Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Bài báo khoa học của Thày Đỗ Thế Hưng

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ TRƯỜNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP  
Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 

ThS. Đỗ Thế Hưng, ThS. Nguyễn Thế Dân 
Trường Đại học SPKT Hưng Yên 

Bài đăng Tạp chí Dạy và học ngày nay 
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong 
phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất 
nước. Phần lớn lao động qua đào tạo được trưởng thành từ các nhà trường GDNN. 
Chưa khi nào hệ thống GDNN ở nước ta lại có quy mô lớn như hiện nay. Tuy 
nhiên, chất  lượng đào  tạo, sự đa dạng của các  loại hình  trường và đặc biệt  là việc 
đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các nhà trường GDNN còn bộc lộ nhiều bất cập. 
Mô hình nào cho các nhà trường GDNN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc 
tế? Đó  là vấn đề cần được quan  tâm giải quyết  trong xu  thế đổi mới căn bản,  toàn 
diện nền giáo dục nước ta.  
1. Những bất cập trong mô hình nhà trường GDNN ở Việt Nam hiện nay 
Với  tiếp  cận mô  hình  nhà  trường GDNN  theo  chức  năng,  nhiệm  vụ  và  tổ 
chức, từ đó làm rõ về mô hình tổ chức, mô hình đào tạo, mô hình đầu tư tài chính, 
mô hình liên kết doanh nghiệp, mô hình  liên kết thị trường  lao động, mô hình liên 
thông trong khu vực giáo dục nghề nghiệp với khu vực giáo dục hàn lâm, mô hình 
quản lí chất lượng nhà trường v.v…, chúng tôi nhận thấy: 
1.1. Các  trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Trung cấp nghề (TCN), 
cao đẳng nghề (CĐN) đều có mô hình tổ chức, mô hình đầu tư tài chính, mô hình 
liên kết thị trường lao động  tương  đương nhau, hoạt  động  theo những  quy  định 
trong điều lệ nhà trường và các quy định khác của nhà nước nhưng tồn tại những 
yếu tố không hiệu quả hoặc chưa chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu xã hội 
- Cơ cấu tổ chức của các nhà trường GDNN gồm có: [3], [4], [5], [6] 
a) Hội  đồng  trường  (đối  với  trường  công  lập), Hội  đồng  quản  trị  (đối  với 
trường tư thục); 
b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; 
c) Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập; 
d) Các phòng chức năng; 
đ) Các khoa, tổ bộ môn; 
e) Các lớp học; 
f) Các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; 
g) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; 
h) Các đoàn thể và tổ chức xã hội; 
Đối với các trường TCN, CĐN có quy định thêm một thành tố nữa là các đơn 
vị sản xuất, doanh nghiệp (nếu có).  
Trên cơ sở mô hình cơ cấu  tổ chức chung như vậy,  tùy vào điều kiện  thực 
tiễn mà quy mô của mô hình có thể chia nhỏ hoặc gộp lại theo chức năng, nhiệm vụ cụ  thể được các nhà  trường áp dụng cho phù hợp. Điều đó  tạo được sự phát  triển 
bền vững trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong đa số 
các trường GDNN, Hội đồng trường hoạt động không hiệu quả, chỉ mang tính hình 
thức và chưa phát huy được vai trò tự chủ của một cơ sở giáo dục. 
- Mô hình đầu  tư  tài  chính được  thực hiện  theo quy định  tại Nghị định  số 
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, 
tự chịu  trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ,  tổ chức bộ máy, biên chế và  tài chính 
đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành của nhà nước. Trường 
tư thục thực hiện việc quản lí tài chính theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-
CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển 
các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. 
Các nhà trường đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng chính sách thu 
hút đầu tư và trả công cho đội ngũ cán bộ, viên chức vẫn chưa thực sự thúc đẩy chất 
lượng đào tạo thực hành và khích lệ sự sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ; chủ yếu 
vẫn mang tính chất khuyến khích giảng dạy truyền thống hoặc thúc đẩy việc có 
bằng cấp cao để được chi trả lương cao hơn. 
