Tản văn của Hồ Ngọc Vinh
Mặt
sông mờ mịt khói sương. Đôi bờ bãi đất phù sa nâu non. Cánh bãi bên
sông đất vừa được bừa ải , đánh luống, màu đất nâu bạc thấp thoáng
trong màn sương mờ. Bờ sông cây cỏ ướt đẫm sương đêm. Những hạt sương
long lanh đọng trên cành cỏ mềm xanh xanh. Sông Hồng bắt đầu bình minh
của ngày mới.
Sông Hồng bắt
nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và
đổ ra biển Đông. Gọi là sông Hồng vì vào mùa nước lên, dòng
sông đỏ màu phù sa, bồi đắp nên đồng bằng Bắc bộ, vựa lúa của đất
nước. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.
Đoạn từ chảy từ Lào Cai đến
"ngã ba Hạc" ởViệt Trì (Phú Thọ)
được gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị
Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.Sông Hồng còn có tên là sông cái.
Từ rất
xưa, thứ nhất cận thị, nhị cận giang con người đã quần tụ dọc theo sông, khai khẩn đất hoang, lập
thôn , lập ấp, miệt mài trồng cấy, nuôi dạy con cháu…cứ như thế làng
Việt, lối sống của cư dân Việt dọc
theo sông Hồng được hinh thành.
Bến
sống nơi tôi đứng còn gọi là cửa sông. Làng cũng có tên là làng cửa
sông, tên khác gọi là làng cót. Tục truyền khi quan quân Đại Vương Hoàng
Lang hồi binh qua đây, binh mã hạ trại
tại làng. Thời gian này, nhân dân các xã Đại Hưng, Thuần Lễ và vùng Cửa Sông đang bị dịch đậu mùa, rất nhiều
người chết. Bệnh dịch lan tràn khiến mọi người hết sức hoảng loạn. Dân làng
nhóm họp tìm mọi cách đối phó nhưng vô kế khả thi. Hay tin, Đức Hoàng Lang cùng
quan quân chữa chạy cho dân. Bệnh dịch bị dập tắt. Song do tiếp xúc lâu với bệnh
tật Đức Hoàng Lang cùng một số binh sĩ bị
lây bệnh. Dân làng cửa sông mang cót ra bao quanh doanh trại chắn gió, giúp
quân mã tránh bệnh dịch . Từ đó làng có tên làng Cót.
Phía
tay phải tôi chếch về mạn đông bắc là đình làng thờ Đức Hoàng Lang
Đại vương. Được biết có chừng bảy mươi đinh thờ Đức Hoàng Lang Đại
Vương, chủ yếu nằm ở hai bên sông Hồng gắn liền với truyền thống đấu
tranh giữ nước của dân tộc.
Vài
ngày nữa thôi, vào mồng ba tết hội rước nước sẽ diễn ra trên đoạn sông này. Hội rước
nước có ở nhiều làng quê dọc theo sông Hồng, người ta lấy nước ở
giữa sông đem về làm nước thờ quanh năm.
Màn
sương dần cuộn lên. Mặt sông như tấm gương bạc, sóng nhẹ, sương nhẹ.
Từ đây có thể nhìn thấy bãi Tự Nhiên, nơi Chử Đồng Tử giấu mình
trong cát.Tình yêu, tặng phẩm của tự nhiên dành cho con người đâu có
phân chia đẳng cấp. Phải chăng cuộc đời của con người có duyên, có
phận như chỉ có chân Tấm mới vừa vặn với hài.
Truyền
thuyết Hoàng Lang Đại Vương, Truyền
thuyết tình yêu với những lễ hội
gắn liền với nó tạo ra nét
phong tục, tập tục, nếp sống
của cư dân bản địa.
Dòng
sông Hồng chứng kiến chiến công lừng lẫy trong sự nghiệp bảo vệ đất
nước như: chiến thắng Hàm Tử , Chương Dương. Dòng sông Hồng là chứng
tích tự nhiên của lịch sử.
Dòng
sông miệt mài chảy từ bao đời nay đem phù sa màu mỡ bồi đắp cho cả vùng đồng bằng. Nước ngọt của dòng sông
nuôi dưỡng cây cối , con người, môi sinh của hàng ngàn loài tôm cá,
nguồn thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên dồi dào cho con người.
