lại tiễn con đi trong nắng
heo may vàng xao xác lá thu rơi
con ngồi bên nấm mộ
cỏ mùa thu phủ kín chỗ mẹ nằm
đất nước hết chiến tranh nhưng trong lòng dậy sóng
một dải sơn hà nặng tình nghĩa cha ông
mùa thu vẫn nguyên sắc lá
hoa cúc vàng vương trên áo em
ánh mắt đọng miền sâu thẳm
làn tóc dài hương bồ kết trinh nguyên
anh đằm vào hương ấy
thấy mùa thu trong em
LikeShow more reactions

Hạn chế của chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc cộng sản

china-congress_2391897b
Nguồn: Brahma Chellaney, “The Limits of Capitalism with Communist Characteristics”, Project Syndicate, 04/03/2016.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử tới Cuba, tương lai của đảo quốc cộng sản này đang là chủ đề đồn đoán của nhiều người. Một số nhà quan sát hy vọng rằng sự thay đổi hướng về chủ nghĩa tư bản, vốn đã diễn ra từ từ trong suốt 5 năm Raul Castro cầm quyền, sẽ tự nhiên dẫn Cuba tiến tới dân chủ. Nhưng kinh nghiệm lại cho thấy điều ngược lại.
Thực tế, tự do hóa kinh tế khác xa với con đường chắc chắn dẫn đến dân chủ. Không có gì minh họa cho điều này rõ hơn chế độ chuyên chế lớn nhất và lâu đời nhất của thế giới, Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì quyền thống trị của mình ngay cả khi các cải cách theo hướng thị trường đã làm nền kinh tế tăng trưởng mạnh. (Một người hưởng lợi chính từ quá trình này là quân đội Trung Quốc.)
Niềm tin rằng chủ nghĩa tư bản sẽ tự động mang lại dân chủ bao hàm một sự kết nối về ý thức hệ giữa hai khái niệm này. Nhưng sự thống trị của ĐCSTQ – hiện đang có 88 triệu thành viên, nhiều hơn cả tổng dân số Đức – không còn bắt nguồn từ ý thức hệ. Đảng, đại diện bởi một nhóm lãnh đạo khép kín, duy trì quyền lực bằng cách sử dụng một loạt các công cụ – cưỡng chế, tổ chức, và khen thưởng – để ngăn cản sự xuất hiện của một tổ chức đối lập.
Trong một chỉ thị vào năm 2013, được gọi là “Tài liệu số 9”, bảy mối đe dọa đến sự lãnh đạo của ĐCSTQ mà Chủ tịch Tập Cận Bình có ý định loại bỏ đã được liệt kê ra, bao gồm: việc ủng hộ “nền dân chủ lập hiến phương Tây,” thúc đẩy “các giá trị phổ quát” về nhân quyền, khuyến khích “xã hội dân sự”, những lời chỉ trích phủ nhận sạch trơn về quá khứ của đảng, và tán thành “các giá trị truyền thông phương Tây.”
Tóm lại, chủ nghĩa cộng sản hiện nay ít tập trung vào bản chất – tức ý thức hệ của nó – và tập trung nhiều hơn vào những điều khác. Các đại diện của nó đều cam kết ưu tiên giữ vững quyền lực chính trị – một nỗ lực được hỗ trợ bởi sự thịnh vượng kinh tế mà chủ nghĩa tư bản mang lại – bằng cách giúp ngăn chặn nhu cầu đòi thay đổi.
Câu chuyện ở Việt Nam và Lào cũng tương tự như vậy. Cả hai đều bắt đầu phi tập trung hóa nền kinh tế và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân ngay từ những năm cuối thập niên 1980, và giờ đây đã thuộc vào hàng những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Việt Nam thậm chí còn là một thành viên của Hiệp định TPP. Nhưng nhà nước độc đảng vẫn giữ vững quyền lực và tiếp tục kiểm soát chính trị.
Mọi thứ dường như sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Tại Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, vị thủ tướng có đầu óc cải cách, gần đây đã thất bại trong nỗ lực trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản (lãnh đạo tối cao của đất nước); Tổng Bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử trong Đại hội Đảng lần thứ 12.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ lợi ích vật chất để giữ cho người dân hài lòng, chủ nghĩa tư bản còn tăng cường khả năng đàn áp nội bộ và kiểm soát thông tin của các nhà nước cộng sản. Một ví dụ là “Vạn Lý Tường Lửa” (Great Firewall) khét tiếng của Trung Quốc, một công cụ của chính phủ nhằm kiểm soát và ngăn chặn nội dung trên mạng Internet, tạo ra một khu vực thông tin chính trị “sạch” cho công dân. Trung Quốc là nước lớn duy nhất trên thế giới có ngân sách dành cho an ninh nội bộ còn lớn hơn ngân sách chính thức cho quốc phòng.
Đối mặt với bất ổn kinh tế hiện nay tại Trung Quốc, việc kiểm soát thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để ngăn chặn mọi nguy cơ, lãnh đạo Trung Quốc ngày càng bịt miệng giới báo chí, nhất là hạn chế các báo cáo hoặc bình luận có thể ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu hay tiền tệ. Ông Tập đã yêu cầu các nhà báo hứa “trung thành tuyệt đối” với ĐCSTQ, và theo sát sự lãnh đạo của Đảng trong “tư tưởng, chính trị và hành động.” Một tờ báo của nhà nước khi cảnh báo “tính chính danh của Đảng có thể suy giảm” đã lập luận rằng “phương tiện truyền thông quốc gia đóng vai trò thiết yếu đối với sự ổn định chính trị.”
Rõ ràng, ở những nơi mà những người cộng sản nắm quyền, sự phát triển thị trường tự do cho hàng hóa và dịch vụ không nhất thiết dẫn đến sự xuất hiện của một thị trường các tư tưởng (marketplace of ideas). Ngay cả Nepal, một nước do những người cộng sản chi phối nhưng có tổ chức bầu cử, cũng không thể biến tự do hóa kinh tế thành một quá trình chuyển đổi dân chủ đáng tin cậy. Thay vào đó, chính trị của nước này vẫn biến động, khủng hoảng chính trị và khủng hoảng hiến pháp đang phá hoại danh tiếng của họ như là một vùng đất yên bình và đe dọa biến họ trở thành một quốc gia thất bại.
Có vẻ như dân chủ và chủ nghĩa cộng sản loại trừ lẫn nhau. Nhưng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản rõ ràng không như vậy – và điều này có thể rất nguy hiểm.
Thực tế, “cuộc hôn nhân” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, dẫn đầu bởi Trung Quốc, đã sinh ra một mô hình chính trị mới – tạo ra thách thức trực tiếp đầu tiên đối với nền dân chủ tự do kể từ thời chủ nghĩa phát xít: đó là chủ nghĩa tư bản chuyên chế. Với sự tăng trưởng ngoạn mục để trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới chỉ trong thời gian ít hơn một thế hệ, Trung Quốc đã thuyết phục được các chế độ chuyên quyền ở khắp mọi nơi rằng chủ nghĩa tư bản chuyên chế – hoặc, như các nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” – là con đường nhanh nhất và bằng phẳng nhất để đến với thịnh vượng và ổn định, tốt hơn nhiều so với những cuộc bầu cử chính trị lộn xộn. Điều này có thể giúp giải thích tại sao sự mở rộng của dân chủ trên toàn thế giới gần đây đã bị đình trệ.
Chuyến thăm Cuba sắp tới của Obama nên được xem là dấu hiệu của sự kết thúc chính sách cô lập Cuba không khôn ngoan của Mỹ – một bước tiến có thể sẽ mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đã kéo dài 55 năm qua đối với Cuba. Nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu cho rằng sự mở cửa kinh tế của Cuba, được đẩy mạnh nhờ động thái xích lại gần do Obama khởi xướng, nhất thiết sẽ mở ra một kỷ nguyên chính trị mới ở nước này.
Brahma Chellaney, giáo sư ngành Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, học giả tại Viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, bao gồm: Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace and War: Confronting the Global Water Crisis.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Limits of Capitalism with Communist Characteristics

Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc


Nguồn: Bhama Chellaney, “Countering China’s High-Altitude Land Grab”, Project Syndicate, 15/06/2017.
Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Cắn những miếng to cả cây số, Trung Quốc đang nuốt dần đất vùng biên giới tại dãy Himalaya của Ấn Độ. Hàng thập niên qua, hai gã khổng lồ Châu Á đã có một cuộc chiến tranh không tiếng súng dọc theo tuyến biên giới vùng cao giữa hai nước. Dù vậy, gần đây Trung Quốc đang trở nên xác quyết hơn, đòi hỏi Ấn Độ phải có một chính sách kiềm chế mới.
Trung bình, mỗi ngày Trung Quốc tiến hành một đợt xâm nhập lén lút vào Ấn Độ. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, Kiren Rijiju, cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chủ động xâm nhập vào các khu vực biên giới vắng người nhằm chiếm đóng. Và theo một cựu quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Ấn Độ, nước này đã mất gần 2.000 kmdo sự xâm chiếm của PLA trong vòng một thập niên qua.
Chiến lược đằng sau các hành động của Trung Quốc đáng chú ý hơn quy mô của nó. Trên đất liền cũng như trên biển, Trung Quốc sử dụng các nguồn lực dân sự – người chăn nuôi gia súc, nông dân, và cả những đàn trâu bò – như là mũi nhọn của ngọn giáo. Một khi những người dân định cư tại một vùng đất tranh chấp, quân đội lập tức giành quyền kiểm soát vùng đất đó, mở đường cho việc thiết lập thêm các doanh trại lâu dài hoặc các đồn kiểm soát. Tương tự, trên Biển Đông, lực lượng hải quân Trung Quốc theo sau ngư dân để cắt ra các khu vực nhằm cải tạo các bãi san hô hãy bãi đá. Trong cả hai trường hợp, Trung Quốc đều không sử dụng tên lửa, máy bay không người lái, hay súng đạn để đạt được mục tiêu của mình.
Chiến dịch xâm lược phi bạo lực trên đất liền của Trung Quốc gặp ít sự phản đối hơn tham vọng trên biển của nó, vốn vấp phải sự thách thức từ Mỹ và luật pháp quốc tế (dù không mấy hiệu quả). Đôi khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ thậm chí còn bỏ qua các hành động của Trung Quốc. Chẳng hạn, trong suốt buổi thảo luận chuyên đề gần đây tại Nga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang có bất đồng về vấn đề biên giới, nhưng điều quan trọng là “trong 40 năm qua, không một viên đạn nào được bắn ra vì vấn đề đó.” Bộ ngoại giao Trung Quốc hoan nghênh phát biểu của Modi, khen đó là các “nhận xét tích cực”.
Hơn nữa, người tiền nhiệm của Modi, Manmohan Singh, đã từng tuyên bố rằng, trong suốt 5.000 năm lịch sử, Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có một cuộc chiến tranh vào năm 1962. Tuy nhiên, điều mà lịch sử tô hồng này chưa đề cập đến đó là Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trở thành láng giềng sau khi Trung Quốc sáp nhập vùng đệm Tây Tạng vào năm 1951.
Với cách nghĩ dễ dãi của Ấn Độ, việc quốc gia này bị xem là “cọp giấy” cũng dễ hiểu. Trong khi Modi sử dụng cụm từ “từng bước nhỏ tiến tới hàng dặm” (inch toward miles) làm phương châm trong quan hệ hợp tác Ấn – Trung, PLA tiếp tục việc mở rộng lãnh thổ đáng ngờ bằng việc biến phương châm đó thành hoạt động xâm chiếm từ từ. Sau quá nhiều năm ở thế phòng thủ, Ấn Độ cần giành lại vị thế của mình.
Việc đầu tiên chính là chấm dứt các phát biểu nhàm chán. Lời kêu gọi của Modi về hòa bình và bình yên trên biên giới có thể là chân thành, nhưng giọng điệu của ông khiến Ấn Độ giống một người dễ bảo.
Thặng dư thương mại tăng nhanh của Trung Quốc với Ấn Độ, vốn đã tăng gấp đôi với khoảng 60 tỷ USD dưới thời Modi, kéo theo sự xác quyết về lãnh thổ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Việc phân định biên giới không rõ ràng – Trung Quốc bội ước lời hứa vào năm 2001 trong việc trao đổi bản đồ với Ấn Độ – đã tạo vỏ bọc cho các hành động xâm lấn của PLA. Trung Quốc chối bỏ các vụ xâm lấn và tuyên bố rằng quân đội của họ đang hoạt động trên “đất Trung Quốc”. Thế nhưng, với việc chấp nhận thương mại song phương – điển hình như sắt thép bán phá giá của Trung Quốc ở thị trường Ấn Độ – Ấn Độ đang vô tình giúp hình thành chiến lược bao vây của PLA.
Ảnh hưởng tài chính của Trung Quốc trong khu vực đã gia tăng nhanh chóng trong thập niên qua, khi Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của tất cả các nền kinh tế Châu Á. Nhiều nước đang phát triển trong khu vực lần lượt hướng về Trung Quốc trong các vấn đề kết nối vận tải và an ninh khu vực. Tuy nhiên, như chính Modi đã nhấn mạnh, vẫn còn nhiều không gian cho Ấn Độ tham gia vào sự phát triển kinh tế của Châu Á. Một nền kinh tế Ấn Độ hội nhập hơn với khu vực mặc nhiên sẽ trở thành một đối trọng đối với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ấn Độ cũng nên tăng cường lực lượng phòng vệ biên giới để nó trở thành một rào chắn vững chắc trước PLA. Lực lượng cảnh sát biên giới Ấn Độ – Tây Tạng thiếu nguồn lực, dưới sự chỉ huy của Bộ Nội vụ, không thể xem như người gác cửa. Huấn luyện và trang bị cho các đơn vị đó một cách hợp lý, và đặt họ dưới sự chỉ huy của quân đội, sẽ là tín hiệu gửi tới Trung Quốc rằng những ngày cánh cổng bỏ ngỏ đã kết thúc.
Nếu đảo ngược lại, rằng lực lượng Ấn Độ tìm cách xà xẻo lãnh thổ của Trung Quốc, PLA chắc chắn sẽ đáp trả không chỉ bằng lời. Thế nhưng nhiều lúc cảnh sát biên giới Ấn Độ đi tuần tra quanh khu vực thậm chí còn không mang theo vũ khí. Với phản ứng dễ dãi như vậy, Trung Quốc có thể làm điều họ muốn dọc theo biên giới phía Bắc của Ấn Độ. Sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho quân đội Pakistan, vốn thường bắn vào lính Ấn Độ dọc theo biên giới tranh chấp ở Kashmir, cần được xem xét dưới góc độ đó.
PLA đã bắt đầu cải tiến các “chiến dịch cắt lát salami” của họ tại Himalaya từ những năm 1950, khi cắt rời và giành cao nguyên Aksai Chin có diện tích bằng cả nước Thụy Sĩ. Sau đó, Trung Quốc giáng cho Ấn Độ một thất bại ê chề trong chiến tranh biên giới 1962, đảm bảo hòa bình, theo cách rêu rao của một tờ báo quốc doanh của họ năm 2012, theo điều kiện của Bắc Kinh. Ngày nay, Trung Quốc theo đuổi một cách tiếp cận “bắp cải” tại biên giới, cắt đứt đường vào các vùng lãnh thổ mà đối phương đã kiểm soát trước đây và dần dần bao vây khu vực đó bằng các lớp dân thường và an ninh.
Trong bối cảnh đó, tín hiệu hòa bình thực sự tại Himalaya không phải là cho súng vào bao, mà chính là chấm dứt hoạt động xâm lấn ở biên giới. Cách tiếp cận dễ dãi của Ấn Độ đã thất bại trong việc kiềm chế Trung Quốc. Để ngăn cản các vụ xâm chiếm lớn hơn, Ấn Độ sẽ cần phản ứng một cách mạnh mẽ hơn.
Brahma Chellaney, Giáo sư ngành Nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại New Delhi và Nghiên cứu viên tại Viện Robert Bosch tại Berlin, là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có các cuốn Asian Juggernaut; Water: Asia’s New Battleground; và cuốn Water, Peace,and War: Confronting the Global Water Crisis.
Copywright: Project Syndicate 2017 – Countering China’s High-Altitude Land Grab

ĐÊM TRỞ GIÓ


Ve đã thôi râm ran
Hạ đi qua trước ngõ
Đêm hè trời trở gió,
Cuốn tán cây ào ào.