Mặt  khác,  việc  đầu  tư  chưa  trọng  điểm, mang  tính  dàn  trải  và  thiếu  chiến 
lược đã dẫn tới khó có một mô hình chất lượng cao trong đào tạo nghề ở Việt Nam. 
- Việc liên kết thị trường lao động và liên kết doanh nghiệp trong những năm 
gần đây được các nhà  trường  thúc đẩy mạnh mẽ hơn  thông qua  các hoạt động  tổ 
chức hội chợ việc  làm,  thực  tập doanh nghiệp, hợp  tác đào  tạo… Qua khảo sát và 
làm việc trực tiếp với 10 trường TCN, CĐN, TCCN cho thấy, không có sự khác biệt 
đặc  trưng của các  loại hình  trường đó về mô hình  liên kết  thị  trường  lao động và 
doanh nghiệp. Sự thúc đẩy mạnh mẽ các liên kết đó là tùy thuộc vào chính sách ưu 
tiên trong quản lí và sự năng động của các trường, cùng lợi thế về truyền thống, chất 
lượng, đặc thù về ngành nghề, vị trí địa lí… 
Ở một  số  trường đã hình  thành các bộ phận quan hệ với doanh nghiệp,  thị 
trường lao động, những trường khác lại thực hiện chức năng đó thông qua các đơn 
vị đào tạo và lồng ghép trong các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, sự liên kết hiện nay 
chưa có hiệu quả cao, việc đóng góp ý kiến phản hồi về xây dựng chương trình đào 
tạo để nhà trường có sự điều  chỉnh  cho  phù  hợp  với  yêu  cầu  thực  tế  của  doanh 
nghiệp vẫn chưa được sự chú trọng, quan tâm của doanh nghiệp; việc khảo sát nhu 
cầu nhân lực của doanh nghiệp chưa thực sự chính xác; việc cung cấp những thông 
tin đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động phối hợp chưa thực sự tốt  ... dẫn đến tình 
trạng việc đào tạo vẫn chưa thật sự bám sát vào nhu cầu  thực tế của doanh nghiệp 
[7]. Mặt khác,  chưa  có  cơ  chế,  chính  sách  cũng như  ràng buộc đối với  dạy nghề 
trong việc đầu  tư,  liên kết đào  tạo nghề. Điều này cho  thấy chưa có một mô hình 
liên kết doanh nghiệp và thị trường lao động cũng như tư vấn, hỗ trợ người học một 
cách chính thức và thực sự hiệu quả ở cấp trường và trong toàn hệ thống GDNN. 
1.2. Mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề 
là khác biệt nhưng nhà  trường và xã hội chưa xác định được chuẩn đào  tạo và 
việc  làm phù hợp với những mục  tiêu đó, gây ra sự chồng chéo, rườm rà, phức 
tạp, lãng phí trong quản lí, đào tạo và sử dụng nhân lực. Cụ thể là: 
- Mục  tiêu giáo  dục TCCN  “nhằm đào tạo  người lao động có kiến thức, kĩ 
năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc”, còn “dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kĩ 
thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề  tương xứng với 
trình độ đào tạo” [2]. Nhưng thực tế, những trường đào tạo các trình độ TCCN, TCN, 
CĐN thì rất khó tách bạch các mục tiêu đó trong quá trình đào tạo của mình, đặc biệt 
là giữa cao đẳng (CĐ) với CĐN hoặc TCCN với TCN, dẫn đến khó đánh giá được sự 
khác biệt về năng lực đầu ra của người học ở các loại hình đào tạo đó. Mặt khác, thị 
trường lao động và doanh nghiệp cũng không có sự phân biệt đãi ngộ cũng như vị trí 
làm việc  theo  loại hình đào  tạo TCCN hay dạy nghề (không phân biệt đó  là TCCN 
hay TCN; CĐ hay CĐN), mà nhà tuyển dụng sẽ xuất phát từ yêu cầu của vị trí công 
việc để tuyển người có trình độ đào tạo và kĩ năng tay nghề phù hợp. 
- Trong thực tế, xã hội rất cần nhân lực qua đào tạo nghề ở mức thành thạo kĩ 
năng nghề chuyên môn nhất định. Vì  vậy  đào  tạo TCCN  hiện  nay  cũng  theo  xu 
hướng tăng cường kĩ năng thực hành cho người học. Tỉ lệ thời lượng dành cho thực 
hành,  thực  tập  trong khối kiến  thức giáo dục chuyên nghiệp của chương  trình đào 
tạo TCCN ở các trường là từ 50% - 75%. Tỉ lệ này ở các chương trình đào tạo đối 
với hệ TCN chiếm 65%  - 85% và 65% - 80% đối với hệ CĐN. Vậy  thì  tại sao  lại 
phải đặt ra các hệ TCCN, TCN khi mà mục tiêu của chương trình đào tạo hướng tới 
đều là đào tạo người học thành thạo kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ nhu 
cầu nhân lực của xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp thường tuyển những người có 
trình độ đại học vào các vị trí lao động gián tiếp (vì số người tốt nghiệp đại học bây 
giờ không còn hiếm), còn lại sẽ tuyển nhiều vào vị trí lao động trực tiếp, nên người 
học ở trình độ TCCN, thậm chí CĐ cũng sẽ được tuyển dụng vào lao động trực tiếp 
như những người tốt nghiệp TCN, CĐN quen thuộc. 
- Mặc dù các trường TCCN, TCN, CĐN thuộc 2 hệ đào tạo khác nhau 
(chuyên nghiệp và dạy nghề) với điều lệ hoạt động có phần khác nhau: TCCN đào 
tạo nhân lực có trình độ kiến thức, kĩ năng cơ bản của một nghề; TCN đào tạo nhân 
lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề; 
CĐN đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ CĐ 
nghề,  trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Nhưng  trong  thực  tế, các  trường TCCN vẫn 
tuyển sinh đào tạo các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề; các trường CĐ (thuộc 
giáo dục đại học) vẫn tuyển sinh đào tạo CĐN, TCN, sơ cấp nghề. Điều đó cho thấy 
sự tồn tại biệt lập giữa các loại hình trường TCCN và TCN; CĐ và CĐN là rườm rà, 
phức  tạp,  thiếu  tính  thống nhất,  lãng phí đầu  tư và kéo  theo một  loạt hệ  lụy  trong 
tìm kiếm những khác biệt không cần  thiết về  chương  trình, chuẩn đào  tạo, chuẩn 
nghề nghiệp, chuẩn chất lượng, hệ thống quản lí… 
- Thiếu các chuẩn đào  tạo được xây dựng một cách hệ  thống, đặc biệt các 
chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo. 
1.3. Mô hình  liên  thông giữa các  trình độ đào  tạo  trong hệ  thống GDNN 
và liên thông giữa hệ thống GDNN với hệ thống giáo dục hàn lâm chưa đảm bảo 
chất lượng và thiếu tính hệ thống 
- Học sinh tốt nghiệp TCCN, TCN có thể liên thông lên trình độ CĐ, đại học 
trong cùng hệ thống. Về mặt logic thì điều đó rất hợp lí và có lợi cho người học để 
không ngừng nâng cao trình độ đào tạo. Nhiều trường TCCN và dạy nghề cũng dựa 
vào  tính  liên  thông  trong đào  tạo để  thu hút người học  tham gia. Tuy nhiên, cũng 
chính vì cái logic hình  thức ấy cùng với việc quản  lí  thiếu chặt chẽ và  tâm  lí sính 
bằng cấp của xã hội đã tạo ra lỗ hổng về chất lượng và hiện tượng dồn toa trong đào tạo bậc cao. Học sinh có trình độ đầu vào thấp (không thi đỗ đại học, CĐ) được xét 
tuyển gần như không hạn chế vào các  trường TCCN, TCN, CĐN,  rồi cứ học  liên 
thông dần sẽ có thể đỗ đạt tiến sĩ như những người có trình độ đầu vào cao (đỗ đạt 
cao trong kì thi đại học). Trong xu thế hiện nay, khi người học chưa thực sự yên tâm 
với cái bằng TCCN, TCN, CĐN vì khó tìm  việc  làm  cùng  với  việc mở  cửa  liên 
thông  trong giáo dục đại học  thì hiện  tượng dồn  toa ở các  trường đại học (đào  tạo 
liên thông là chủ yếu) sẽ khó tránh khỏi. 
- Một vấn đề nữa đặt  ra  là chưa hề  có  sự  liên  thông giữa dạy nghề  (TCN, 
CĐN) với giáo dục chuyên nghiệp (TCCN, CĐ) mà lại có liên thông giữa dạy nghề 
với giáo dục hàn lâm (Đại học trở lên). Đó lại là điều rất thiếu logic. 
1.4. Mô hình quản lí nhà nước và quản lí chất lượng nhà trường trong hệ 
thống GDNN cũng bị chồng chéo 
- Quản lí nhà nước chồng chéo, cơ cấu hệ thống giáo dục phức tạp, thiếu tính 
hội nhập. Phân  luồng,  liên  thông còn chưa  triệt để: Số học  sinh  tốt nghiệp THCS 
vào học TCCN có chiều hướng giảm trong 3 năm học qua (năm 2011 giảm trên 
4.000 em so với năm 2009) [8]. 
- Có hai bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường GDNN, một bộ dùng 
cho trường TCCN do Bộ GD&ĐT ban hành, một bộ dùng cho các trường TCN, 
CĐN do Bộ LĐTB&XH ban hành, trong khi đó, mô hình tổ chức, mô hình đầu tư 
tài chính, mô hình đào tạo, mô hình quản lí nhà trường không có gì khác biệt đáng 
kể. Các bộ tiêu chuẩn đó đều thuộc mô hình đảm bảo chất lượng. Vậy có cần thiết 
phải sử dụng nhiều công cụ đo khác nhau hay không để dẫn đến tình trạng khó phân 
biệt được trường TCCN chất lượng hơn trường TCN, CĐN hoặc ngược lại. 
1.5. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội 
- Chất  lượng và hiệu quả đào  tạo  thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu doanh 
nghiệp, lãng phí trong đầu tư, không tính đến hiệu quả và tác động; quan hệ với các 
doanh nghiệp khá hạn chế. Năm 2011 chỉ có 34% doanh nghiệp hài  lòng với chất 
lượng đào tạo nghề [1]. 
- Mặt khác, khảo sát của Bộ GD-ĐT đã cho thấy, hầu hết các trường không 
dành 70% thời gian cho thực hành nên sản phẩm ĐT không đáp ứng được yêu cầu 
thị trường. Cũng bởi thế mà có tới 50% số HS ra trường đang làm việc tại các doanh 
nghiệp cần phải ĐT lại, cần phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là 
về kĩ năng thực hành trong khoảng 1- 6 tháng tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề và yêu 
cầu của cơ sở sử dụng lao động.  
- Động cơ người học thấp, nhìn chung xuất thân từ gia đình khó khăn về kinh tế 
và năng lực học vấn thấp, người học cần mảnh bằng hơn là tri thức, kĩ năng làm việc. 
Nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh theo học tại các nhà trường GDNN là 
do trường ở gần nhà chứ không phải xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về 
nghề nghiệp và xu hướng nghề của bản thân. 51.3
23
9.6
7.5
4.8 0.9 1.8 0.9 Trường ở gần nhà bố mẹ/ họ hàng
Sở thích của anh/chị về ngành nghề
Ngành nghề đó có cơ hội việc làm ổn định
Dễ xin việc khi ra trường
Không phải đóng học phí
Không đỗ vào trường đại học 
Không đủ điều kiện kinh tế để học nơi khác
Do bố/mẹ người thân ép buộc
Trường có danh tiếng trong xã hội
Hình 1: Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh 
2. Đề xuất cấu  trúc hệ  thống giáo dục nghề nghiệp mới  (Hệ thống giáo 
dục KT&NN) và mô hình nhà trường GDNN trong quá trình hội nhập quốc tế 
- Để  khắc phục những bất  cập nêu  trên  và  có  thể hội nhập quốc  tế  thì hệ 
thống GDNN nước ta nói chung và nhà  trường GDNN nói riêng cần phải đổi mới 
dựa trên các định hướng cơ bản sau:  
1)   Đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, cộng 
đồng...)  theo cơ cấu ngành nghề và  các  chuẩn mực  trong  tiêu  chuẩn nghề nghiệp 
quốc gia (loại ngành nghề và bậc trình độ). Gắn đào tạo với sử dụng nhân lực ở các 
cấp trình độ.  