Còn
nhớ tuổi thơ vào mùa xuân, mặt sông dập dềnh những chiếc thuyền thúng
với những cánh buồn bé xíu, bập bềnh phao lưới. Cá đánh được nhiều
lắm. Cá mòi mình óng ánh vảy bạc. Cá chầy mình tròn, mắt đỏ. Cá
chép mình dày, vảy vàng, đôi mắt to tròn, miệng đầy râu. Cá ngạnh,
cá chiên….Cá tôm được bày bán trên phố đê, trong các chợ.
Phải
chăng vì vậy sông Hồng còn có tên
là sông cái, tức sông lớn- dòng sông mẹ.
Đoạn
sông Hồng chảy qua địa phận Hưng Yên, ẩn chứa nhiều trầm tích văn hóa
cần được nghiên cứu làm dòng chảy văn hóa thêm phong phú, lưu lại và
tiếp tục chảy trong sự phát triển
của văn hóa. Có thể nói sông
Hồng là cái nôi của văn hóa lúa nước, văn hóa làng xã mang đậm cốt
cách Việt.
Nếp
sống, phong tục của cư dân, thành quả lao động của con người từ đời
này sang đời khác tạo nên nét văn hóa riêng. Nếu Ấn Độ tự hào có văn hóa sông Nin, Châu Phi có
văn hóa sông Nin….chúng ta có văn hóa sông Hồng.
Với
nhiều người, tuổi thơ gắn bó với con sông. Kỷ niệm với sông Hồng đã
trở thành một phần hành trang đời người để nuôi nấng tinh thần. Lớn
lên, xa quê, cuộc đời với những bể dâu, khi trăn trở đau buồn vẫn về
để úp mặt vào con sông, sống lại những tháng ngày thơ ấu, để thanh
thản hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, bước tiếp. Dòng sông đã là bà
đỡ tinh thần của con người.
Hơn
chục năm nay , vào những sáng xuân mặt sông vắng bóng những chiếc
thuyền nan bủa lưới, giăng câu. Dòng có đoạn hẹp lại. Sông mỗi năm
một nông hơn. Không còn thấy sự phong phú của muôn loài cá được bày
bán ở chợ. Chỗ này, chỗ kia, nhà máy xả nước thải trực tiếp ra
sông. Người ta dùng lưới vét, bắt từng con cá con, dùng mìn, dùng
điện để đánh cá.
Tất
nhiên điều đó có thể do biến đổi khí hậu. Song cũng một phần tại
con người. Khi phát triển kỹ thuật công nghệ, kinh tế không đi đôi với
phát triển văn hóa. Điều này dẫn đến lối sống, cách làm ăn tận
diệt môi trường.
Ban
mai của ngày xuân đã bắt đầu. Những tia nắng của ngày mới, của xuân
mới trải trên mặt sông vàng, trải xuống bờ bãi nâu trắng phù xa.
Sương trên mặt sông tan dần, sương trên cánh đồng xuân tan dần. Những người
nông dân đã ra đồng trỉa lạc. Bến bãi đã vang tiếng máy, tiếng máy cẩu rền lên , tiếng nổ của những
con tàu xuôi ngược trên sông, tiếng người, tiếng nước tạo nên những âm
hưởng cuộc sống rất riêng, tấp nập rộn rã bên sông.
Cần
trân quý dòng sông mẹ, bầu vú tự
nhiên nuôi dưỡng triệu, triệu người bao đời nay, dòng sông ấy đã sản
sinh và nuôi dưỡng văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng, dòng sông đã
nuôi nấng tâm hồn của mỗi người.
Sự
phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục nếp
sống văn hóa. Hành vi tàn phá môi trường, môi sinh, sự khổ đau của con
người có nguồn gốc trực tiếp từ văn hóa.
Đã
đến lúc con người phải biết sống hòa đồng với tự nhiên, trân trọng những giá trị của
tự nhiên, gìn giữ, phát triển tự
nhiên với phát triển cộng đồng.
Tôi
lặng yên ngắm nhìn những con tàu xuôi ngược trên sông. Tiếng còi tàu
vang vọng cả đôi bờ. Làng quê xanh thẫm một màu. Đây đó, gạo đã vội
đơm hoa. Hoa gạo đỏ rực rỡ xao lòng. Dòng sông mẹ vẫn chảy, lòng mẹ
vẫn bao dung, chan hòa với người dân quê tôi.
Hưng Yên năm 2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét