Bài viết của Hồ Ngọc Vinh đăng trên tạp chí phát triển Giáo dục
Năm 2008, bộ lao động thương binh và xã hội, tổng cục
dạy nghề ban hành chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho
các nghề đào tạo khác nhau. Đây là cơ sở pháp lý để các trường dạy nghề trong
toàn quốc thực hiện chuyển đổi quá trình
đào tạo nghề từ phương thức truyền thống niên chế sang phương thức đào tạo mới.
Theo đó các môn học chung tạo cơ sở lý thuyết để học tập mođun các năng lực
thực hiện. Việc chuyển đổi này có thể ví như một cuộc cách mạng về lý luận
và trong thực tiễn đào tạo nghề. Chủ trương này nhằm cho quá
trình đào tạo nghề gắn liền với thực tế sản xuất, không ngừng đáp ứng nhu cầu
của xã hội về chất lượng của nguồn nhân lực, trong bối cảnh đất nước đang trong
thời kỳ CNH và HĐH để đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có những bất
cập nảy sinh, đó là những câu hỏi của giáo viên như: tại sao phải thực hiện bài
giảng theo phương thức tích hợp; bản chất của tích hợp trong đào tạo nghề là
gì? Biên soạn giáo án tích hợp, xác định
nội dung, lựa chọn hoạt động phương pháp dạy học cho các bước của giáo án như
thế nào ..?..vv. Bài viết này dựa vào
hoạt động thực tiễn của chúng tôi trong hướng dẫn giáo viên thực hiện chương
trình đào tạo nghề, đặc biệt là tổ chức thực hiện các bài giảng tích hợp.
2. KHÁI NIỆM VỀ TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC TÍCH
HỢP
Thuật ngữ tích hợp được sử dụng từ lâu trong giáo
dục và đào tạo. Một cách khái quát nhất, tích hợp được hiểu là: sự tích lũy, sự hợp nhất, sự nhất thể hóa kết tạo thành
đối tượng mới. Như vậy có thể thấy tích hợp là một nguyên tắc của sự phát triển
và cấu trúc các khoa học. Nguyên tắc này cũng chi phối quá trình đào tạo từ
việc phát triển chương trình tới tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh trong quá
trình đào tạo.
Nguyên
tắc tích hợp được thể hiện ngay trong xây dựng các chương trình đào tạo. Có các
kiểu chương trình tích hợp sau:
-
Tích hợp đa môn (
Multidisciplinary Integration)
Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết
vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung
và PPDH nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực
hiện theo cách tổ chức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài,
dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các
môn học có liên quan.Trong tích hợp đa môn lại có các kiểu tích hợp trong nội
bộ môn học; tích hợp kiểu lồng ghép..vv
-
Tích hợp liên môn
( Interdiciplinary In tegration)
Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ
chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề,
các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung
học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên
môn.
Tích hợp liên
môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết
lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt
qua nhiều cấp lớp.
-
Tích hợp xuyên
môn ( Transdiciplinary Integration)
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn,
giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của
người học . Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn
học và liên môn vào thực tế của cuộc
sống. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án
(project-based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the
curriculum).
Theo
định nghĩa của NCREL nguồn HTTP://WWW.ncrel.org/Sdrs/areas/Student/
at7lk12.ht: “Dạy học tích hợp hay dạy học theo chủ đề ( thematic íntruction) là
cách tiếp cận liên ngành, theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo
các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài
học nhỏ để người học có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối
liên hệ mới những gì họ đã biết và trân trọng…”.
Dạy
học tích hợp các khoa học được UNESCO định nghĩa: là một cách trình bày các khái niệm và các
nguyên lý khoa học, tránh nhấn quá mạnh
hoặc quá sớm sự sai khác giữa các
lĩnh vực khoa học khác nhau.
Theo
Xavier Roegiers: sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập, trong
đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính trước những điều kiện cần
thiết cho hoc sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc hòa
nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Cũng
theo hướng tích hợp DHCKH với CN, gắn học và hành, Xavier Roegiers cho rằng giáo
dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở HS các
năng lực hành động, xem năng lực (compétence) là khái niệm cơ sở" của khoa
sư phạm tích hợp (pédagogie de l'intégration).
Ngoài
các hoạt động riêng lẻ cần có hoạt động tích hợp sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng, thao tác
đã lĩnh hội một cách rời rạc vào giải quyết vấn đề.
Một
số chú ý trong các khái niệm trên đây, đó là cách nhìn tổng thể về cấu trúc liên
ngành của nội dung đào tạo để cấu trúc chương trình; mục tiêu đào tạo phải
hướng tới là hình thành các năng lực thực hiện cho người học.
2. TÍNH TÍCH
HỢP CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
Mục tiêu của đào tạo nghề là hình thành năng lực thực hiện và phát
triển toàn diện nhân cách người học. Năng lực thực hiện được tổ hợp bời các
năng lực thành phần gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực
xã hội cùng với các yếu tố tư chất của cá nhân.
Năng lực thực
hiện là khả năng thực hiện được
các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với
từng nhiệm vụ, công việc đó ( Nguyễn Đức trí -Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên
năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, 1996).
Cách tiếp cận về mục tiêu đào tạo nghề trên đây là
quan điểm chỉ đạo trong xây dựng chương trình theo phương pháp phân tích nghề
và Mô đun hóa nội dung của chương trình.
Trong chương trình khung đào tạo nghề mới
ban hành ngoài các MOĐUN năng lực thực hiện ký hiệu là MĐ, còn có các môn học được
ký hiệu là MH, gồm các môn học chung, các môn học cơ bản, cơ sở ngành. Các môn
học này giúp nguời học có các tri thức, kỹ năng nền tảng cho việc học tập các
Mođun năng lực thực hiện. Các Môdun năng lực thực hiện gồm có các Môđun bắt
buộc và các Môđun tự chọn. Mỗi Môđun NLTH gồm có các bài giảng lý thuyết,
thực hành và bài kết hợp dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành.
Theo đó Môđun NLTH: là một
đơn vị học tập, người học cần lĩnh hội,
tương ứng với một hoạt động, một công việc xác định của một nghề. Trong đó bao gồm các
kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, và các phẩm chất đạo đức trong công
việc cần phải có.
Chương
trình đào tạo nghề hiện nay là kiểu
chương trình kết được cấu trúc bởi các môn học và các Mođun năng lực. Theo kiểu
chương trình này, khối kiến thức các môn chung, các môn kỹ thuật cơ sở là một
thành phần của chương trình đào tạo theo mô đun và được mô đun hóa thành các
học phần trong chương trình đào tạo được thể hiện theo lát cắt ngang. Theo lát cắt dọc, phần lý
thuyết chuyên môn và thực hành nghề được tích hợp thành các môđun năng lực. Điều này tất yếu dẫn đến việc tổ
chức dạy lý thuyết kết hợp hướng dẫn thực hành ngay khi thực hiện các bài giảng
thực hành. Có thể xem hình dưới đây.
Theo PGS .TS Đặng Thành Hưng- một số vấn đề quản lý giáo dục và lý luận dạy học đại học:(trong học trình tổng thể, trừ những phần bắt buộc phải tổ chức theo cấu trúc bộ môn, bài bản có tính ổn định cao, những học vấn còn lại được tổ chức thành những học trình tích hợp liên môn và xuyên môn). Vai trò của Tính tích hợp trong các chương trình đào tạo là giảm tải, rút gọn tài liệu, tiết kiệm thời gian học tập, tạo thuận lợi cho việc học, đảm bảo để học có chất lượng hơn.Đặc điểm cơ bản của các chương trình đào tạo nghề hiện nay thể hiện ở sự tích hợp các miền mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích hợp nội dung các môn học, tích hợp giữa lý thuyết với thực hành; ở cấu trúc nội dung chương trình đào tạo thành các môn học chung, các môđun năng lực thực hiện, mỗi môđun tương ứng với một công việc cụ thể của nghề có thể nhưng không nhất thiết những công việc này trở thành một dự án học tập.
Theo PGS .TS Đặng Thành Hưng- một số vấn đề quản lý giáo dục và lý luận dạy học đại học:(trong học trình tổng thể, trừ những phần bắt buộc phải tổ chức theo cấu trúc bộ môn, bài bản có tính ổn định cao, những học vấn còn lại được tổ chức thành những học trình tích hợp liên môn và xuyên môn). Vai trò của Tính tích hợp trong các chương trình đào tạo là giảm tải, rút gọn tài liệu, tiết kiệm thời gian học tập, tạo thuận lợi cho việc học, đảm bảo để học có chất lượng hơn.Đặc điểm cơ bản của các chương trình đào tạo nghề hiện nay thể hiện ở sự tích hợp các miền mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích hợp nội dung các môn học, tích hợp giữa lý thuyết với thực hành; ở cấu trúc nội dung chương trình đào tạo thành các môn học chung, các môđun năng lực thực hiện, mỗi môđun tương ứng với một công việc cụ thể của nghề có thể nhưng không nhất thiết những công việc này trở thành một dự án học tập.
Tích hợp trong đào tạo nghề là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các
kiến thức lý thuyết cần thiêt liên quan (môn chung , cơ sở ngành, lý thuyết
chuyên môn) và kỹ năng thực hành nghề tương ứng thành một nội dung kỹ năng nhất
định, nhằm đem đến cho người học các năng lực thực hiện công việc, nhiệm vụ cụ
thể.
Nhờ tính tích hợp này mà
các đơn vị kiến thức, các mô đun năng lực trong chương trình đào tạo nghề có có
khả năng liên thông ngang dọc để tạo ra các mô đun trình độ, thuận lợi trong
xây dựng chương trình, trong tổ chức đào tạo.