2)   Mở  rộng khung  trình độ đào  tạo nhân  lực  từ  trình độ  sơ cấp,  trung 
cấp đến trình độ CĐ và đại học theo định hướng thực hành-nghề nghiệp (bao gồm 
cả các  loại hình  trường CĐ, đại học địa phương, đại học chuyên ngành không có 
chức năng và định hướng đào tạo sau đại học)  
3)   Thống nhất các  loại hình  trường  trung cấp  (trung cấp nghề và  trung 
cấp  chuyên nghiệp)  thành  loại hình  trường  trung học KT&NN và  thống nhất  loại 
hình trường CĐ KT&NN (cộng đồng, nghề, kĩ thuật ...) với nhiều loại chương trình 
đào tạo theo các cấp trình độ nhân lực (sơ cấp, trung cấp, CĐ) 
4)   Thống  nhất  đầu mối  quản  lí  hệ  thống  giáo  dục  KT&NN mới  trực 
thuộc Chính phủ hoặc Bộ GD&ĐT/ Bộ LĐ-TB&XH. Thành lập Tổng cục Giáo dục 
KT&NN trên cơ sở hợp nhất Tổng Cục Dạy nghề và Vụ Trung cấp chuyên nghiệp 
(Bộ GD&ĐT)   
5)   Phù  hợp  với  phân  loại  giáo  dục  quốc  tế  (ICED  -UNESCO 1997  và 
2011) và mô hình hệ thống giáo dục KT&NN (VTE  -  Vocational and Technical 
Education) ở các nước trên thế giới (Australia, Hà lan, Malasia, Hàn quốc, Đài loan..)  
-  Mô hình hệ thống GDNN mới:    
Giáo dục đại học
- Đại học QG/Vùng
- Các trường đại học theo hướng nghiên
cứu/đào tạo đại học và sau ĐH
- Trường đại học nghề nghiệp
Giáo dục Kĩ thuật- Nghề nghiệp (VTE)
- Trường Cao đẳng KT&NN  (CĐ nghề/CĐ KT-
KT);
- Trường TH KT&NN;
- Trung tâm dạy nghề;
- TTGD KTTH&HN
Giáo dục phổ thông
- THPT  
- THCS 
- Tiểu học
Thị trường lao động và bậc 
phân loại trình độ nghề nghiệp 
quốc gia 
(1) LĐ cao cấp (chất xám). Bậc 5
(2) LĐ kĩ thuật- nghề nghiệp 
(Bậc 4, 3, 2)
(3) Lao động thủ công, giản đơn, 
hẹp.  (Bậc 1) 


Hình 2: Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục kĩ thuật - nghề nghiệp mới 

- Mô hình các  trường GDNN mới: Trung cấp Kĩ  thuật và nghề nghiệp; CĐ 
Kĩ thuật và nghề nghiệp 

Trường THPT  
(50-60 % học sinh tốt 
nghiệp THCS)
Trường THCS  (Thu hút 80-
90%  HS  tốt nghiệp Tiểu học)
Trường Cao đẳngKT&NN
Thời gian đào tạo 2-3 năm tùy theo từng loại chương trình . (Thu hút
khoảng 50% học sinh tốt nghiệp THPT). Bằng Cao đẳng
Trường Trung học KT&NN
Thời gian đào tạo 2-3 năm. Kết hợp đào tạo nghề và văn hóa tương đương 
THPT ( Bổ túc văn hóa ) ( Thu hút khoảng 50-40% học sinh tốt nghiệp 
THCS. Bằng TH KT&NN
Đại học/Trường Đại học
Trường Tiểu học
Các TT: 
GDTX; 
Dạy nghề; 
GDKTTH 
vàHN 
HỆ THỐNG GD KĨ THUẬT NGHỀ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Hình 1: Mô hình hệ thống nhà trường và các loại hình trường giáo dục KT&NN 
Đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống GDNN là nhiệm vụ trọng tâm trong sự 
nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Để  thực hiện được nhiệm vụ đó,  trước hết 
cần xây dựng được mô hình cơ cấu hệ thống GDNN và mô hình nhà trường GDNN 
có thể khắc phục được những bất cập hiện nay và đáp ứng với nhu cầu của xã hội về 
đào  tạo nguồn nhân  lực có chất  lượng đảm bảo duy  trì một  tốc độ phát  triển công 
nghiệp cao theo hướng hiện đại trong quá trình hội nhập quốc tế. Hai mô hình nhà 
trường GDNN mà chúng tôi đề xuất có sự thống nhất về trình độ đào tạo và chuẩn 
nghề nghiệp, đảm bảo được tính liên thông ở trong và ngoài hệ thống. Từ đó có thể 
xây dựng được cơ cấu  tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và  các mô hình quản  lí phù 
hợp, thống nhất trong toàn hệ thống GDNN ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1.  Báo cáo của VCCI về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 
năm 2011 
2.  Luật Giáo dục  số  38/2005/QH11  ngày  14  tháng  6  năm  của Quốc Hội 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
  Quyết định Số: 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ  trưởng 
Bộ LĐ-TB&XH ban hành Điều lệ mẫu trường CĐ nghề
  Quyết định Số: 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ  trưởng 
Bộ LĐ-TB&XH ban hành Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề
  Thông tư  Số:  14/2009/TT-BGDĐT  ngày  28/5/2009  của  Bộ  trưởng  Bộ 
GD&ĐT ban hành Điều lệ trường CĐ
  Thông  tư Số:  54/2011/TT-BGDĐT  ngày  15/11/2011  của Bộ  trưởng Bộ 
GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TCCN
  Võ Văn Thiện, một số ý kiến về đào  tạo gắn kết nhu cầu doanh nghiệp, 
http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn, 19/11/2012
  http://gdtd.vn/channel/3005/201208/GDCN-chuyen-manh-tu-phat-trien-
so-luong-sang-nang-cao-chat-luong-1962739/TÓM TẮT 
Trên  cơ sở  tiếp  cận  thực  tiễn  và  qua  tìm  hiểu  về  hệ  thống  giáo  dục  nghề 
nghiệp của một số quốc gia (Australia, Hà lan, Malasia, Hàn quốc, Đài loan...) trên thế 
giới, nhóm nghiên cứu đã  làm  rõ những bất cập  tiêu biểu  trong mô hình nhà  trường 
GDNN ở Việt Nam, đó là: 1- Tồn  tại những  yếu  tố không  hiệu quả hoặc  chưa  chú 
trọng đến việc đáp ứng nhu cầu xã hội trong mô hình tổ chức, mô hình đầu tư tài chính 
và  liên kết thị  trường lao động; 2- Nhà  trường và xã hội chưa xác định được chuẩn 
đào tạo và việc làm phù hợp với từng trình độ đào tạo, gây ra sự chồng chéo, rườm 
rà, phức tạp, lãng phí trong quản lí, đào tạo và sử dụng nhân lực;  3- Liên thông 
trong và ngoài hệ thống GDNN chưa đảm bảo chất lượng và thiếu tính hệ thống; 4- 
Quản lí nhà nước và quản lí chất lượng nhà  trường trong hệ thống GDNN cũng bị 
chồng chéo; 5- Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. 
Trên sở đó chỉ ra những định hướng cơ bản trong đổi mới cơ cấu hệ thống GDNN 
và đề xuất 2 mô hình nhà trường GDNN mới (1 – Trường Trung học KT&NN và 2- 
Trường Cao đẳng KT&NN) đảm bảo có sự thống nhất về trình độ đào tạo và chuẩn 
nghề nghiệp, có tính liên thông ở  trong và ngoài hệ  thống. Từ đó có  thể xây dựng 
được cơ cấu  tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mô hình quản  lí phù hợp,  thống 
nhất trong toàn hệ thống GDNN ở Việt Nam. 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét