Hồ Ngọc Vinh
Hiện tượng tranh cướp lộc, tranh
cướp ấn tín, chen lấn, xô đẩy ở các lễ hội, đặc biệt là ở các lễ hội lớn như:
Lễ hội đền Trần, Lễ hội Yên tử, Hội chùa Hương, Bà chúa Kho. Không chỉ có vậy,
các vụ ẩu đả dẫn đến thương tích, những trò chơi bạo lực, nhưng trò chơi bài
bạc cũng diễn ra bên cạnh lễ hội. Mới đây thôi, trên mạng xã hội lan truyền tấm
ảnh lãnh đạo thành phố Hải phòng sắp hàng chờ nhận ấn tín. Cùng với các hiện
tượng nói trên là môi trường nơi tổ chức lễ hội bị xâm hại khá nghiêm trọng.
Các loại rác thải, như túi ni lon và các rác thải sinh hoạt khác được vứt bừa
bãi.
Điều đáng tiếc là trong dòng
người trảy hội, đến với Phật, với Thánh, Thế giới tâm linh không phải tất cả vì
đức tín, tín ngưỡng,, có văn hóa tín
ngưỡng, trí sáng, tâm trong mà, hướng tới chân thiện mỹ mà cơ bản do tham lam, ngu mê, ích kỷ, đua chen. Dục tính
lấn át, thiêu cháy cả tính thiện của con người.
Con người cúi rạp không vì sự
ngưỡng mộ đức tín, hiểu biết nguồn gốc , triết lý sống của đạo mà vì lợi lộc,
danh hư. Không chỉ cúi rạp trước thần, phật, thánh mà ngay cả trước con rắn bò
lên mộ, trước cây xương rồng…trước những hiện tượng dị biệt được thêu dệt, huyền hoặc thần thánh hóa.
Lo ngại thay, những hiện tượng trên đây phản ánh thực
tế xã hội hiện nay. Sự suy đồi của văn hóa và lối sống.
Cuộc sống của con người cơ bản là
cuộc sống tinh thần trong đó có yếu tố
tâm linh. Chỗ dựa cho cuộc sống tinh thần của con người là lý tưởng, triết học,
văn hóa- nghệ thuật và các giá trị xã hội. Cho nên đừng vội phê phán tín
ngưỡng. Bởi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng hướng con người tới chân thiện mĩ, góp
phần xây dựng tâm hồn, nhân cách người Việt, tạo sự đoàn kết, xây dựng lối sống
văn hóa trong cộng đồng.
Tín ngưỡng khác với mê tín dị
đoan. Mê tín , dị đoan là biểu hiện của sự ngu mê, ngu tín, dốt nát, thiếu kinh
nghiệm sống, yếm thế dẫn đến những hành vi sai lạc.
Lễ hội ở Việt Nam thường gắn với yếu tố tín
ngưỡng. Ví dụ Lễ hội Yên tử, Lễ hội chùa Hương. Một số lễ hội chủ về truyền
thống văn hóa, tập tục sống của cư dân vùng miền dần được phổ biến.
Tuy nhiên càng ngày yếu tố văn
hóa tâm linh, văn hóa trong lễ hội càng bị lu mờ, thay vào đó là các chiêu trò
kích động tham lam của con người, lợi
dụng sự ngu tín của con người để kiếm
tiền…
Sự ngu muội, tham lam, ích kỷ của
con người bị những kẻ hoạt kê lợi dụng thổi bùng khiến con người lạc lối trong
suy nghĩ, trong hành vi, lạc lối trong những quan niệm về giá trị.
Những hiện tượng dúi tiền vào
bụng, vào tay, vào chân Tượng Phật, tượng La hán…hối lộ thần linh đồng thời
cũng là biểu hiện của thực trạng xã hội lấy hối lộ để làm phương tiện đạt mục
đích.
Thần, Phật, Thánh…… không tiêu
được tiền không dùng máy bay, ô tô, tủ lạnh, lò vi sóng. Chỉ là những biểu
tượng tượng trưng cho những quan điểm tôn giáo, tâm linh, hướng con người tới
những giá trị cốt lõi :yêu thương, bao dung, tiết hạnh, chia sẻ giá trị..tạo
cuộc sống văn hóa hơn mà thôi. Đến với
Lễ Hội với lòng xác tín, với sự hiểu biết, với văn hóa tâm linh sẽ khiến con
người thanh thoát, nhẹ nhõm, tạo lối sống tích cực của cá nhân nhờ đó mà có
nhiều thành quả giá trị cho bản thân và cộng đồng.
Gần 70 năm xây dựng văn hóa XHCN
kết quả thật quá khiêm tốn. Lý tưởng, triết học, văn hóa XHCN chưa làm tròn sứ
mệnh của nó là định hướng tư tưởng và hành vi sống văn hóa cho con người.
Một khi con bệnh không còn thuốc
chữa thường là tin vào bói toán cho rằng đó là số mệnh.
Xã hội có những người mà sự ích
kỷ, tham lam, sự bàng quan, sự ngu tín bùng
phát dữ dội che lấp hết nhân tính. Hiện tượng này đã đến hồi báo động. ….Nó cần
phải được thay đổi.
Hưng Yên viết trong mùa Lễ hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét