Khi tham gia giao thông, mọi người có thể chứng kiến một vài nam
nữ thanh niên, thậm chí người lớn tuổi vượt ngã ba, ngã tư trong khi đèn đỏ, có
đám thanh niên chỉ đội mũ khi trông thấy công an giao thông. Vắng bóng công an
là lập tức đám thanh niên đó lạng lách giữa dòng ô tô, xe máy, gây hoảng loạn
cả một đoạn đường. Hiện tượng xâm chiếm lòng đường họp chợ phơi thóc, phơi ngô,
Hiện tượng xâm lấn đất công diễn ra ở mọi nơi chưa có cách nào khắc phục.
Thuộc về những hành vi không thượng tôn luật pháp còn phải nêu
lên như: hành vi bất chấp những quy định của luật trong việc bổ nhiệm cán bộ,
bổ nhiệm nhiều người trong gia đình làm lãnh đạo, hoặc như bổ nhiệm quá nhiều
phó giám đốc sở sai quy định, hay các hành vi nhận tiền hối lộ……như báo chí ,
đài truyền hình đã phản ánh……
Những hành vi nói trên đã vi phạm luật pháp. Rất tiếc những hành
vi này không hiếm gặp trong đời sống hiện nay. Hiện tượng bất tuân luật pháp
cần phải được nghiêm trị để tạo kỷ cương phép nước cho sự phát triển kinh tế,
văn hóa.
Tại sao hơn nửa thập kỷ xây dựng văn hóa mới, con người mới XHCN
mà ngày nay không ít người vẫn còn có thái độ coi thường, bất chấp luật pháp,
những biểu hiện này càng ngày càng nhiều gây lo lắng, bất ổn xã hội.
Nhân cách người mang yếu tố xã hội, nội dung của nhân cách người
phản ánh tồn tại xã hội về văn hóa, luật pháp, điều kiện kinh tế…và tất nhiên
còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức của mỗi cá nhân nói cách khác là những
điều kiện bên trong của cá nhân.
Chế độ phong kiến luật đặt ra để trị dân, luật không thể xử vua,
hành xử chủ yếu trên mối quan hệ thân hữu lâu dần tất yếu dẫn đến tình trạng
thượng bất chính, hạ tắc loạn. Nên nhớ rằng,Việt Nam lần đầu tiên có bộ luật
Hồng Đức thời nhà Lê biên soạn. Có thể nói, lịch sử của sự phát triển luật
pháp, những nghiên cứu về Luật pháp ở Việt Nam là muộn, quá khiêm tốn so với
bốn ngàn năm văn hiến.
Ý thức và hành vi thượng tôn luật pháp được hình thành thông qua
giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, qua trải nghiệm trong cuộc sống xã hội và lao
động. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng sự hình thành kỹ năng ấy có ảnh hưởng rất
lớn từ thực tiễn xã hội, nội dung của nó là sự phản ánh của thực tiễn xã hội.
Nó có thể được di truyền như sự di truyền của văn hóa. Quan sát những đứa trẻ ở
các nước phát triển khi tham gia giao thông, giao tiếp với mọi người thấy rằng
từ rất sớm những hành vi tôn trọng luật giao thông, tôn trọng tài sản công ,
môi trường đã được hình thành một phần có sự di truyền văn hóa , lối sống.
Nói như thế có nghĩa, thái độ và hành vi lệch chuẩn, bất tuân
luật pháp hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ chính thực tiễn xã hội hiện nay.
Trước hết đó là sự tha hóa bởi quyền lực. Quyền lực được đảm bảo
bằng luật pháp, được giám sát bởi luật pháp, nếu không với tham vọng quyền lực,
tiền…ai đó khi ngồi vào vị trí lãnh đạo, có quyền lực cũng có thể trở thành bạo
chúa, tự coi mình là chúa tể thiên hạ, là trời, quyền sinh quyền sát trong tay
gây ra những thảm họa cho xã hội.
Tha hóa quyền lực tạo nên mảnh đất màu mỡ cho sự coi thường luật
pháp, kỷ cương phép nước.
Thứ 2 đến từ văn hóa và lối sống có nguồn gốc tù văn hóa lúa
nước- phong kiến hủ lậu phép vua thua lệ làng.
Thứ ba phải kể tới đó là cung cách làm ăn của mọi người hiện nay
làm giàu thật nhanh, bất châp thủ đoạn gì, cho dù phương hại tới lợi ích cộng
đồng.
Thứ tư, hệ thống tư pháp không đủ mạnh để thực hiện việc giám
sát điều chỉnh hoạt động của các cơ quan công quyền và cac cá nhân
Thứ 5 sự bưng bít của giới truyền thông, quan niệm cho rằng cái
tốt phô ra , xấu xa đậy lại. Nên nhớ rằng có câu nói: nhà nước có thể không cần
nhưng nhất thiết phái có báo chí tự do.
Những hiện tượng lợi ích nhóm, lách luật, chạy tội; những hiện
tượng chạy việc, chạy công chức, chạy dự án; Những hiện tượng làm cho khốc hại
chẳng qua vì tiền sẽ dẫn đến tình trạng coi thường luật pháp. Và như thế thái
độ và hành vi thượng tôn luật pháp không thể phổ biến và làm kim chỉ nam cho
suy nghĩ và hành động của mọi người và các tổ chức xã hội. Các giá trị xã hội
sẽ bị đảo lộn. Như rõ ràng từ những hành vi thiếu thượng tôn luật pháp dẫn đến
đạo, tặc. Đó là mối nhân quả tất yếu.
Do đó Ý thức và hành vi thượng tôn luật pháp phổ biến trong xã
hội một khi, xã hội là xã hội pháp trị tức có nhà nước pháp trị, mọi thành
viên, mọi tổ chức xã hội đều hoạt động trên cơ sở luật pháp, không có ai đứng
ngoài, hoặc đứng trên luật pháp.
Ý thức và hành vi thượng tôn pháp luật nảy nở khi có sự minh
bạch trong quản lý, trong môi trường thật sự dân chủ tự do, trong sự tôn trọng
các quyền cơ bản và phẩm giá con người.
Vừa rồi vào mạng gõ: Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc thấy có đoạn bàn về đạo
và tặc, trong đó tác giả nêu đại ý : Đạo văn, đạo nhạc…; cát tặc, đá tặc,
khoáng sản tặc, than tặc, thiếc tặc, vàng tặc, lâm tặc….Chó tặc, bò tặc, cá
tặc, ngưu tặc…game tặc thậm chí có cả mả tặc. Ngoài ra các bạn có thể bổ sung
thêm.
Liệu đất nước có thể phát triển nhanh chóng trong hoàn cảnh các
giá trị xẫ hội bị đảo lộn, khi mà các cá nhân và các tổ chức xã hội xủ sự, quan
hệ xã hội căn bản không dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp.
Hưng Yên ngày 17 tháng 8 năm 2017