Mưa bỗng rơi như xối
Hơi lạnh tỏa khắp phòng
Lòng anh như tơ rối
Nôi đau buồn đa mang.

Thu sẽ về bên cửa.
Trong bồng bềnh khói mây.
Ôi thời gian! Kỳ diệu.
Qúa vãng bỗng dâng đầy.

Ai hóa kiếp thân ta
Để hồn thương tê tái
Xót thân phận lạc loài
Cô liêu trong thực tại.

Ta trót nợ hình hài
Người ơi! Đâu trả nổi!
Nhắm mắt, nghe hơi lạnh
Ngoài trời tiếp cuồng phong.
.

Hưng  Yên tháng 7 năm 2017

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

TÌM LẠI ĐIỀU ĐÁNH RƠI

Thơ Nguyễn Văn Thích!

Vô tình một chút thôi
Anh và em lỡ hẹn
Để đi mà chẳng đến
Lời nguyền rớt xuống sông
Giá mà nước đừng trong
Thì những chiều bến vắng
Ngẩn ngơ và say đắm
Thời gian rồi cũng qua!
Giờ về chỗ hẹn xưa
Lòng vẫn nguyên khoảng trống
Muốn được làm con sóng
Tìm lại điều đánh rơi
Hưng Yên 2017

NHỮNG ĐIỀU CÓ THẬT



Thổn thức khuya, nghe sương rơi trên nhành lá
Xào xạc lá cây,  nhè nhẹ gió nam.
Đâu rồi tiếng vạc?
Không gian bàng bạc ánh trăng.
À ơi….ơ ..ơi!  Tiếng mẹ  ru hời.
Đất quê đằm lắng.
Không gian thanh vắng.

Anh nhìn thấy gương mặt quê hương
Những khuôn mặt gày đen đúa
Áo quần nhem nhúa
Trên những cánh đồng
Trưa hè đổ lửa
Nắng đến say người
Vất vả mưu sinh
Chắt chiu từng giẻ lúa.

Anh nhìn thấy con thuyền quay cuồng trong bể lạc
Những tiếng lòng dữ dội
Câm lặng đoàn người
Thế giới đắm chìm trong gian dối.

Anh nhìn thấy những gương mặt nhụa nhầy
Trong Những mỹ từ bóng bảy
Thủ đoạn tráo trơ.
Thế giới những linh hồn gỗ đá.

Đất quê hương, phận người vất vả
Vẫn cón đó tiếng sương mảnh mai trên nhành lá
Tiếng mẹ ru con :  à …o…ơi…
Mảnh đất nghèo, khổ đau là rất thật.
                                    Hưng Yên tháng 6 năm 2017
                       




15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris


Print Friendly
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1789, chỉ một ngày sau khi ngục Bastille sụp đổ – đánh dấu sự ra đời của một chế độ cách mạng mới ở Pháp, nhà quý tộc người Pháp và anh hùng trong cuộc Cách mạng Mỹ, Marie-Joseph Paul Roch Yves Gilbert du Motier, Hầu tước xứ Lafayette, đã trở thành Đại tướng của Vệ binh Quốc gia Paris trong sự hoan nghênh nhiệt liệt. Lafayette đã trở thành cầu nối giữa Mỹ và Pháp trong thời điểm mà đôi khi còn được biết đến với tên gọi Thời đại Cách mạng (The Age of Revolutions).
Năm 19 tuổi, sự sẵn lòng phục vụ trong quân ngũ mà không cần tiền lương của chàng thanh niên Pháp trẻ tuổi đã giúp ông giành được sự tôn trọng của Quốc hội Mỹ, và Lafayette trở thành một vị tướng trong Quân đội Lục địa vào ngày 31/07/1777. Lafayette đã tham gia trận chiến ở Brandywine năm 1777, cũng như các trận chiến ở Barren Hill, Monmouth và Rhode Island năm 1778.
Sau khi hiệp ước liên minh chính thức giữa Mỹ và Pháp được ký vào tháng 02/1778 và sự kiện Anh tuyên chiến với Pháp sau đó, Lafayette được triệu hồi về Paris để bàn bạc với nhà vua về vai trò của ông trong tương lai. Washington đã thay thế Lafayette, người đã khởi hành vào tháng 01/1779. Sang tháng 03, Benjamin Franklin báo cáo từ Paris rằng Lafayette đã trở thành một người bảo vệ xuất sắc cho sự nghiệp của người Mỹ tại triều đình Pháp. Sau thời gian nghỉ ngơi sáu tháng ở Pháp, Lafayette trở lại để hỗ trợ cho cuộc chiến của người Mỹ ở Virginia, nơi ông tham gia vào cuộc bao vây Yorktown thành công vào năm 1781, trước khi trở về Pháp và tiếp tục phục vụ đất nước mình. Cống hiến của ông bao gồm việc đem nhiều ý tưởng của Cách mạng Mỹ tới Pháp.
Ngày 11/07/1789, Lafayette đệ trình lên Quốc hội Pháp bản Tuyên ngôn Nhân quyền vốn được ông xây dựng dựa theo Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Việc Lafayette từ chối ủng hộ leo thang bạo lực trong Thời kỳ Khủng bố (Reign of Terror) – theo sau nỗ lực trốn khỏi đất nước của hoàng gia Pháp năm 1791 – khiến ông bị bắt giam như là một kẻ phản bội trong giai đoạn 1792 – 1797. Lafayette trở lại phục vụ quân đội trong Cách mạng Pháp 1830. Ông qua đời ở Paris bốn năm sau đó, và được chôn cất tại Cimetière de Picpus, cùng với những người bạn quý tộc của mình, những người đã bị hành quyết trong Thời kỳ Khủng bố.

19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy


Print Friendly
Nguồn:Rosetta Stone found, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1799, trong chiến dịch xâm lược Ai Cập của Napoleon Bonaparte, một người lính Pháp đã phát hiện ra một phiến đá bazan màu đen có chạm khắc những ký tự cổ xưa ở gần thị trấn Rosetta, cách Alexandria khoảng 35 dặm về phía bắc. Phiến đá có hình dạng kỳ lạ, chứa các đoạn văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: chữ Hy Lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ phổ thông Ai Cập. Những chữ Hy Lạp cổ đại trên Phiến đá Rosetta cho các nhà khảo cổ biết rằng nó đã được chạm khắc bởi các thầy tư tế, nhằm tôn vinh vị vua của Ai Cập, Ptolemy V, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Ngạc nhiên hơn, đoạn văn viết bằng tiếng Hy Lạp đã nói rằng ba đoạn văn đều có cùng ý nghĩa. Như vậy, phiến đá này đã trở thành chìa khóa để giải quyết câu đố của chữ tượng hình, một ngôn ngữ đã bị “chết” trong gần 2.000 năm.
Khi Napoleon, một hoàng đế nổi tiếng với quan điểm khai sáng về giáo dục, nghệ thuật và văn hoá, chiếm Ai Cập vào năm 1798, ông đã đem theo một nhóm các học giả và bảo họ tìm kiếm tất cả các hiện vật văn hoá quan trọng về cho nước Pháp. Pierre Bouchard, một trong những người lính của Napoleon, đã nhớ đến mệnh lệnh này khi ông tìm thấy phiến đá bazan, dài gần 1,2mvà rộng 76cm, tại một pháo đài gần Rosetta. Khi người Anh đánh bại Napoleon vào năm 1801, họ đã chiếm được Phiến đá Rosetta.
Một số học giả, bao gồm cả nhà nghiên cứu người Anh Thomas Young, đã đạt được một số tiến bộ khi phân tích các chữ tượng hình trên Phiến đá Rosetta. Nhà Ai Cập học người Pháp, Jean-Francois Champollion (1790-1832), người đã tự học các ngôn ngữ cổ xưa, cuối cùng đã giải mã được các chữ tượng hình bằng cách sử dụng chữ Hy Lạp làm hướng dẫn. Chữ tượng hình sử dụng hình ảnh đại diện cho các sự vật, âm thanh và nhóm các âm thanh. Một khi Phiến đá Rosetta Stone được dịch ra, ngôn ngữ và văn hoá của Ai Cập cổ đại cũng được mở ra cho các nhà khoa học.
Phiến đá Rosetta đã được đặt tại Bảo tàng Anh quốc ở London kể từ năm 1802, trừ một thời gian ngắn trong Thế chiến I. Vào thời điểm đó, các nhân viên bảo tàng đã di chuyển nó tới một địa điểm ngầm dưới lòng đất, cùng với các bảo vật không thể thay thế trong bộ sưu tập của viện bảo tàng, để bảo vệ nó khỏi sự đe dọa của bom.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Sáng Côn Sơn

Thơ Hồ Ngọc Vinh
Sáng Côn Sơn, mưa bụi lất phất bay
Rừng núi sương giăng,  đỉnh trắng mây.
Nghe đâu đây tiếng thơ hào sảng.
Ức Trai ơi! Nhân nghĩa thắng hung tàn.

