Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Nữ nhân đệ nhất Trung Hoa và tài tiên tri chính xác phi thường

Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
Năm đầu Tây Hán, tại Trung Quốc xuất hiện nữ sĩ tên Hứa Phụ người huyện Ôn, quận Hà Nội. Hứa Phụ tinh thông kim cổ, biết trước tương lai, có biệt tài đoán đâu trúng đó, trở thành người xem vận mệnh nổi tiếng cho rất nhiều vương công quý tộc đương thời…
Sử sách còn ghi lại, những lời dự ngôn của Hứa Phụ chuẩn xác phi thường, khiến cho Cao Hán Tổ cũng phải cảm phục mà phong cho bà làm: “Minh Thư Hầu”, là một trong số ít ỏi nữ nhân thời đó được phong hầu phong tước.
Nhân gian truyền rằng, khi vừa sinh ra, cuộc đời Hứa Phụ đã gắn liền với những câu chuyện mang đậm sắc màu huyền thoại. Ví như: Hứa Phụ khi vừa sinh ra trong tay đã có miếng ngọc, trên đó có đồ hình Bát Quái của Văn Vương, được trăm ngày đã biết mở miệng nói chuyện, mọi người nghe tin như vậy thì kéo đến rất đông để xem mặt Hứa Phụ.
Hứa Phụ thấy có nhiều người hiếu kỳ đến xem mình như vậy nhưng chỉ tỏ ra có hai thái độ, một là khóc, hai là cười. Mọi người cho rằng trẻ con khóc cười cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên sau này mọi người dần dần phát hiện ra rằng: phàm những ai đến xem mặt mà Hứa Phụ cười thì có thể thăng quan, tiến lộc, còn những ai mà Hứa Phụ khóc thì ắt sẽ gặp tai ương đại nạn.
Một đời của Hứa Phụ luôn xem tướng mệnh cho các vương công quý tộc, những lời nói ra chuẩn xác vô số, nổi tiếng trong số đó phải kể đến ba dự ngôn:
1. Dự ngôn thứ nhất
Khi Hán Sở giao tranh, Ngụy Báo có một sủng phi họ Bạc, mọi người hay gọi là Bạc Cơ một hôm Hứa Phụ nhìn thấy Bạc Cơ liền nói: “Bạc phi sau này ắt sẽ sinh ra một thiên tử”. Ngụy Báo nghe Hứa Phụ dự ngôn như vậy liền động lòng, lập tức phong Bạc Cơ làm Vương phi. Tiếc thay, sau đó không lâu ông bị Lưu Bang đánh bại, Bạc Phi bị bắt trở thành một nữ công dệt vải trong Hán cung.
Sau đó một cơ hội ngẫu nhiên diễn ra: khi Lưu Bang đi thăm khu dệt vải nhìn thấy dung mạo của Bạc cơ xinh đẹp, đương độ xuân thì, Lưu Bang cho gọi Bạc Cơ vào hầu, không lâu sau đó Bạc Cơ mang thai sinh ra Lưu Hằng tức Hán Văn Đế sau này.
Sau khi Bạc Cơ sinh hạ Lưu Hằng, Hứa Phụ nói với Lưu Bang: “Lưu Hằng ở lại trong cung, ắt sẽ gặp đại họa”. Vậy nên khi Lưu Hằng lên 8 tuổi, Lưu Bang phong Lưu Hằng làm “Vương”, ban đất rồi cho theo cùng Bạc Cơ rời khỏi cung.
Nhờ vào câu nói này của Hứa Phụ mà sau này bảo toàn được tính mệnh của Hán Văn Đế, nếu không Lưu Hằng cũng cùng chung số phận với Triệu Vương, Lưu Như Ý, bị Lã Hậu mưu sát, Bạc Cơ cũng khó tránh khỏi độc thủ.
Đối với Lưu Hằng mà nói, Hứa Phụ có ân trọng như núi, vậy nên, sau khi Lưu Hằng lên ngôi đã tôn Hứa Phụ làm nghĩa mẫu và liên tục ban thưởng.
(Ảnh: Youtube)
2. Dự ngôn thứ hai
Chu Á Phu nhờ Hứa Phụ xem tướng cho mình, sau khi Hứa Phụ xem xong nói: “Ba năm sau ông sẽ phong hầu, tám năm sau ông sẽ được làm thừa tướng, tiếp nữa 9 năm ông sẽ bị chết vì đói”.
Đương thời, Chu Á Phu là con thứ của Giáng Hầu Chu Bột, theo lý thường, sau khi Chu Bột qua đời, anh trai Chu Á Phu kế vị làm sao đến lượt người thân phận như Chu Á Phu? Vậy nên Chu Á Phu đương nhiên không tin.
Tuy nhiên, dự ngôn của Hứa Phụ xưa nay chưa từng sai biệt, quả nhiên ba năm sau, Chu Á Phu được phong hầu, nguyên do là anh trai của Chu Á Phụ phạm tội, bị cắt tước vị, mọi người tiến cử Chu Á Phu kế vị. Tám năm sau Chu Á Phu có công dẹp loạn “Thất Vương” nên được Hán Cảnh Đế phong làm thừa tướng.
Làm thừa tướng được 9 năm, Chu Á Phu bị vu cáo phạm tội mưu phản, Hán Cảnh Đế trong lúc tức giận bắt ông giam vào ngục tối chờ ngày thẩm phán. Chu Á Phu vì oan ức mà tự sát mấy lần bất thành, sau đó tuyệt thực năm ngày mà chết.
3. Dự ngôn thứ ba
Văn Đế có một sủng thần tên là Lưu Thông làm đến chức quan đại phu, được Hứa Phụ xem mệnh và dự ngôn như sau: “Lưu Thông sau này sẽ nghèo khó, bần hàn mà chết”. Hán Văn Đế biết chuyện ấy rất lấy làm không phục nên bèn ban núi đồng ở Thục quận cho Lưu Thông, mà núi đồng chính là tài nguyên của nhà Hán, Lưu Thông nhanh chóng trở thành một đại phú gia giàu có.
Sau khi Văn Đế chết, Hán Cảnh Đế lên ngôi, Lưu Thông bị bãi nhiệm chức quan và cho ở nhà, tất cả tài sản bị tịch thu sung công quỹ, đã vậy còn mắc nợ triều đình một lượng lớn ngân lượng phải lưu lạc đầu đường xó chợ, cuối cùng chết vì cùng cực.
(Ảnh: Youtube)
Đôi chút mạn đàm
Đối với việc Hứa Phụ dự ngôn chuẩn xác như Thần, con người thời đó và ngày nay đều cảm thấy dường như là rất khó lý giải và cũng chẳng dám tiếp cận. Tuy nhiên dưới con mắt của những người tu luyện chân chính trong các Pháp môn tu luyện thuộc Phật gia cũng như Đạo gia thì những sự việc kể trên hoàn toàn có thể giải thích được.
Năng lực như của Hứa Phụ, theo như trong Phật Pháp tuyên giảng thì nó được gọi là: “Công năng túc mệnh thông”, người có năng lực kiểu này thường có khả năng nhìn thấy trước được vận mệnh của người khác, hoặc thậm chí là nhìn thấy được vận mệnh, tương lai của cả một dân tộc, quốc gia… còn trong các môn pháp tu luyện thuộc Đạo gia thì cũng có tuyên giảng đại ý rằng: khi con người ta tu tập theo Đạo, chú trọng hàm dưỡng tâm tính, nói lời chân, làm điều ngay thật, phản bổn quy chân, quay về với chính ngã của mình… thì khi đó ắt sẽ có thần thông đại hiển, uy lực vô biên, không gì không thể biết.
Trong lịch sử xưa nay những người tu Phật, tu Đạo có được công năng “Túc mệnh thông” này cũng không phải là hiếm, rất nhiều các vị cao tăng tu luyện trong các pháp môn thuộc trường phái Phật gia như Hòa thượng Tế Công hay Đạt Ma sư tổ của môn phái Thiền Tông đã có được công năng đặc dị này. Trong pháp môn tu luyện của Đạo gia thì Chân nhân cái thế Trương Tam Phong cũng được coi là một ví dụ điển hình.
Minh Vũ
Có th

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Gia đình Donald Trump: Con đường từ dân nhập cư thành Tổng thống Mỹ và định nghĩa thật sự về ‘thành công’

Nguồn Đại kỷ nguyên
Có người đã từng nói, câu chuyện nước Mỹ là câu chuyện của những người nhập cư theo đuổi giấc mơ của họ ở một miền đất hứa. Đó là câu chuyện của nhà sáng lập Google Sergey Brin, nhà sáng lập và CEO tài năng của Apple Steve Jobs, ông trùm kinh doanh Elon Musk hay câu chuyện của gia đình tổng thống Mỹ, Donald John Trump.
Từ những người Đức di cư không một xu dính túi trở thành ông trùm tỉ phú, đó là câu chuyện về những con người nghị lực nhà Trump, dù có những tấm bi kịch và những đổ vỡ trong hôn nhân cũng không làm lu mờ đi sự thành công phi thường. Nếu bạn nghĩ bạn đã biết về Donald Trump, thì hãy đợi tới khi bạn gặp gia đình ông ấy để thấy, mọi sự thành công đều có nguyên nhân đằng sau đó.
Lên đường tới miền đất hứa
Câu chuyện bắt đầu với ông nội của Trump, ông Friedrich Trump, đến New York từ Đức chỉ với một chiếc va li duy nhất vào năm 1885 khi ông mới 16 tuổi trên con tàu S.S.Eider.
“Bước đầu tiên để có được Donald Trump mà ta biết ngày nay là ông nội của ông ấy không muốn làm người nấu rượu”, người viết tiểu sử về ông Trump, Gwenda Blair đã chia sẻ với tờ báo Deutsche Welle của Đức về việc Friedrich Trump rời bỏ nghề làm rượu gia truyền ở Kallstadt, nước Đức như vậy.
Ông Trump đã từng tiết lộ trong cuốn sách xuất bản năm 2004 mang tên “Trump: Tư duy như một tỷ phú” rằng, gia tộc bên nội của ông có gốc gác từ một luật sư người Đức có tên Hanns Drumpff. “Một trong những tổ tiên của tôi, một người trồng nho làm rượu, đã đổi họ thành Trump vào cuối những năm 1600. Một bước đi đúng, tôi nghĩ thế, vì Tòa tháp Hanns Drumpff thì nghe không hấp dẫn chút nào”, ông Trump viết trong cuốn sách.
Sau khi tới Mỹ, ông Friedrich làm thợ cắt tóc ở Lower East Side thuộc Manhattan, rồi sau đó đem số tiền dành dụm của mình chuyển đến Seattle ở tuổi 21. Năm 30 tuổi, ông mở Nhà hàng và Khách sạn Arctic tại tỉnh British Columbia trong thời kỳ Sốt vàng Klondike và tài sản của ông đã gia tăng một cách nhanh chóng trong thời kỳ này.
Cuối cùng, với khoản tiền tích lũy được, Friedrich đến New York và bắt đầu khởi nghiệp một công ty nhỏ kinh doanh bất động sản. Năm 1918, các hợp đồng bất động sản đã giúp ông kiếm được nửa triệu USD. Nhưng tới năm 49 tuổi, ông đã qua đời trong một dịch cúm ở Tây Ban Nha, công việc kinh doanh được vợ ông cùng cậu con trai 12 tuổi, Fred Trump thừa kế và tiếp tục quản lý.
Ông Fred đã từng làm việc bán thời gian khi còn học phổ thông để chu cấp cho người em trai sáng dạ, John, người sau này trở thành giảng viên của Viện Công nghệ Massachusetts. Hơn 30 năm sau, Fred đã tạo được thành công lớn khi nắm lấy hầu hết các dự án của chính phủ trong nỗ lực nhằm đưa Mỹ thoát khỏi khủng hoảng và dự án cung cấp nhà ở cho các cựu chiến binh. Với nguồn gốc Đức của mình, Fred đã từng phải nhận là người Thụy Điển vì lo ngại những người bạn làm ăn người Do Thái kỳ thị và trong Thế chiến II, Mỹ và Đức thuộc hai chiến tuyến đối lập.

Ông nội của Trump, ông Friedrich Trumpen. Ảnh dẫn theo wikipedia.org

Hậu sinh khả úy – Giáo dục nghiêm khắc và con đường trở thành một ‘ông trùm’
Năm 1946, đúng vào thời kỳ đỉnh cao của sự bùng nổ kinh tế thời hậu chiến thì Donald Trump ra đời. Có lẽ máu kinh doanh bất động sản đã ở sẵn trong ông do thừa hưởng từ gia đình và môi trường sống lúc đó. Ông là người con trai thứ 2 trong gia đình có 5 anh chị em, mẹ ông là người nhập cư từ Scotland, bà Mary Anne MacLeod đã đi từ đảo Lewis tới Mỹ vào năm 1930. Bà là một người phụ nữ hấp dẫn, mạnh mẽ và quyết đoán. Mary gặp Fred Trump ở một buổi khiêu vũ khi bà vẫn còn làm việc như một người giúp việc trong gia đình. Sau khi trở thành vợ của Fred, bà trở thành một người quảng giao trong giới thượng lưu New York và tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện và giúp đỡ cộng đồng.
Mặc dù sinh ra khi gia đình đã khá giàu có, những đứa trẻ nhà Trump đều phải tự kiếm tiền bằng việc bán những chiếc vòng giấy hay những công việc vặt trong dịp hè. Bà Mary cũng nổi tiếng khắt khe trong việc giáo dục các con khi không một lời chửi thề nào được phép cất lên bên trong căn nhà của họ. Cậu bé Donald có tính cách khá nổi loạn, và khi bị phát hiện giấu con dao bấm ở trong phòng ngủ, gia đình đã ngay lập tức gửi cậu tới trường quân sự để giáo dục. Học viện Quân sự New York là một trường nội trú khó khăn nổi tiếng bởi tính kỷ luật và giáo dục thể chất khắc nghiệt. Trong môi trường đó, một Donald Trump mạnh mẽ, cương nghị đã được tôi rèn và trở nên nổi tiếng trong trường khi là đội trưởng đội bóng chày đoạt huy chương “Neatness and Order”.
Ngoài sự giáo dục nghiêm khắc, Donald Trump đã từng nói ông học được nhiều giá trị từ cha của mình. Đặc biệt, trực giác nhạy bén của ông trên thương trường được rèn luyện qua việc theo cha đến công trường và nhìn ông tận dụng từng đồng tiền một. “Cha tôi sẽ nhặt nhạnh mùn cưa, đinh, phế liệu, ông ấy sẽ sử dụng tất cả những thứ có thể dùng được, tái chế chúng bằng cách nào đó và đem bán”, ông Trump cho biết.
Tạp chí Times đã từng viết về cha của ông Donald Trump như sau:“Trong bộ âu phục lịch lãm, với ngoại hình đẹp như tạc và nụ cười tươi rói, trông ông hệt như một ngôi sao điện ảnh. Ông bước qua những chiếc đinh tán và sàn nhà bằng ván ép, nhặt lấy những chiếc đinh không sử dụng để giao lại cho thợ mộc vào ngày hôm sau”. Chính từ những hành động nhỏ bé và lối sống tiết kiệm, để ý tỉ mỉ đó, ông Fred đã gián tiếp dạy dỗ cậu con trai tinh tường của mình về việc làm kinh tế thực chất là gì. Đó không phải chỉ là việc kiếm tiền từ mọi thứ mình có được, mà là còn là sự trân trọng, không lãng phí tài nguyên, là dám mơ ước thực hiện những thương vụ lớn nhưng không được quên để ý tiểu tiết.
Với di sản đồ sộ của cha mình gây dựng, đáng nhẽ anh trai cả của Donald là Freddy được kỳ vọng là người sẽ quản lý toàn bộ tài sản của gia đình, nhưng ông lại không có hứng thú với việc đó. Theo như Donald Trump đánh giá thì anh trai ông là một người quá tốt bụng, và vì thế “mọi người đã lợi dụng anh ấy”. Donald Trump sau đó đã tiếp tục truyền thống kinh doanh của gia đình, ông bắt đầu chinh phục lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Manhattan với những thành công vang dội.

Gia đình nhà Donald Trump. Ảnh dẫn theo nhtrangblog.wordpress.com

Từ một cậu bé ngoại thành ở quận Queens, Donald khởi sự là một người ngoài cuộc ở khu trung tâm phía đông New York, nhưng sự táo bạo của Donald đã gây kinh ngạc cho nhiều nhà phát triển ở đó. Trong một hợp đồng phức tạp, ông mua khách sạn Commodore đang sụp đổ trên đường số 42 với giá 70 triệu USD và cải tạo tòa nhà thành khách sạn The Grand Hyatt vào năm 1980. Đó là một thành công lớn và với Donald sau thương vụ với số lãi 50%, tương lai của một ông trùm đã dần hình thành.
Người vợ đầu tiên của ông Donald Trump cũng là một người nhập cư có ý chí vươn lên. Cựu người mẫu Ivana Zelníčková là người gốc Cộng hòa Czech tài giỏi, khi một thân một mình lập nghiệp tại Mỹ với tư cách là vận động viên Olympics. Ngoài niềm đam mê thể thao và người mẫu, bà Ivana còn học thêm về lĩnh vực kinh doanh. Chính những điều này đã giúp bà ghi điểm trong mắt ông, và đây là cặp vợ chồng quyền lực ở New York. Bà cũng tham gia vào việc kinh doanh cùng chồng, có lần ông Trump có vẻ nuối tiếc khi chia sẻ rằng: “Cuộc sống hôn nhân của tôi như thể là sống cùng đối tác vậy”. Sau khi ly hôn với Ivana, ông kết hôn với cựu hoa hậu Marla Maples. Donald Trump kết hôn với người vợ thứ ba của mình là bà Melania cũng là một người mẫu đến từ Slovenia, đây cũng là một câu chuyện thành công khác của người nhập cư, giờ đây bà trở thành đệ nhất phu nhân của nước Mỹ.
Những người nhập cư làm nên “Giấc mơ Mỹ” và định nghĩa về sự thành công
Gia đình ông Trump là những người nhập cư với gia cảnh khiêm tốn nhưng nỗ lực không ngừng để vươn lên và trở thành tầng lớp trung lưu sung túc trong xã hội Mỹ.
Tuy vậy, một trong những động thái đầu tiên ở cương vị tổng thống của ông Trump là cho ra chính sách nhập cư gây nhiều tranh cãi. Nhưng giới truyền thông thường chỉ khai thác và nhấn mạnh vào tính châm biếm của việc bản thân gia đình ông Trump cũng là những người nhập cư nhưng ông lại chống người nhập cư. Thật ra, mặc dù ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ là điểm mấu chốt trong chiến dịch tranh cử của Trump, nhưng ông vẫn thường lên tiếng ủng hộ nhập cư hợp pháp. Cả nước Mỹ trừ những người thổ dân da đỏ thì đều là dân nhập cư, lịch sử của nước Mỹ là lịch sử của dân nhập cư, nhưng đến khi trở thành một cường quốc và nổi tiếng với “Giấc mơ Mỹ” thì vấn nạn người nhập cư trái phép có thể đe dọa an ninh cũng như nền kinh tế của quốc gia này.
Trước ông Trump, ông Obama cũng thực hiện chính sách trục xuất người nhập cư trái phép, trong 8 năm cầm quyền của ông Obama, đã có 3,1 triệu người nhập cư trái phép bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Chính sách của ông Trump nói một cách ngắn gọn thì chẳng qua chỉ là với mục tiêu trục xuất nhiều người nhập cư không giấy phép hơn và phải nhanh hơn so với những gì ông Obama đã làm.
Việc lấy nguồn gốc nhập cư của ông Trump ra để đả kích chính sách chống nhập cư trái phép của ông lộ rõ ý đồ của những người tạo ra làn sóng phản đối ông, bởi nó khá dễ để nhận ra sự gượng ép, khiên cưỡng. Bỏ qua những luồng dư luận trái chiều, thì rõ ràng thành công của gia đình ông Trump là cả một sự nỗ lực trong hoàn cảnh hỗn loạn của nước Mỹ những năm bất ổn và vùng dậy.

Donald Trump là vị Tổng thống chưa từng có trong tiền lệ lịch sử nước Mỹ. Ảnh dẫn theo time.com

Sự thành công này đã từng được trích dẫn để lấy làm cảm hứng cho những ‘Giấc mơ Mỹ’ của những người dân nhập cư mong muốn một thiên đường trên mặt đất. Không một ví dụ nào hùng hồn hơn câu chuyện từ những người nhập cư trở thành người nắm quyền lực lớn nhất cường quốc số 1 thế giới. Nhà văn kiêm sử gia James Truslow Adams đã tạo ra cụm từ “Giấc mơ Mỹ” trong cuốn sách xuất bản năm 1931 của ông có tựa đề là Epic of America (Thiên hùng ca Mỹ):
“Giấc mơ Mỹ là giấc mơ của một vùng đất mà ở đó cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho mọi người. Ở đó mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình…”.
“…Nó không phải là một giấc mơ về các loại xe hơi hay đơn thuần là tiền lương cao, nó là một giấc mơ về trật tự xã hội mà trong đó mọi người đàn ông và phụ nữ đều sẽ có thể đạt được tầm vóc đầy đủ từ khả năng bẩm sinh của mình, và được những người khác công nhận họ vì những gì của chính họ, không phân biệt môi trường hoàn cảnh sinh ra hay địa vị ngẫu nhiên của họ.”
Gia đình nhà Trump đã chứng minh được điều đó, họ vươn lên từ nghèo khó để đạt được giấc mơ của mình nhưng không vì thế mà lơ là việc giáo dục con cái và duy trì truyền thống gia đình. Chính điều này đã hình thành một Donald Trump thành công như ngày nay. Và cho tới khi đã trở thành tổng thống Mỹ, địa vị được mệnh danh là quyền lực nhất thế giới, ông Trump đã định nghĩa sự thành công như thế này:
“Trong những thị trấn trên khắp đất nước, thật dễ để nhìn ra cái mà chúng ta đã lãng quên, thứ mà chúng ta đã quá dễ dàng quên lãng, đó là một thực tế rằng chất lượng cuộc sống của chúng ta không được quyết định bởi thành công về mặt vật chất, mà chính là bởi thành công về mặt tâm linh. Tôi xin được chia sẻ với bạn tại đây, và tôi xin được chia sẻ với bạn trên cương vị là một người thành công về mặt vật chất, một người đã quen biết với rất rất nhiều người thành công về mặt vật chất, những người thành công nhất về mặt vật chất. Xin được nói rằng rất nhiều người trong số họ thật đáng thương, thật bất hạnh. Và tôi cũng biết rất nhiều người chẳng có thành công gì về mặt vật chất, nhưng lại có gia đình lớn, có đức tin. Họ không có tiền, ít nhất là không có nhiều tiền, nhưng họ hạnh phúc. Với tôi, tôi phải nói với các bạn rằng, đó là những con người thành công”.
Cho dù đã đạt đến đỉnh cao về danh vọng và tiền tài, con người có xuất phát điểm là con cháu của những người nhập cư đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, những người đã nỗ lực hết mình để làm giàu, cuối cùng đã nhận ra rằng:
Gia đình và đức tin là những thành công lớn nhất của con người.
Donald Trump là vị Tổng thống chưa từng có trong tiền lệ lịch sử nước Mỹ. Trong bối cảnh của nước Mỹ và thế giới, sự xuất hiện của ông Trump trên chính trường như một làn gió mới đem đến hy vọng thay đổi cho xử sở cờ hoa cũng như cục diện toàn thế giới.
Tịnh Tâm – Thu Hiền
Có thể bạn quan tâm :

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

LỄ HỘI VÀ VĂN HÓA


Hồ Ngọc Vinh
Hiện tượng tranh cướp lộc, tranh cướp ấn tín, chen lấn, xô đẩy ở các lễ hội, đặc biệt là ở các lễ hội lớn như: Lễ hội đền Trần, Lễ hội Yên tử, Hội chùa Hương, Bà chúa Kho. Không chỉ có vậy, các vụ ẩu đả dẫn đến thương tích, những trò chơi bạo lực, nhưng trò chơi bài bạc cũng diễn ra bên cạnh lễ hội. Mới đây thôi, trên mạng xã hội lan truyền tấm ảnh lãnh đạo thành phố Hải phòng sắp hàng chờ nhận ấn tín. Cùng với các hiện tượng nói trên là môi trường nơi tổ chức lễ hội bị xâm hại khá nghiêm trọng. Các loại rác thải, như túi ni lon và các rác thải sinh hoạt khác được vứt bừa bãi.
Điều đáng tiếc là trong dòng người trảy hội, đến với Phật, với Thánh, Thế giới tâm linh không phải tất cả vì đức tín, tín ngưỡng,, có văn hóa  tín ngưỡng, trí sáng, tâm trong mà, hướng tới chân thiện mỹ mà cơ bản do  tham lam, ngu mê, ích kỷ, đua chen. Dục tính lấn át, thiêu cháy cả tính thiện của con người.
Con người cúi rạp không vì sự ngưỡng mộ đức tín, hiểu biết nguồn gốc , triết lý sống của đạo mà vì lợi lộc, danh hư. Không chỉ cúi rạp trước thần, phật, thánh mà ngay cả trước con rắn bò lên mộ, trước cây xương rồng…trước những hiện tượng dị biệt được  thêu dệt, huyền hoặc thần thánh hóa.
Lo ngại  thay, những hiện tượng trên đây phản ánh thực tế xã hội hiện nay. Sự suy đồi của văn hóa và lối sống.
Cuộc sống của con người cơ bản là cuộc sống tinh thần trong đó có yếu  tố tâm linh. Chỗ dựa cho cuộc sống tinh thần của con người là lý tưởng, triết học, văn hóa- nghệ thuật và các giá trị xã hội. Cho nên đừng vội phê phán tín ngưỡng. Bởi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng hướng con người tới chân thiện mĩ, góp phần xây dựng tâm hồn, nhân cách người Việt, tạo sự đoàn kết, xây dựng lối sống văn hóa trong cộng đồng.
Tín ngưỡng khác với mê tín dị đoan. Mê tín , dị đoan là biểu hiện của sự ngu mê, ngu tín, dốt nát, thiếu kinh nghiệm sống, yếm thế dẫn đến những hành vi sai lạc.
Lễ hội ở Việt Nam thường gắn với yếu tố tín ngưỡng. Ví dụ Lễ hội Yên tử, Lễ hội chùa Hương. Một số lễ hội chủ về truyền thống văn hóa, tập tục sống của cư dân vùng miền dần được phổ biến.
Tuy nhiên càng ngày yếu tố văn hóa tâm linh, văn hóa trong lễ hội càng bị lu mờ, thay vào đó là các chiêu trò kích động  tham lam của con người, lợi dụng sự ngu tín của con người để kiếm  tiền…
Sự ngu muội, tham lam, ích kỷ của con người bị những kẻ hoạt kê lợi dụng thổi bùng khiến con người lạc lối trong suy nghĩ, trong hành vi, lạc lối trong những quan niệm về giá trị.
Những hiện tượng dúi tiền vào bụng, vào tay, vào chân Tượng Phật, tượng La hán…hối lộ thần linh đồng thời cũng là biểu hiện của thực trạng xã hội lấy hối lộ để làm phương tiện đạt mục đích.
Thần, Phật, Thánh…… không tiêu được tiền không dùng máy bay, ô tô, tủ lạnh, lò vi sóng. Chỉ là những biểu tượng tượng trưng cho những quan điểm tôn giáo, tâm linh, hướng con người tới những giá trị cốt lõi :yêu thương, bao dung, tiết hạnh, chia sẻ giá trị..tạo cuộc sống văn hóa hơn mà thôi. Đến  với Lễ Hội với lòng xác tín, với sự hiểu biết, với văn hóa tâm linh sẽ khiến con người thanh thoát, nhẹ nhõm, tạo lối sống tích cực của cá nhân nhờ đó mà có nhiều thành quả giá trị cho bản thân và cộng đồng.
Gần 70 năm xây dựng văn hóa XHCN kết quả thật quá khiêm tốn. Lý tưởng, triết học, văn hóa XHCN chưa làm tròn sứ mệnh của nó là định hướng tư tưởng và hành vi sống văn hóa cho con người.
Một khi con bệnh không còn thuốc chữa thường là tin vào bói toán cho rằng đó là số mệnh.
Xã hội có những người mà sự ích kỷ, tham lam, sự bàng quan, sự ngu tín  bùng phát dữ dội che lấp hết nhân tính. Hiện tượng này đã đến hồi báo động. ….Nó cần phải được thay đổi.

                                                                                         Hưng Yên viết trong mùa Lễ hội.

SÁNG HÈ HÀ NỘI


Thơ Hồ Ngọc Vinh

Hà Nội ơi! Khắp phố phường dòng người, dòng xe tuôn chảy.
Những vỉa hè đầy quán nước, quán ăn
Em bé đánh giầy  ngáo ngơ  tìm khách
Tiếng những bước chân đau bên gánh hàng rong.

Dòng người như vô tri, vô giác
Cố chèn nhau từng cen ti mét vượt lên
Giữa nắng nóng đầu hè rát bỏng
Bụi giao thông, hóa chất ngập tràn.

Hà Nội ơi! Đường sắt trên cao
Như lằn dao rạch giữa tim người
Những căn nhà, những khu phố ma
Băm nát sự hài hòa tự nhiên vốn có.

Ai đó còn mải mê
Tìm thanh lịch trong tư duy hoài cổ
Bước chân đơn côi
Ngắm những mái cong
Những khuôn cửa từ xửa, từ xưa còn lại
Chìm lấp trong chật chội,
Trong muôn màu và hình khối lung tung.

Hà nội,  Hồ Tây, Hồ gươm…nay thành ao
Nước thải đen ngòm Tô Lịch
Nơi chúng mình bồi hồi nắm lấy tay nhau
Ước mơ màu xanh, hòa bình thân ái.

Chùa Trấn Quốc vẫn còn đây
Truyền thuyết Linh Lang đại vương cứu nước
Có ai hay khi thắp nén nhang?
Sông Hồng đã đổi dòng
Mùa này nước đỏ
Ai ưu tư, ai đau đớn bây giờ.

Hưng Yên tháng 5 năm 2018



Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

THƠ TẶNG “KHOAI TÂY”



Không thể đón tay
Lúc cháu  lọt lòng
Ông, Bà ngoài Bắc
Nôn nóng ngóng trông.

Ngày cháu sinh ra
Đà nẵng  nhiều hoa
Mai vàng bung nở
Biển biếc màu xanh
Vỗ về bờ cát
Con tàu ra khơi
Sóng vui rạt rào
Hải âu chao lượn.

Trong vòng tay  mẹ
Cháu chớp hàng mi
Đây là bố mẹ!
Đây là Ông Bà….
Và rồi thiếp ngủ
Cái miệng nhỏ xinh
Nụ cười xinh xinh.

Hay ăn cháu nhé
Ngoan rồi lớn khôn
Tự lực, tự cường
Là công dân tốt.

Thơ này Ông viết
Đề tặng cháu yêu.
                            Hưng Yên 2018


TỪ HÀNH VI KHÔNG THƯỢNG TÔN LUẬT PHÁP TỚI ĐẠO, TẶC



Khi tham gia giao thông, mọi người có thể chứng kiến một vài nam nữ thanh niên, thậm chí người lớn tuổi vượt ngã ba, ngã tư trong khi đèn đỏ, có đám thanh niên chỉ đội mũ khi trông thấy công an giao thông. Vắng bóng công an là lập tức đám thanh niên đó lạng lách giữa dòng ô tô, xe máy, gây hoảng loạn cả một đoạn đường. Hiện tượng xâm chiếm lòng đường họp chợ phơi thóc, phơi ngô, Hiện tượng xâm lấn đất công diễn ra ở mọi nơi chưa có cách nào khắc phục.
Thuộc về những hành vi không thượng tôn luật pháp còn phải nêu lên như: hành vi bất chấp những quy định của luật trong việc bổ nhiệm cán bộ, bổ nhiệm nhiều người trong gia đình làm lãnh đạo, hoặc như bổ nhiệm quá nhiều phó giám đốc sở sai quy định, hay các hành vi nhận tiền hối lộ……như báo chí , đài truyền hình đã phản ánh……
Những hành vi nói trên đã vi phạm luật pháp. Rất tiếc những hành vi này không hiếm gặp trong đời sống hiện nay. Hiện tượng bất tuân luật pháp cần phải được nghiêm trị để tạo kỷ cương phép nước cho sự phát triển kinh tế, văn hóa.
Tại sao hơn nửa thập kỷ xây dựng văn hóa mới, con người mới XHCN mà ngày nay không ít người vẫn còn có thái độ coi thường, bất chấp luật pháp, những biểu hiện này càng ngày càng nhiều gây lo lắng, bất ổn xã hội.
Nhân cách người mang yếu tố xã hội, nội dung của nhân cách người phản ánh tồn tại xã hội về văn hóa, luật pháp, điều kiện kinh tế…và tất nhiên còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức của mỗi cá nhân nói cách khác là những điều kiện bên trong của cá nhân.
Chế độ phong kiến luật đặt ra để trị dân, luật không thể xử vua, hành xử chủ yếu trên mối quan hệ thân hữu lâu dần tất yếu dẫn đến tình trạng thượng bất chính, hạ tắc loạn. Nên nhớ rằng,Việt Nam lần đầu tiên có bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê biên soạn. Có thể nói, lịch sử của sự phát triển luật pháp, những nghiên cứu về Luật pháp ở Việt Nam là muộn, quá khiêm tốn so với bốn ngàn năm văn hiến.
Ý thức và hành vi thượng tôn luật pháp được hình thành thông qua giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, qua trải nghiệm trong cuộc sống xã hội và lao động. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng sự hình thành kỹ năng ấy có ảnh hưởng rất lớn từ thực tiễn xã hội, nội dung của nó là sự phản ánh của thực tiễn xã hội. Nó có thể được di truyền như sự di truyền của văn hóa. Quan sát những đứa trẻ ở các nước phát triển khi tham gia giao thông, giao tiếp với mọi người thấy rằng từ rất sớm những hành vi tôn trọng luật giao thông, tôn trọng tài sản công , môi trường đã được hình thành một phần có sự di truyền văn hóa , lối sống.
Nói như thế có nghĩa, thái độ và hành vi lệch chuẩn, bất tuân luật pháp hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ chính thực tiễn xã hội hiện nay.
Trước hết đó là sự tha hóa bởi quyền lực. Quyền lực được đảm bảo bằng luật pháp, được giám sát bởi luật pháp, nếu không với tham vọng quyền lực, tiền…ai đó khi ngồi vào vị trí lãnh đạo, có quyền lực cũng có thể trở thành bạo chúa, tự coi mình là chúa tể thiên hạ, là trời, quyền sinh quyền sát trong tay gây ra những thảm họa cho xã hội.
Tha hóa quyền lực tạo nên mảnh đất màu mỡ cho sự coi thường luật pháp, kỷ cương phép nước.
Thứ 2 đến từ văn hóa và lối sống có nguồn gốc tù văn hóa lúa nước- phong kiến hủ lậu phép vua thua lệ làng.
Thứ ba phải kể tới đó là cung cách làm ăn của mọi người hiện nay làm giàu thật nhanh, bất châp thủ đoạn gì, cho dù phương hại tới lợi ích cộng đồng.
Thứ tư, hệ thống tư pháp không đủ mạnh để thực hiện việc giám sát điều chỉnh hoạt động của các cơ quan công quyền và cac cá nhân
Thứ 5 sự bưng bít của giới truyền thông, quan niệm cho rằng cái tốt phô ra , xấu xa đậy lại. Nên nhớ rằng có câu nói: nhà nước có thể không cần nhưng nhất thiết phái có báo chí tự do.
Những hiện tượng lợi ích nhóm, lách luật, chạy tội; những hiện tượng chạy việc, chạy công chức, chạy dự án; Những hiện tượng làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền sẽ dẫn đến tình trạng coi thường luật pháp. Và như thế thái độ và hành vi thượng tôn luật pháp không thể phổ biến và làm kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của mọi người và các tổ chức xã hội. Các giá trị xã hội sẽ bị đảo lộn. Như rõ ràng từ những hành vi thiếu thượng tôn luật pháp dẫn đến đạo, tặc. Đó là mối nhân quả tất yếu.
Do đó Ý thức và hành vi thượng tôn luật pháp phổ biến trong xã hội một khi, xã hội là xã hội pháp trị tức có nhà nước pháp trị, mọi thành viên, mọi tổ chức xã hội đều hoạt động trên cơ sở luật pháp, không có ai đứng ngoài, hoặc đứng trên luật pháp.
Ý thức và hành vi thượng tôn pháp luật nảy nở khi có sự minh bạch trong quản lý, trong môi trường thật sự dân chủ tự do, trong sự tôn trọng các quyền cơ bản và phẩm giá con người.


Vừa rồi vào mạng gõ: Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc thấy có đoạn bàn về đạo và tặc, trong đó tác giả nêu đại ý : Đạo văn, đạo nhạc…; cát tặc, đá tặc, khoáng sản tặc, than tặc, thiếc tặc, vàng tặc, lâm tặc….Chó tặc, bò tặc, cá tặc, ngưu tặc…game tặc thậm chí có cả mả tặc. Ngoài ra các bạn có thể bổ sung thêm.
Liệu đất nước có thể phát triển nhanh chóng trong hoàn cảnh các giá trị xẫ hội bị đảo lộn, khi mà các cá nhân và các tổ chức xã hội xủ sự, quan hệ xã hội căn bản không dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp.
Hưng Yên ngày 17 tháng 8 năm 2017


VÀO CHÙA



Ngan ngát  hương thơm, thoảng khói nhang,
Chuông chùa từng tiếng thúc nhân gian....
Tiếng vang, ngân mãi trong chiều muộn
Nhắn nhủ lòng nhân hướng cõi thiền.

Cõi phật thiện căn sinh quả phúc
Độc ác,  gian manh, nghiệp chướng theo
Ngàn năm vẫn cõi trần  gian ấy,
Thiện ác song sinh tiếp luân hồi.

Phật vẫn lặng yên dõi thế gian
Đài sen ngan ngát,  sáng không gian.
Lòng người trong cõi thiền minh định
Bỗng ngộ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­trần ai, kiếp chúng sinh.

Muốn khóc, quặn đau khô nước mắt
Pháp mạt, trần ai cõi hỗn mang.
Gian ác đài cao rao đạo đức
Vô minh bao kẻ hóa tương tàn..

Ta thắp nén nhang dâng lên phật.
Chuông chùa thỉnh tiếng thúc thinh không.

                                                Hưng Yên   tháng 9 năm 2016


MÙA XUÂN TINH KHÔI


I
Long lanh, long lanh mắt sương
                                              Trên ngọn cỏ mềm
Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng
                                            Mùa xuân tỉnh giấc
Trong lành Ban mai
                             Sương mờ như tấm voan
                                                   thơ mộng .
Em đến với anh bằng tình yêu mùa xuân
                                             Nồng nàn hơi thở
                                              Trong sáng ngây thơ
Cho anh phút giây say đời ngây ngất
Như những cánh chim yêu thương bay bổng.
Bầu trời bao la,
Tình yêu  dịu ngọt.

Em cho anh những tia nắng hồng
                                                Ấm áp cuộc đời.
Như  bàn tay em dịu dàng
                                    Khỏa lấp trong anh nỗi niềm cay đắng
Suối tóc em mềm mại,
                                    Tươi màu non  xanh

Chỉ  có em thôi
Mùa xuân tinh khôi.
Ngân nga lời hát
Ríu rít tiếng chim.
Non tơ cành lộc.
Phút giây bên em, hạnh phúc diệu kỳ.
Mùa xuân nồng thắm!

                                                   Hưng yên tháng .. năm 201..

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Huyền thoại về Từ Đạo Hạnh: Thiền sư đắc đạo, Hoàng đế hay Thần linh?


Nguồn Đại Kỷ Nguyên
Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 – 1116) là một vị thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào thời nhà Lý, được nhân dân cung kính với tên gọi Đức Thánh Láng. Hình tượng được tôn thờ ở chùa Láng, chùa Thầy và chùa Nền tại Hà Nội. Lễ hội hằng năm tổ chức vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, ngày ngài viên tịch. Theo truyền thuyết ngài còn là ông Tổ của nghề múa nước rối.
Tu hành xuất thần thông
Thiền Uyển Tập Anh, cuốn sách ghi chép về các tông phái Thiền học, các thiền sư nổi tiếng Việt Nam, ghi về sư như sau:
Thiền sư họ Từ, tên húy Lộ. Cha là Từ Vinh, làm quan đến chức Tăng quan đô án. Nguyên là Từ Vinh trọ học ở hương Yên Lãng, lấy vợ là con gái nhà họ Tăng rồi cư trú ở đó. Ông là con bà họ Tăng đó. Bản tính ông từ nhỏ hào hiệp phóng khoáng, có chí lớn, phàm việc làm lời nói không ai đoán trước được.
Ông kết bạn thân với nho sĩ Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và người kép hát là Vi Ất. Ban đêm ông miệt mài đọc sách, ban ngày thổi sáo đá cầu, đánh bạc vui chơi, thường bị cha trách mắng là lười nhác.
Một đêm Từ Vinh lén vào phòng thấy ngọn đèn đã tàn, sách vở chất đống bên cạnh, còn Từ Lộ thì đang tựa án mà ngủ, tay vẫn cầm quyển sách, tàn đèn rơi đầy cả mặt bàn. Từ đó cha ông mới không phải lo nghĩ gì nữa. Sau triều đình mở khoa thi tăng quan, ông dự thi được trúng tuyển.
Nguyên trước kia thân phụ ông là Từ Vinh có điều xích mích, bị Diên Thành Hầu cho là dùng tà thuật xúc phạm đến mình. Vì vậy Diên Thành Hầu nhờ sư Đại Điên dùng pháp thuật đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch.
Thây Từ Vinh trôi đến cầu An Quyết thì bật dậy, chỉ tay vào nhà Diên Thành Hầu suốt một ngày. Diên Thành Hầu sợ hãi sai người đi báo với Đại Điên. Đại Điên đến nơi quát: “Kẻ tu hành giận không quá đêm!”. Thây Từ Vinh nghe vậy lại tiếp trôi đi.
Ông muốn báo thù cha nhưng không biết cách nào. Một hôm nhân lúc Đại Điên ra ngoài, sư bèn xông vào đánh. Bỗng nghe trên không có tiếng quát: “Dừng lại! Dừng lại!”. Ông sợ vứt gậy mà chạy.
Từ đó ông quyết chí tìm đường sang Ấn Độ cầu học phép lạ. Đến nước Kim Xỉ Loan gặp đường đi hiểm trở nên phải quay về. Ông ẩn cư trong hang đá núi Phật Tích, ngày ngày trì tụng kinh chú Đại Bi Đà La, đủ mười vạn tám nghìn lần. Một hôm sư thấy thần nhân đến bảo: “Đệ tử là Trấn Thiên Vương, cảm công đức của sư trì tụng kinh nên xin đến hầu để sư sai phái”.
Ông quyết chí tìm đường sang Ấn Độ cầu học phép lạ. Đến nước Kim Xỉ Loan gặp đường đi hiểm trở nên phải quay về. (Ảnh minh họa: pinterest.com)
Sư biết là đạo pháp viên thành, đã có thể báo thù cha. Sư bèn đến bên cầu An Quyết, thử ném gậy xuống giữa dòng nước xiết. Chiếc gậy liền trôi ngược dòng đến phía tây cầu Tây Dương (Cầu Giấy ở Hà Nội) thì dừng lại. Sư mừng nói : “Phép ta thắng Đại Điên rồi”. Sư bèn đi thẳng đến nhà Đại Điên. Đại Điên trông thấy nói:
– Ngươi không nhớ chuyện ngày trước sao?
Sư ngước nhìn lên trời, không thấy động tĩnh gì, bèn vung gậy đánh. Đại Điên phát bệnh mà chết.
Từ đó rửa sạch oán thù, việc đời như tro lạnh, sư bèn đi khắp nơi trong chốn tùng lâm để tìm thầy ấn chứng. Nghe nói Kiều Trí Huyền hoá đạo ở Thái Bình, sư tìm đến tham vấn. Sư đọc bài kệ hỏi về chân tâm:
Lẫn với bụi đời tự bấy lâu
Chân tâm vàng ngọc biết tìm đâu?
Cúi xin rộng mở bày phương tiện
Thấy được chân như sạch khổ sầu
Trí Huyền đọc kệ đáp:
Minh ngọc vang đưa tiếng ảo huyền
Ở trong vẫn lộ tấm lòng thiền
Cát sông là cõi Bồ Đề đó
Mà tưởng còn xa mấy dặm nghìn
Sư vẫn lờ mờ không rõ bèn tìm đến chùa Pháp Vân thỉnh giáo thiền sư Phạm Hội. Sư hỏi:
– Thế nào là chân tâm?
Phạm Hội nói:
– A nan mỗi cái đều là chân tâm
Sự rạng rỡ, tỉnh ngộ, hỏi lại rằng:
– Tu hành, ở như thế nào?
Phạm Hội đáp:
– Đói ăn khát uống.
Sư lạy tạ rồi cáo từ trở về. Từ đó pháp lực như được tăng thêm, duyên thiền càng thêm thuần thục, có thể khiến rắn rết, muông thú đến chầu phục, đốt ngón tay cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không việc gì không ứng nghiệm.
Bấy giờ vua Lý Nhân Tông tuổi đã cao mà không có con nối dõi. Tháng 3 năm Hội Tường Đại Khánh thứ 3 (1112) ở phủ Thanh Hoá có người tâu: “Vùng bờ biển Sa Châu có một đứa trẻ con linh dị, mới lên ba tuổi mà nói năng biện giải như người lớn, xưng là hoàng tử, tự đặt hiệu là Giác Hoàng. Phàm mọi việc làm của hoàng thượng, không điều gì đứa bé ấy không biết, là hóa sinh của Đại Điên vậy.”
Vua sai trung sứ vào tận nơi xem xét, thấy đúng như lời tâu, bèn cho đón về chùa Báo Thiên ở kinh đô. Thấy đứa trẻ thông minh dị thường vua có lòng yêu mến, định lập làm hoàng thái tử. Các quan hết sức can ngăn vua không nên làm như vậy.
Các quan lại nói: “Nếu đứa bé quả thật linh dị, tất nên thác sanh vào nội cung, rồi sau mới lập làm thái tử được”. Vua nghe theo, bèn cho mở hội lớn, bảy ngày đêm để làm phép thoát thai.
Sư nghe chuyện tự nghĩ: “Đứa bé này là yêu tà, mê hoặc mọi người. Ta nỡ nào ngồi nhìn mà không cứu, để nó làm mê hoặc nhân tâm, làm loạn chính pháp?”.
Sư bèn nhờ người chị gái giả làm người đi xem hội, lén đem chuỗi hạt do sư đã kết ấn, treo lên rèm cửa. Hội đến ngày thứ ba, thì Giác Hoàng bỗng kêu đau, bảo mọi người: “Ta đã đi khắp hoàng thành, nhưng ở đâu cũng có lưới sắt vây kín. Muốn thác sinh cũng không biết lọt vào bằng cách nào”. Vua ngờ sư làm bùa chú để phá, bèn sai quan xét hỏi thì sư thú nhận.
Vua ngờ sư làm bùa chú để phá, bèn sai quan xét hỏi thì sư thú nhận. (Ảnh minh họa: flickr.com)
Nợ nghiệp vay phải trả, viên mãn nhập Niết Bàn
Quan quân bèn bắt sư trói, đem đến lầu Hưng Thánh để triều thần định tội. Lúc ấy gặp Sùng Hiền Hầu đi qua, sư thống thiết giải bày với Hầu về chuyện đó. Sư nói:
– Qúy Hầu gắng giúp cho bần tăng thoát tội. Ngày sau xin đầu thai để đáp ơn tạ đức.
Sùng Hiền Hầu nhận lời. Khi vào triều nghị, các quan đều nói:
– Bệ hạ không có nối dõi nên mới cầu Giác Hoàng thác sinh làm con, vậy mà Từ Lộ dùng bùa phép cản trở, xin bệ hạ cho xử chém để thiên hạ hả lòng.
Sùng Hiền Hầu từ tốn tâu rằng:
– Giác Hoàng nếu quả có thần lực, thì dẫu cả trăm Từ Lộ làm bùa chú cũng không làm hại được. Đằng này Giác Hoàng lại bị lưới sắt chắn không vào được, thế thì Từ Lộ cao tay pháp hơn Giác Hoàng. Theo ngu ý của thần, bệ hạ nên tha tội cho Từ Lộ và cho Từ Lộ thác sinh. Vua thuận theo lời tâu của Sùng Hiền Hầu.
Sư bèn đi ngay đến phủ đệ của Sùng Hiền Hầu, vào thẳng nơi phu nhân đang tắm mà nhìn. Phu nhân tức giận nói lại với chồng, nhưng Sùng Hiền hầu biết trước nên không căn vặn gì. Từ đó phu nhân cảm thấy mình có thai. Sư dặn Sùng Hiền Hầu: “Khi nào phu nhân sắp sinh thì báo cho bần tăng biết trước”. Đến lúc phu nhân sắp sinh Sùng Hiền Hầu cho người đến báo. Sư bèn tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ rồi bảo đệ tử:
– Nghiệp duyên của ta chưa hết, còn phải thác sinh để tạm giữ ngôi vua. Ngày sau thọ chung sẽ được làm thiên tử ở cõi trời thứ hai mươi hai. Nếu thấy chân thân của ta hư nát thì lúc ấy ta mới thật nhập Niết bàn, không còn phải trụ trong vòng sinh diệt nữa. Các đệ tử nghe nói không cầm được nước mắt. Sư bèn đọc bài kệ rằng:
Thu về chẳng báo nhạn theo bay
Cười nhạt người đời uổng xót vay
Thôi hởi môn đồ đừng quyến luyến
Thầy xưa mấy lượt hoá thầy nay
Nói xong sư trang nghiêm mà hoá, đến nay hình xác vẫn còn ở trong vách đá chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, huyện Ninh Sơn
Phu nhân Sùng Hiền Hầu sinh con trai, tức là Dương Hoán. Khi được 3 tuổi, Lý Dương Hoán được vua Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi và truyền ngôi cho ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), trở thành vua Lý Thần Tông.
Ngày 26 tháng 9 năm 1138, Lý Thần Tông qua đời ở điện Vĩnh Quang, ở ngôi 10 năm, thọ 23 tuổi. Người xưa cho rằng vì Lý Nhân Tông không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép như sau: “Năm 1136 vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ ban cho Minh Không. Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này”.
Tháng 8 năm 1132, quân Chân Lạp và Chiêm Thành vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống.
Tháng 9 năm 1136, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp.
Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp. (Ảnh minh họa: amazon.com)
Vua Thần Tông đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất mà đã tịch thu của quân dân trước đó. Ông cũng thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay phiên nhau cứ sáu lần một tháng được về làm ruộng. Vì thế, việc sản xuất nông nghiệp của Đại Việt phát triển.
Tương truyền năm Thần Tông 21 tuổi (1136), bỗng nhiên mắc bệnh lạ, trên người mọc lông hổ, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt Vua trong đó. Khi ấy có đứa bé ở Chân Định hát rằng:
Nước có Lý Thần Tông,
Triều đình muôn việc thông.
Muốn chữa bệnh thiên hạ,
Cần được Nguyễn Minh Không.
Triều đình sai quan chỉ huy đi đón sư Nguyễn Minh Không. Đến am, sư cười bảo: “Đây không phải là việc cứu cọp đó ư?”. Quan chỉ huy hỏi: “Sao thầy sớm biết trước?”. Sư bảo: “Ta đã biết việc này trước ba mươi năm”.
Sư đến triều vào trong điện ngồi, lên tiếng bảo: “Bá quan đem cái vạc dầu lại mau, trong đó để một trăm cây kim, và nấu cho sôi, đem cũi vua lại gần đó”.
Sư lấy tay mò trong vạc lấy một trăm cây kim găm vào thân vua, nói: “Quý là trời”. Tự nhiên lông, móng, răng đều rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ. Vua tạ ơn sư một ngàn cân vàng và một ngàn khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa, ruộng này không có lấy thuế.
Lý Thần Tông ở ngôi hoàng đế được 10 năm, chỉ thọ 23 tuổi.
Nam Phương (Tổng hợp)
Xem thêm:

Chia Sẻ
241
 Từ