Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Thơ của Nguyễn Văn Thích

Anh Thích là Hội viên Hội văn học nghệ thuật Hưng Yên, làm thơ, viết tản văn và cả truyện ngắn. Thơ của anh nhiều hình ảnh, giàu tính triết lý về nhân tình thế thái, rất có hồn. Nhân xuân mới, được phép của anh tôi đưa một số bài thơ của anh lên Blog này, các bạn đọc và suy ngẫm.

    TƯƠNG TƯ LÀNG

     Làng quê trải ánh nắng vàng
Nhà cao, tường trắng ngỡ ngàng chân tre
     Xuân đi chỉ nắng vào hè
Nằm mơ tiếng cuốc gọi về xa xăm

     Ổ rơm ấm chỗ mẹ nằm
Gió chiều thổi dọc tháng năm diệu hò
     Trăng vàng vỡ nhịp chèo khua
Hoàng hôn đủng đỉnh chuông chùa vangvang
     Khói lam vờ vật giăng màn
Đồng xanh sóng lượn khẽ khàng lời ru
     Mẹ ngồi thăm thẳm mùa thu
Chập chờn cánh bướm đánh đu lá cành

     Lời yêu gói lại để dành
Vẫn làng quê đấy mình thành tương


HƯỚNG VỀ

Hướng về Đông
em là ngọn gió mùa hạ
thổi căng lồng ngực anh

Hướng về Tây
em tan vào chiều tím
hoàng hôn sót một ánh ngày

Hướng lên cao
chi chít vì sao

có một vì sao rụng
mắt em ngấn nước long lanh

Anh leo cầu Ô Thước
quanh mình đầy tiếng quạ kêu

Hướng xuống dưới
bóng mình đổ dài
anh đi theo lặng lẽ
mải mê tìm ngày mai

Hướng về Nam…
Hướng về Bắc…
Anh thấy mình

Hướng về em 
Anh thấy tất cả

GIẤU MÙA THU

Em giấu mùa thu
sau tấm ảnh chụp đôi ngày cưới
hương hoa cúc lẻn qua
cánh cửa khép hờ
dừng lại
tấm gương treo tường vô tình
làn tóc đung đưa
Em nhìn em… xững xờ
chẳng dám tin vào những điều có thật

         Một thiếu phụ tụng kinh, niệm phật
bao nỗi niềm rũ sạch chốn khô khan
cái đáng mất thì còn
cái đáng nhớ lại quên
rót tiếng lòng vào trong tiếng mõ

Trời thu vẫn cao xanh muôn thuở
em một mình lặng lẽ dấu mùa thu

HUYỀN THOẠI LÀNG


Làng có tự bao giờ ?
cụ truyên ông, ông truyền cha,
cha truyền tôi
 - lâu lắm
con cháu ngàn năm sau
vẫn nhắc lại câu này

Thuở lập làng
tổ tiên đã tìm thế đất
đặt làng trên lưng con Rồng
một phía có con đường
một phía có dòng sông
làng như đứa trẻ thơ
giữa vòng tay của mẹ

Ngày mẹ về với cha
làng thêm khúc đường lát gạch
câu sấm trạng len vào từng ngõ ngách
căn nhà lá tuềnh toàng hóa lớp học
bình dân
cây nhãn cha trồng, quả nhãn con ăn
lời của mẹ ào qua như gió
những đắng cay,
những ngọt ngào làng có
mẹ chắt chiu từng giọt – thành tôi

Tôi sinh
bốn bề dâu bể
lớn theo dàn đồng ca

mẹ dậy tôi biết thương
cha dậy tôi biết hận
thầy dậy tôi biết hát
làng dậy tôi… biết nhiều

Lũy tre nói lời của gió
rễ cây đa xù xì nói lời ngàn năm
dòng sông nói lời của nước
đất nói lời… lặng câm
                                                                                                               
Sự tích làng ghi thành huyền thoại
người đi mãi mãi không về
ngày cha đi lấy làm ngày giỗ
mẹ ngồi… mòn lũy quê

Những sắc phong gợi nói điều gì
vinh hoa cũng qua đi
chỉ tinh hoa còn lại 
hòa cùng bao la

Câu dân ca đi ra từ lòng mẹ
có cánh cò trắng nước đông chiêm
con diều giấy nâng ước mơ thuở nhỏ
huyền thoại làng cứ thế dàythêm



ĐI RA TỪ QUẢ THỊ

Cô Tấm đi ra từ quả thị
Cô Cám từ cuộc đời
đi vào hũ mắm mẹ ăn
Chuyện dân gian
thật, giả chẳng phân trần
Và kẻ thiện có thấy mình trong ác

Tấm mãi còn bởi Cám không thể mất
Giữa dòng đời cho, nhận chẳng vì nhau
Lọ xương bống chân giường
Chiếc hài dưới lòng sâu
Tình duyên bắt nguồn từ đôi tay của Bụt
Ngày hội làng bao gái làng mơ ước
Thử vận đời đen đỏ, dưới bàn chân

Chuyện ngàn xưa còn mãi ngàn năm
Cô Tấm hiền đi ra từ quả thị



MẸ MÙA THU VÀ EM

Mẹ kể
mùa thu mấy mươi năm trước
cha đi
mẹ đứng bên thềm
cái dáng mảnh mai chấm hiên nhà thành bóng
mẹ ngồi… mòn cả màn đêm

mùa thu đến trong màu cờ, sắc áo
cha không về
mẹ khóc !
nước mắt chẳng chảy ra ngoài mà lặn vào tim

mẹ thành guá bụa
nuôi con lớn khôn lầm lũi phần đời
lại tiễn con đi trong nắng
heo may vàng xao xác lá thu rơi

con ngồi bên nấm mộ
cỏ mùa thu phủ kín chỗ mẹ nằm
đất nước hết chiến tranh nhưng
trong lòng dậy sóng
một dải sơn hà
nặng tình nghĩa cha ông !

mùa thu như không thay lá
hoa cúc vàng vương trên áo em
ánh mắt đọng miền sâu thẳm
làn tóc dài hương bồ kết lặng yên

anh đằm vào hương ấy
thấy mùa thu trong em


0 nhận xét:

Đăng nhận xét