Chí lớn, yêu dân, lo vận nước
Bình ngô khắc khoải chiếu Lam Sơn
Phò chúa dựng lên cơ nghiệp lớn
Thơ người mãi vọng tháng năm sau.

Ôi lịch sử tiếng gươm khuya khô lạnh
Nghe trong đêm máu chảy rơi  đâu.
Vụt tắt Sao khuê, lòng dân đau thắt
Đố kỵ, nhỏ nhen che khuất đất trời.

Chặt hết trúc Lam Sơn  không tả hết đau thương
Đất nước này ly tao bao cuộc,
Tự trói mình trong  chủ thuyết ngoại lai
Gióng mãi tiếng hận thù chia rẽ.

Rừng Côn Sơn!
Đâu cây tùng, cây bách
Giữa trời reo ngạo nghễ uy phong
Trên mặt hồ khói sương bảng lảng
Có thoáng  người viết cáo bình ngô

Người ngồi đây trầm tư mặc tưởng
Nung nấu chi sách bút trong tay.
Hưng yên năm 2017



Nguyện

Thơ Quý Nghi
Phật thiền sừng sững non cao
Để cho trần tục bay vào thinh không
Dấu chân trên cát bâng khuâng
Còn đâu khi lúc triều dâng sóng trào
Đắng cay cùng với ngọt ngào
Chắp tay trước ngực gửi vào lòng khơi
Thành tâm người với con người
Dù nơi đâu :
Nguyện trọn đời hiến dâng !.
trước tượng chùa biển ( Ba vàng ) Quảng Ninh
QUÝ NGHI

Hướng về

Thơ Nguyễn  Văn Thích
Hướng về Đông
em là ngọn gió mùa hạ
thổi căng lồng ngực anh
Hướng về Tây
em tan vào chiều tím
hoàng hôn sót một ánh ngày
Hướng lên cao
chi chít vì sao
có một vì sao rụng
mắt em ngấn nước long lanh
Anh leo cầu Ô Thước
quanh mình đầy tiếng quạ kêu
Hướng xuống dưới
bóng mình đổ dài
anh đi theo lặng lẽ
mải mê tìm ngày mai
Hướng về Nam…
Hướng về Bắc…
Anh thấy mình
Hướng về em
Anh thấy tất cả

Bẫy biển


Lưu Tuấn Kiệt
Thơ gửi bạn yêu thơ

( Bài được cố nhạc sĩ An Thuyên Phổ nhạc với tiêu bài hát Bao giờ về được ao quê -ca khúc cuối cùng của ông)

Biển xanh xanh ngợp mắt
Hình như cuối chân trời kia có con đê nho nhỏ
Ngăn - gió bão trùng khơi
Sóng vỗ mịt mù
Em gái đồng chiêm lang thang trên cát
Nhìn dã tràng se cát say mê
Sóng cứ trả cho bờ
Những vỏ sò
Niềm đam mê nào hóa đá ?
Biển trả cho trời cao
Những cánh chim
Bay mỏi
Đọa đầy
Những cánh buồm bạc màu ra khơi khổ ải
Đời người nợ biển bao nhiêu?
Em gái đồng chiêm lang thang trên cát
Bao giờ về được ao quê ?

Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển


Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.
Quý tộc, bình dân và lưu manh
Nhân loại là một quần thể to lớn và phức tạp nhất trên thế giới. Nói về tính chất vốn có của tinh thần và ý thức, có thể phân thành 3 thứ bậc khác nhau: quý tộc, bình dân và lưu manh. Ba thứ bậc này được phân theo dạng hình thoi đứng, ở giữa phình to là tầng lớp bình dân, đầu nhỏ ở trên cùng là tầng lớp quý tộc, còn đầu nhỏ dưới cùng là lưu manh. Từ bình dân tới quý tộc thì không có giới hạn rõ rệt, từ bình dân tới lưu manh cũng không có giới hạn rõ rệt, nhưng lưu manh và quý tộc thì có sự khác biệt một trời một vực.
Sở dĩ được gọi là quý tộc không phải vì có nhiều của cải, cũng không phải vì có nhiều quyền lực, mà là vì họ có một tinh thần cao quý, sử sách gọi đây là tinh thần quý tộc. Người thiếu tinh thần quý tộc, thì dù giàu có không ai sánh bằng cũng chỉ là mang bản tính lưu manh mà giàu có; dù có quyền lực to đến mấy, thì cũng chỉ là kẻ độc tài chuyên chế mang bản tính lưu manh.
Sở dĩ gọi là lưu manh không phải là vì không có gì trong tay, mà là ý thức lưu manh ở bên trong nội tâm. Giai cấp vô sản không đồng nghĩa với lưu manh, giai cấp vô sản đa số là người bình dân an phận thủ thường. Trong quần thể lưu manh, có người giàu, có kẻ nghèo; có bình dân, có quyền quý; có người ngốc nghếch, cũng có kẻ thiên tài.
Tinh thần quý tộc đại diện cho đỉnh cao của văn minh nhân loại, ý thức lưu manh đại diện cho sự thấp kém nhất của nhân loại. Dường như tất cả mọi người đều có suy nghĩ hướng tới sự cao thượng, và cũng có những ham muốn dục vọng thấp kém, đây chính là cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính. Nhân tính chiến thắng thú tính, thì con người hướng tới sự cao thượng; thú tính chiến thắng nhân tính, con người sẽ hướng tới sự hèn hạ bỉ ổi. Đối với đa số người bình dân, nhân tính và thú tính vẫn đang giằng co chưa có hồi kết, nên nó làm cho cả một đời vẫn cứ loay hoay quanh cao thượng và thấp kém. Đa số người dân đều là an phận thủ thường nên cả đời sẽ không có gì nổi bật. Bình dân nếu muốn siêu phàm thoát tục, thì phải hướng tới cao thượng để có hy vọng trở thành quý tộc. Còn nếu hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì sẽ trở thành lưu manh. Con người vươn tới sự cao thượng thì rất khó, và để trở thành quý tộc thì lại càng khó hơn; còn hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì rất dễ, trở thành lưu manh thì dễ như trở bàn tay. Cũng chính vì nguyên nhân này mà xã hội nhân loại hiện nay quý tộc thì ít mà lưu manh thì nhiều.
Cao thượng và cao quý không khác nhau về bản chất, nhưng cao thượng và cao quý lại có khoảng cách, đó là mức độ khác nhau, trạng thái khác nhau. Bình dân cũng biết cao thượng, nhưng thường chỉ có thể cao thượng trong thuận cảnh, chứ không thể “cố thủ” cao thượng trong nghịch cảnh. Nếu như trong nghịch cảnh mà có thể giữ được cao thượng, thì đó chính là trạng thái cao quý, cũng tức là đã thành quý tộc.
Nếu cao thượng đã đạt đến trạng thái cao quý, thì tức là “phú quý mà không dâm, dưới áp lực mà không chịu khuất phục”. Đây chính là trạng thái của tinh thần quý tộc. Câu trên có hai tầng ý nghĩa. Tầng thứ nhất là giải thích đối với phú hào quyền quý: Anh giàu có rồi thì không thể dâm đãng, anh có quyền rồi thì anh không thể lấy quyền đấy để bắt người khác khuất phục. Tầng thứ hai là giải thích với tầng lớp bình dân: Anh không giàu có, nhưng anh không thể bị phú quý dụ dỗ mê hoặc để rồi từ bỏ cao thượng; anh không có quyền lực nhưng anh không thể khuất phục trước quyền lực, anh chỉ có thể tâm phục khẩu phục trước sự công bằng và chân lý. Đạt đến trạng thái này rồi, thì dù có là bình dân nhưng anh vẫn có tinh thần quý tộc.
Tinh thần quý tộc là gì?
Tinh thần quý tộc có 3 nội hàm cao quý đó là: thành tín, đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm.
Thành tín là linh hồn của văn minh nhân loại, không có thành tín, thì không có đạo đức, cũng không có văn minh; thành tín cũng là linh hồn của phẩm cách cá nhân, không có thành tín, thì không thể có phẩm cách cao thượng. Người thiếu sự thành tín, thì hoặc là người vô lại hoặc là kẻ lưu manh. Dân tộc thiếu sự thành tín, thì chắc chắn là dân tộc ngu muội không có văn hóa. Thành tín cũng là gốc rễ của chế độ dân chủ, vì không có thành tín, thì không có dân chủ đúng nghĩa. Cụ thể, dân chủ dựa vào hiến pháp, và hiến pháp chính là khế ước của xã hội. Thành tín chính là gốc rễ của khế ước, không có thành tín thì khế ước cũng chỉ là tờ giấy vứt đi.
Quý tộc sở dĩ là quý tộc, là bởi vì quý tộc coi thành tín quan trọng hơn cả mạng sống, thành tín mang đến sự cao thượng, sự tôn nghiêm và giá trị cao quý của sinh mệnh. Ví dụ, quý tộc châu Âu thà dùng quyết đấu sòng phẳng thẳng thắn để phân thắng thua, chứ không muốn dùng âm mưu quỷ kế để tranh cao thấp. Đây thực chất chính là thà chết để giữ lấy giá trị của thành tín. Sử quan thời Trung Quốc cổ đại thà chết chứ không muốn vì đế vương thay đổi lịch sử, cũng chính là thà chết để giữ lấy giá trị của sự thành tín.
Đạo nghĩa bao hàm nhân đạo và công đạo. Nhân đạo là tiền đề của công đạo, chính là sự tôn trọng đối với sinh mệnh của con người. Người ngay cả ý thức nhân đạo cũng không có, thì về cơ bản không thể có công đạo. Tôn thờ bạo lực chính là coi thường nhân đạo. Nhân đạo và công đạo hòa quyện sinh ra chủ nghĩa nhân quyền của nền văn minh hiện đại, sở dĩ châu Âu có thể sinh ra Công ước Nhân quyền, thực chất chính là do sự thúc đẩy của tinh thần quý tộc.
Tinh thần đạo nghĩa mang tới nhân từ, mang tới khoan dung, mang tới sự quan tâm, mang tới sự công chính. Quý tộc quan tâm tới những người yếu, các sự nghiệp từ thiện trên thế giới dường như đều do quý tộc đầu tư xây dựng, và cái mà họ dựa vào chính là tinh thần đạo nghĩa.
Tinh thần trách nhiệm chính là tinh thần dám gánh vác. Chịu trách nhiệm với lương tri của xã hội nhân loại, chịu trách nhiệm với văn hóa truyền thống của nhân loại, bảo vệ đạo đức, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ sự phát triển hòa bình của xã hội.
Chính tinh thần trách nhiệm mang tới lòng tin và sức mạnh không gì lay chuyển được của quý tộc, một khi dân tộc rơi vào khủng hoảng, quý tộc sẽ đứng phía trước dân tộc, bảo vệ an toàn cho dân tộc. Chính tinh thần trách nhiệm này mang đến cho họ tinh thần “Prometheus cướp lửa thần trao cho nhân loại”, và tinh thần “ta không vào địa ngục thì còn ai vào nữa”. Cũng chính tinh thần này đã bảo vệ và thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển hơn.
Ba loại tinh thần này đều đến từ tín ngưỡng tôn giáo, chỉ có tín ngưỡng tôn giáo mới có thể chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần kiên định và bền bỉ, đạt đến trạng thái cao quý.
Dù cá nhân quý tộc có tồn tại khuyết điểm này khuyết điểm nọ, nhưng quần thể quý tộc vẫn là lực lượng chủ đạo thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển.
Tinh thần quý tộc thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển
Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cuộc chiến nhân tính và thú tính, và nó làm cho cả một đời cứ loay hoay giữa cao thượng và thấp kém: thượng đế kêu gọi con người hướng đến cao thượng, ma quỷ dụ dỗ con người hướng đến sự thấp kém; người cao quý cao thượng thì gần quý tộc hơn, người hướng tới thấp kém bỉ ổi thì gần với lưu manh hơn; hoặc có thể nói, người gần với quý tộc thì trở nên cao thượng, kẻ gần với lưu manh thì trở nên thấp kém. Tục ngữ gọi hiện tượng này là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Mở rộng ra, một dân tộc cũng tồn tại cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính, điều này thực chất là cuộc chiến giữa văn minh và vô văn hóa, cũng là cuộc chiến giữa quý tộc và lưu manh. Một dân tộc do quý tộc chủ đạo, thì sẽ mang đến sự tiến bộ cho nền văn minh; do lưu manh chủ đạo thì sẽ lùi lại về không có văn minh, đây không phải là sức sản xuất vật chất bị thụt lùi, mà là sự thụt lùi về văn minh tinh thần, về văn hóa, đạo đức. Điều này đã được chứng minh bởi lịch sử.
Lịch sử phát triển của nhân loại là do quý tộc chủ đạo, do đó nhân loại mới từ không văn minh mà hướng đến văn minh, nhưng trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài, có lúc cũng bị lưu manh kiểm soát, lưu manh chiếm cứ địa vị chủ đạo, kết quả làm cho văn minh bị thụt lùi, do đó, tiến trình phát triển của văn minh nhân loại mới xuất hiện nhiều khúc khuỷu, tiến lùi.
Ý thức tinh thần của con người là thể đa diện phức tạp, tức có ý thức giữ gìn cao thượng, thì cũng có ham muốn tình cảm thấp kém. Tuy nhiên, con người hướng tới cao thượng lại giống như leo núi, rất khó; còn hướng tới thấp kém lại rất dễ, giống như đang ngồi cầu trượt. Do đó mà xã hội nhân loại từ trước đến nay lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc.
Xã hội nhân loại trước giờ lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc, vậy sao quý tộc có thể chiếm địa vị chủ đạo trong sự phát triển của xã hội? Điều này quyết định bởi thái độ của tầng lớp bình dân: tầng lớp bình dân ủng hộ quý tộc, thì quý tộc chiếm thượng phong, tức chiếm vị trí chủ đạo, và dân tộc này sẽ duy trì nền văn minh cao thượng; tầng lớp bình dân mà ủng hộ lưu manh, lưu manh chiếm thượng phong, tức lưu manh chiếm vị trí chủ đạo, thì dân tộc này sẽ duy trì sự thấp kém không văn minh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản các dân tộc khác nhau có tiến trình văn minh và mức độ văn minh khác nhau.
Dân tộc ủng hộ quý tộc, quý tộc dễ chiếm thượng phong; dân tộc ủng hộ lưu manh, lưu manh dễ chiếm thượng phong. Nếu lưu manh chiếm thế thượng phong, chiếm vị trí chủ đạo, thì tất nhiên sẽ mê hoặc và dụ dỗ nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, ép buộc nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến thành một đại quốc lưu manh, văn hóa đạo đức sẽ bị thoái lui toàn diện, xã hội sẽ đổ vỡ.
Sáng tạo văn minh và sáng tạo lịch sử
Thành tựu văn minh nhân loại dường như đều là quý tộc sáng tạo, từ tư tưởng triết học thời viễn cổ, tín ngưỡng tôn giáo, lòng tin đạo đức, đến văn hóa nghệ thuật thời trung cổ, đến khoa học tự nhiên thời cận đại, cho đến cơ chế dân chủ thời hiện đại, tư tưởng mở ra thời đại mới của lịch sử nhân loại, dường như đều là quý tộc sáng tạo ra. Có thể nói thế này, không có quý tộc, thì không có văn minh nhân loại. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần tìm những nhà triết học, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, thần học, khoa học vĩ đại trên thế giới, có ai không phải là quý tộc?
Quý tộc không chỉ sáng tạo văn minh, mà còn sáng tạo ra lịch sử. Những nhà quý tộc thời cận đại của châu Âu, họ đã sáng tạo ra “Quân chủ lập hiến”, sáng tạo “Tuyên ngôn độc lập”, sáng tạo “Tuyên ngôn nhân quyền”, anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi đã sáng tạo ra “Cách mạng phi bạo lực”, Martin Luther King của Mỹ sáng tạo ra “Tôi có một ước mơ”, họ đem những tư tưởng văn minh này vào thực tế, sáng tạo ra lịch sử huy hoàng, trở thành những cột mốc cho nhân loại hướng tới văn minh.
Sáng tạo lịch sử khác sáng tạo văn minh
Từ trước tới nay, lưu manh không biết sáng tạo lịch sử, chỉ biết sáng tạo sự ngang tàn bạo ngược. Tuy vậy lưu manh cũng có thể sáng tạo lịch sử, nhưng lưu manh không thể sáng tạo lịch sử của văn minh, chỉ có thể sáng tạo lịch sử của sự phá hoại, sáng tạo lịch sử tàn sát. Lưu manh từ trước giờ chỉ biết sáng tạo bạo lực, sáng tạo chiến tranh, sáng tạo sự hoang đường, sáng tạo tai nạn.
Nếu một dân tộc mà nhóm người lưu manh giữ vai trò chính trong thời gian dài, thì sẽ trở thành dân tộc “ỷ mạnh hiếp yếu”, trở thành một dân tộc hung bạo, trở thành một dân tộc hủ bại biến chất.
Đạo lý như thế này, lẽ nào còn cần ai chứng minh sao?
Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc…
TRITHUCVN.NET
LikeShow more reactions

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

NƠI ANH NẰM XUỐNG!


Anh nằm đâu
Trên mảnh đất này?
Nơi em đứng
Đèo phủ cũ, Hoài Nhơn
Đất  gan gà sém cháy,
Cỏ mọc lơ thơ,
Bạch đàn leo heo gió.
Vết xích xe tăng vẫn hằn trên thực địa.
Xác lô cốt, lỗ châu mai trống hoác;
Những dãy hào băm nát quả đồi,
Sau bao năm chiến tranh,
Vết thương vẫn chưa lành.

Anh nằm đâu trong  nghĩa trang này
Những bia mộ liệt sĩ vô danh
Nén nhang cháy dở, gió thoảng mùi hương.
Bao nhiêu năm, mẹ vẫn ngóng anh về đoàn tụ.
Đất quê hương, tha thiết mong chờ
Anh trở về nguồn cội.

Hoài Nhơn, mây trắng nhởn nhơ bay
Những tán dừa xanh, xanh thắm
Vọng  lên đồi lao xao tiếng trẻ
Tiếng xe đò, tiếng chợ đông vui.

Đất nước ôm anh vào lòng
Những đứa con biết yêu thương
Sống, hy sinh vì tự do tổ quốc
Cho xanh thắm màu xanh
Bình yên trên mảnh đất này.

Nén hương trên tay.
Khoảng trời xanh vời vợi.
Lòng ngẹn ngào.  Nước mắt trào rơi.
Hoài Nhơn bình yên.
Anh nằm xuống cho mảnh đất này
Những ngày không có đạn bom.
                             Hưng Yên tháng 7 năm 2017


VỀ QUÊ ANH EM NHÉ


Về quê nhé em giữa những ngày tháng bảy
Mới mưa thôi nước ngập xóm làng
Ao, hồ, giếng, lấp dần bán hết
Đường nay thành dòng suối trào sôi.

Mưa cứ rơi, tầm tã cả ngày
Mây vần vũ, trời thì mọng nước
Thương cây lạc ngoài đồng ủng thối,
Những dáng người quắt quéo áo tơi.

Về quê anh, em nhé hãy về
Mình lặn lội, cùng nhau úp cá
Canh rô đồng giờ đặc sản đó em
Ngày mưa bão, đồng mênh mang nước
Cánh cò xưa xõa cánh bên đầm.

Em  về không, cùng nhau tìm lại
Mái lá, bẹ cau vại nước bên hè
Còn đâu nữa những mùa tinh khiết
Trong giếng làng, hoa súng nở tinh khôi.

Mong manh lắm làng quê em ạ!
Cha mẹ mình những tháng ngày tất tưởi,
Cháo su hào, chuối luộc nuôi ta.

                        Hưng Yên những ngày tháng 7

TẢN MẠN VỀ ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC VÀ TRUYỀN THÔNG


Giờ đây, đại cách mạng văn hóa diễn ra ở Trung Quốc với rất nhiều người không còn là bí mật. Ngay báo chí, truyền thanh, truyền hình Trung Quốc cũng có nhiều bài viết đăng tải công khai trên mặt báo và trên màn ảnh. Có lẽ cũng không cần phải lấy dẫn chứng chứng minh cho luận điểm trên. Theo ước đoán, số người bị đấu tố, nhục hình, bị giết vào khoảng 30 triệu người, gần bằng số người chết trong đại chiến thế giới thứ 2. Có những điểm cần lưu ý sau: một là giới trí thức, những người làm chính trị là tầng lớp chủ yếu bị xua đuổi về các nông trang để vô sản hóa, cải tạo tư tưởng, bị giết; hai là sự phá vỡ nền văn hóa truyền thống, lâu đời, rực rỡ của đất nước Trung quốc; thứ ba phải kể tới đó là lực lượng Hồng Vệ Binh chủ yếu là thanh niên nghe theo Đảng có vai trò xung kích, lực lượng chủ yếu của Đảng cộng sản Trung quốc trong tấn trò này.
Cách mạng văn hóa Trung Quốc đã làm rung chuyển xã hội Trung Quốc, đập phá mối quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội giữa các tầng lớp xã hội  đập phá mối quan hệ gia đình, dòng tộc được hình thành lâu đời vốn là điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa của Trung Quốc. Cùng với những chủ trương chính sách kinh tế đại nhảy vọt chủ quan duy ý chí, cách mạng văn hóa đã dẫn tới thảm kịch lớn cho đất nước Trung Quốc, khiến cho hàng triệu người chết đói, văn hóa mĩ tục suy đồi, kinh tế yếu kém mất cân đối, khoa học công nghệ chậm phát triển.
Như phần trên đã viết Hồng Vệ Binh là lực lượng cách mạng đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng này. Họ là những thanh, thiếu niên trong các Nông trang, trong trường học, trong các nhà máy,…bị lôi cuốn vào cuộc cách mạng long trời lở đất tại trung quốc. Thiếu kinh nghiệm xẫ hội, giáo dục cơ bản thấp, nghiện chủ nghĩa đã biến họ thành những tên đồ tể đánh phá xã hội Trung Quốc. Sự phát triển Kinh tế, văn hóa của TQ do tác động của Đại cách mạng văn hóa đã chậm so với thế giới hàng vài chục năm.
Căn bệnh nghiện chủ nghĩa có nguyên nhân từ miệng lưỡi (từ sự tuyên truyền) một chiều, từ nội dung giáo dục nhồi nhét trong các trường học hệ tư tưởng sùng bái bạo lực, đã biến cả lớp người thành những tín đồ cực đoan chẳng khác nào IS ngày nay. Vào những năm 30..40 thuộc thế kỷ trước, do bộ máy tuyền truyền của Đức Quốc Xã, cả nước Đức sôi lên với tư tưởng không gian sinh tồn cho người Đức thượng đẳng. Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã cướp đi hơn ba chục triệu người, trong đó có hơn chục triệu người Đức.Đại cách mạng văn hóa đã được sao chép sang Campodia và nó cũng về cơ bản phá vỡ xã hội đất nước Chùa Tháp. Vài triệu người Chùa Tháp bị tù, bị Giết trong thời Khơ Me Đỏ.

Nói thế để rút kinh nghiệm từ lịch sử, để những người làm công tác truyền thông trung thực trong đưa tin, định hướng dư luận xã hội. Truyền thông phải giúp cho con người nhận thức đúng đắn về xã hội, phản biện xã hội, dự đoán được xu thế phát triển xã hội. Ngày nay còn xuất hiện khái niệm truyền thông bẩn..Xã hội chờ mong sự trung thực,  ý thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc  của những người làm truyền thông.                                                                                                     Hưng Yên năm 2017

CON SƯ TỬ ĐÓI THỨC GIẤC ĐANG QUẬY PHÁ KHẮP NƠI


Nguyễn Cao Quyền
Cách đây 200 năm (1816), Napoleon Bonaparte, vị hoàng đế trẻ nhất của nước Pháp đã nói về nước Tàu bằng một nhận xét như sau: “Hãy để con sư tử này ngủ yên, vỉ nếu thức tỉnh, nó sẽ làm cả thế giới run sợ”. Câu nói này ngày nay đã trở thành sự thật và sự thật đó sẽ được trình bày trong những đoạn viết tiếp theo với những hành vi của Tàu cộng.
Biến cải lục địa đen thành thuộc địa
Tàu cộng đang biến cải Phi Châu thành thuộc địa. Các lãnh đạo Tàu muốn Phi Châu là chư hầu ở xa để vừa giải quyết nạn nhân mãn vừa chiếm được tài nguyên thiên nhiên. Trong khi Hoa Kỳ và cả thế giới im lặng trước hành động này, Tàu cứ tiến tới.
Một triệu quân Tàu di chuyển ngang dọc Phi Châu và Nam Mỹ để chiếm các nguyên liệu chiến lược và chiếm các thị trường mới nổi, trước Mỹ, Nhật và Âu Châu. Thế giới cần phải coi chừng con sư tử đói thức giấc này.
Đế quốc Tàu là một nước tham lam vô độ. Nó tiêu thụ nửa số xi măng và nửa số thép của thế giới, một phần ba số đồng, một phần tư số aluminium, và những số lượng vĩ đại antimony, chronium, cobalt, lithium, zinc và gỗ.
Những nguyên liệu này, quốc gia nào trên thế giới cũng cần, nhất là Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ Âu Châu. Bauxite và sắt của Guinea và Tanzania dùng để sản xuất phi cơ ở Seattle (Mỹ), đóng tàu ở Bath (Maine - Mỹ), đồng của Chile dùng làm giây điện, cobalt của Congo dùng trong các sở cơ khí ở Michigan (Mỹ), lithium của Bolivia dùng để chế tạo xe hơi, manganese của Gabon dùng trong kỹ nghệ nhựa, titanium của Mozambique, Madagascar, Paraguay dùng để sản xuất thép tốt trong kỹ nghệ máy bay, làm đầu gối và hông người nhân tạo trong y tế. Tàu cộng đang lăn xả vào các đống nguyên liệu này để giữ làm của riêng. Hậu quả sẽ không thể nào lường trước được cho các nền kinh tế khác ngoài lục địa Trung Hoa.
Thủ thuật cướp tài nguyên thiên nhiên bằng sức mạnh mềm
Việc khai thác dầu hỏa ở Phi Châu cần sự tiến bộ. Nhưng Tàu cộng đến đây không phải để giúp mà để cướp. Thủ thuật cướp bằng sức mạnh mềm là giơ cao tấm chi phiếu to và hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi xuất thấp để xây dựng hạ tầng cơ sở, hoặc dinh tổng thống, hoặc mua vũ khí AK-47. Đổi lại phía đi vay chỉ cần chấp nhận hai điều kiện: 1/ thứ nhất, khi nhận tiền phải giao nộp ngay tài nguyên thiên nhiên; 2/ thứ hai, phải mở cửa cho hàng đã chế biến vào thị trường thuộc địa.
Thủ thuật này tạo công ăn việc làm cho đế quốc Tàu và giúp các công ty đế quốc thịnh vượng. Quảng Châu, Thành Đô, Thượng Hải tiếp tục phát triển trong khi các thuộc địa mới của Tàu tiếp tục lụn bại.
Sức mạnh mềm trở thành công cụ bành trướng
Ai đến Phi Châu cũng thấy ngay là toàn thể lục địa này đang bị Tàu xâm chiếm bằng sức mạnh mềm. Thủ thuật ngoại giao bằng sức mạnh mềm (nghĩa là cho vay) đang được Bắc Kinh áp dụng khắp mọi nơi trên mặt lục địa này. Angola trả nợ Tàu bằng dầu, Ghana trả nợ Tàu bằng hạt cacao, Nigeria trả nợ Tàu bằng khí đốt... Không một nước nào được hưởng lợi với đế quốc Trung Hoa.
Ở Zimbabwe, Tàu bóc lột còn tàn nhẫn hơn. Tàu bỏ ra 5 tỷ đô la mua một mỏ platinum đáng giá 40 tỷ đô la. Với 5 tỷ đô la đó, nhà độc tài Robert Mugabe xây lâu đài mới, mua trực thăng vũ trang và phi cơ phản lực cùng với rất nhiều vũ khí khác để đàn áp dân lành.
Hiện tượng này, không chỉ xảy ra tại Phi Châu mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Tại Peru, Tàu cộng đã làm chủ một ngọn núi đồng. Tàu chỉ mua ngọn núi này với 3 tỷ đô la mà bây giờ đang hưởng lợi tới 2000%. Trong khi đó dân Peru vẫn tiếp tục đói khát, mù chữ và phải đối mặt với đủ thứ tai nạn lao động.
Khi Tàu cộng kiểm soát bauxite ở Brazil, Guinea, Malawi, đồng ở Congo, Kazahkstan, Namibia, sắt ở Liberia, Somalia, manganese ở Burkina Fasco, Campuchia, Gabon, chì ở Cuba, Tanzania, kẽm ở Algeria, Nigeria, Zambia... thì còn đâu cho các xưởng ở Cincinatti, Memphis, Pittsburg của Mỹ và các xưởng của các quốc gia khác như Đức, Nhật, Seoul.
Người ta có nhiều lý do để sợ rằng xe hơi tương lai sẽ sản xuất ở Lan Châu (Lanzhou) và Vũ Hồ (Wuhu) thay vì ở Detroit và Huntsville, máy bay sẽ sản xuất ở Binzhou và Thẩm Dương thay vì ở Seattle và Wichita, chip cho máy vi tính sẽ làm tại Đại Liên (Daliem) và Thiên Tân thay vì tại Silicon Valley, thép của thế kỷ 21 sẽ được sản xuất nhiều hơn tại Đường Sơn (Tangshan) và Vũ Hán (Wuhan) thay vì ở Birmingham. Alabama và Illinois của Hoa Kỳ.
Chắc chắn đây không phải là thị trường tự do và hợp tác thương mại quốc tế nữa. Ai cũng phải rùng mình với chuyện đang xảy ra này. Nhưng không hiểu sao trong các phòng họp chính trị ở Washington, Berlin, Tokyo các chính khách vẫn giữ thái độ “sống chết mặc bay” và chẳng thèm để ý.
Nếu cảnh này cứ tiếp tục thì rồi đây Tàu cộng sẽ ở vị thế độc quyền về tài nguyên với giá thấp nhất và như vậy Tàu có thể cạnh tranh với Mỹ và cả thế giới. Kế hoạch thâu tóm tài nguyên của Tàu tương đương với việc cấm vận tài nguyên đối với các quốc gia khác trên mặt địa cầu.
Một cuộc di dân trá hình
Trên thực tế không phải chỉ có kỹ sư và kiến trúc sư Tàu đến Phi Châu. Nông dân cũng đến luôn. Lúc đầu Tàu hứa hẹn cho vay tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhưng khi khởi công xây cất thì Tàu lại mang cả triệu công nhân sang để mặc nhiên tranh chỗ. Tàu đưa dân mình qua tối đa và chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu. Cho nên người dân của các thuộc địa mới của Tàu như Angola và Zimbabue vẫn bị nghèo đói và thường bị nội chiến vì sự tráo trở của Tàu.
Ngoài mục đích thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường mới, Tàu còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân qua Phi Châu và Nam Mỹ để giải quyết nạn nhân mãn. Trên lục địa Trung Hoa có 600 con sông thì 400 sông đã kể như chết vì quá ô nhiễm. Wikeleaks tiết lộ Bắc Kinh muốn dời 300 triệu dân sang Phi Châu. Khi các chính quyền Phi Châu không thể trả nợ thì chắc chắn hiện tượng di tản này sẽ xảy ta. Mỹ hiện tại đang nợ Tàu khoảng hai ngàn tỷ đô la: các tiểu bang Montana và Wyoming vắng dân có thể đang là những điểm ngắm của Bắc Kinh.
Trong thập niên qua 700.000 dân Tàu đã định cư tại Phi Châu. Kế hoạch vẫn còn tiếp tục. Cờ Tàu bay phấp phới khắp mọi nơi trên lục địa đen. Các tòa đại sứ mới của Tàu đang tiếp tục được xây cất, các sân bay mới đang được hoàn tất.
Dân Tàu tràn sang Phi Châu như cơn nước lũ. Các khu đô thị biệt lập với hàng rào bao bọc mọc lên khắp nơi, nhưng không cho người da đen bén mảng. Hơn một triệu nông dân Tàu đang cày cấy đất Phi Châu, sản xuất thực phẩm để xuất cảng ngược về Hoa Lục trong khi dân địa phương vẫn thiếu thực phẩm tiêu thụ.
Theo tuần báo The Economist, Tàu đã chiếm bảy triệu mẫu dầu cọ (palm oil) của Congo để làm xăng hữu cơ. Hình thức “nông trại hữu nghị” đang được sử dụng tại các xứ Gabon, Ghana, Guinea, Mali, Mauritania và Tanzania.
Dùng gái điếm để thu hút di dân tới những nơi vắng vẻ
Tàu mang sang Phi Châu cả gái điếm, để họ kiếm ăn ở những nơi xa xôi có những công trình của Tàu đang xây cất. Tại Cameroon gái điếm Tàu chỉ đòi có 2000 CFA (4.25 đô la) trong khi các cô gái địa phương thì nhất định đòi 5000 CFA mới chịu lên giường. Tại Congo Brazaville có một chuyện khá buồn cười cần kể lại. Các cô gái điếm khi được giải thoát lại không chịu trở về Trung Quốc. Lý do là ở lại đất Phi Châu các cô kiếm được nhiều tiền hơn và được đối xử tốt hơn là ở quê nhà tại Tứ Xuyên (Sichuan).
Hệ sinh thái của nước Tàu bị tàn phá khủng khiếp vì quá trình hiện đại hóa nhanh chóng. Giờ đây Tàu lại đang tàn phá hệ sinh thái của các nước chư hầu mới. Nỗi thống khổ của dân bản xứ nói sao cho xiết vì sự trâng tráo của các nhà độc tài địa phương là vô giới hạn. Ngoài chuyện hệ sinh thái bị tàn phá, các khoản tiền khác kiếm được từ việc khai thác các mỏ kim cương và việc bán gỗ rừng đều đã được các nhà độc tài này dùng để mua vũ khí đàn áp dân lành, gây ra những cuộc nội chiến đẫm máu.
Quyền lực mềm của Tàu đang hoành hành cả tại Úc và Nam Mỹ
Trong số 640 triệu vũ khí nhẹ đang lưu hành trên thế giới thì 100 triệu lưu hành tại Phi Châu. Những chế độ độc tài khát máu như Angola, Sudan, Zimbabue là những chế độ đứng đầu bảng giết hại dân lành.
Có một lần, Ôn Gia Bảo tuyên bố ở nghị viện Gabon rằng: “Chỉ buôn bán thôi, không có điều kiện chính trị gì cả”. Với chủ trương này, Tàu làm ăn với bất cứ một chính quyền địa phương nào dù tàn bạo đến đâu, thối nát đến đâu. Trong khi các nước văn minh như Mỹ, Anh Pháp, cố gắng tạo áp lực lên bạo chúa, bạo quyền thì Tàu gian manh đi luồn cửa hậu.
Vào lúc này Tàu đang tìm cách tiếp cận với Úc để nâng cao các liên lạc ngoại giao. Tàu muốn đầu tư lớn vào nhiều khu vực khai thác mỏ ớ Úc. Điều đáng ngạc nhiên là các nền kinh tế có cơ cấu dân chủ như Úc, Brazil, Nam Phi... vẫn bị tiền Tàu cuốn hút.
Tại Úc trong vài năm qua một số công ty Tàu như China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, Shangai Baosteel đã ký được những hợp đồng khai thác tài nguyên vĩ đại. Trong ngắn hạn vài trăm gia đình thượng lưu Úc sẽ giàu to, nhưng trong tương lai nước Úc sẽ lâm vào cảnh nghèo khó vì các mỏ bị vét sạch. Trong trung hạn sự thâm thủng mậu dịch với Tàu sẽ xảy ra vì Tàu dùng nguyên liệu của Úc rồi lại đem các chế phẩm hoàn tất bán ngược trở lại trên đất Úc.
Tại Brazil và Nam Mỹ Tàu cũng có những chính sách tương tự nhưng yếu hơn. Việc làm ăn giữa Tàu và Brazil được báo Washington Post mô tả như sau: “Trên bãi cát vàng dài 175 dặm ở bờ Đại Tây Dương, phía Bắc Rio De Janeiro, Tàu đang xây dựng một thực thể kinh tế mới. Tại đây người ta thấy những con tàu khổng lồ đang lấy quặng sắt hoặc lấy dầu trở về Bắc Kinh. Nhìn chung thành phố này lớn gấp đôi Manhattan với nhiều hãng xưởng hoạt động tấp nập.”.. Sự đầu tư của Tàu vào Brazil sẽ làm chậm sự phát triển của các công ty thuộc chính quyền địa phương.
Kết luận
Trong bài diễn văn đọc tại Paris khi đến tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp-Trung, Tập Cận Bình có nhắc lại câu nói của Napoleon Bonaparte, nhưng y đã thêm một lời khuyến dụ như sau: “Con sư tử Trung Quốc giờ đây đã thức dậy nhưng đây là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh”.
Lời khuyến dụ của Đặng Tiểu Bình không được nhiều người tin tưởng. Giáo sư Jean Pierre Cabestan của trường Đại học Hong Kong nhận xét: “Sư tử là một con vật to lớn, hoang dại, chuyên ăn thịt những con thú khác, khá giống Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với các nước xung quanh”.
Nhà báo Trần Thế Diệu, chủ bút tờ Thế giới Nhật báo tại New York viết thêm rằng: “Rõ ràng câu nói đó chỉ dành cho người Trung Quốc nghe mà thôi chứ người ngoài không ai tin nổi”.
Giáo sư Richard Rigby của Đại học Quốc gia Úc tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là: “Cứ lấn tới ở bất cứ nơi nào chùng ta có thể”. Nhận xét này của Rigby cũng được giáo sư Hoàng Tĩnh của Đại học Quốc gia Singapore đồng ý và nói theo cùng một chiều hướng: “Họ là những người làm những gì có thể, bất kể là có nên hay không”.
Đã đến lúc Hoa Kỳ và thế giới dân chủ phải có thái độ và hành động quyết liệt hơn với cái đế quốc thực dân mới đang hoành hành như chỗ không người. Cái giây thòng lọng mà Bắc Kinh quàng vào cổ nền kinh tế thế giới đang từ từ siết chặt. Kinh nghiệm này Hoa Kỳ đã trải qua kể từ khi Washington lỏng tay cho Đặng Tiểu Bình tác yêu tác quái [….].(*)
18.07.2017
N.C.Q
__________
(*) BBT BVN lược 3 đoạn cuối khi đăng lại trên trang nhà.

LikeShow more reactions
Comment