Như vậy có thể kết luận: chương trình
khung đào tạo nghề mới ban hành gồm có
các môn học, các
mô đun NLTH là một giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của phương thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ
năng hành nghề trước đây và phương thức đào tạo nghề truyền thống; đảm bảo sự
gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa học với hành, giáo dục đào tạo gắn liền
với sản xuất, có tính tich hợp cao với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
nghề đáp ứng yêu cầu xã hội về chất lượng của nguồn nhân lực được đào tạo.
3. DẠY HỌC TÍCH
HỢP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
Đã có nhiều nghiên cứu về dạy học tích hợp đặc
biệt là trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, tuy nhiên đến nay dạy học tích hợp
trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp it được nghiên cứu.
Dạy học tích hợp trong đào tạo nghề cũng có những dấu
hiệu bản chất như dạy học tích hợp ở các bậc đào tạo khác vì đối tượng nhận
thức của người học cũng là nội dung các khoa học, sự hình thành năng lực và
phát triển toàn diện của người học cũng
tuân theo quy luật tích hợp. Do vậy dạy học tích hợp trong đào tạo nghề phải
là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình đào tạo.
Một
số quan niệm cho rằng: dạy học tích hợp là dạy lí thuyết kết hợp với dạy thực
hành, lí thuyết chuyên môn cần đến đâu
cung cấp đến đó, thực hành được tiến hành ngay; dạy lý thuyết và thực hành
trong cùng một không gian cùng thời gian.
Lưu
ý tới các định nghĩa về dạy học tích hợp ở mục 2 có thể thấy cách trình
bày như trên chưa lột tả được rõ ràng
thuộc tính cơ bản của tích hợp và sư phạm tích hợp. Đây chỉ là các biện pháp
thực hiện tư tưởng sư phạm tích hợp trong đào tạo nghề mà thôi.
Có
thể nói dạy học tích hợp trong đào tạo nghề là dạy học định hướng vào mục tiêu
hình thành năng lực thực hiện cho người học, đảm bảo sự vận dụng kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm cần thiết trong các hoạt động để giải quyết các nhiệm vụ
học tập (công việc) mang tính dự án.
Theo
Tác giả Ths. Trần Văn Lịch trong đào tạo nghề có các mức độ của dạy học tích
hợp như sau: Tích hợp theo Mô-đun, tiến độ dạy có thể dạy - học toàn bộ lý
thuyết trước tiếp sau là thực hành; tích hợp theo bài, lý thuyết dạy – học trước
, thực hành dạy sau sau khi học xong toàn bộ lý thuyết của bài; mức độ 3 là
tích hợp theo từng bước công việc, trong đó kiến thức và kỹ năng thực hành được dạy học tích hợp trong từng
bước công việc.
Mặt khác quan điểm sư phạm tích hợp không
những có thể vận dụng đối với các bài tích hợp trong các Mô- đun năng lực còn
có thể thể hiện trong các bài lý thuyết và bài thực hành nói riêng. Cách hiểu
này tránh được sự hạn chế trong nhận thức của một số giáo viên về sư phạm tích
hợp.
Dạy - học các mô đun năng lực thực hiện đòi hỏi phải tích
hợp được lý thuyết và thực hành trong quá trình tổ chức dạy học, tích hợp được
các miền mục tiêu, nội dung học tập.
Trong thực tế, giáo viên đang thử nghiệm theo những cách hiểu riêng với những
mức độ cụ thể khác nhau về tích hợp như là sự liên hệ, sự phối hợp, sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành. Từ đầu những năm 1990, tại trường CĐSPKT HY nay là
trường ĐHSPKT HY đã tổ chức dạy thực hành theo phương thức tích hợp, đơn giản
là dạy lý thuyết chuyên môn trong giai đoạn hướng dẫn mở đầu, thực hành cần lý
thuyết chuyên môn đến đâu dạy đến đó,
trong đó vẫn sử dụng mẫu GIÁO ÁN thực hành cũ được tổng cục dạy nghề ban hành.
Một số trường khác, ví dụ: trường THCN Việt Đức nay là trường CĐ công nghiệp
VIỆT ĐỨC tổ chức dạy thực hành theo công nghệ, trong đó lý thuyết công nghệ
được tổ chức dạy học ở giai đoạn hướng dẫn mở đầu. Tại CHDCĐ trước kia CHLBĐ hiện nay hướng dẫn thực hành cơ bản theo phương thức tích hợp,
trong đó lý thuyết chuyên môn được tổ chức dạy học trong phần hướng dẫn mở đầu.
Các bài thực hành theo phương thức
truyền thống trước đây phần lý thuyết chuyên môn được thực hiện như một bài dạy
lý thuyết riêng tách biệt trong kế hoạch đào tạo/ kế hoạch dạy học. Phương thức
này dẫn tới hạn chế là: phần lý thuyết chuyên môn thiếu sự gắn kết liên hệ với bài thực hành, khó
khăn trong thể hiện nguyên lý thống nhất giữa lý thuyết với thực hành và tính
chất tích hợp của nội dung đào tạo vốn
là một đòi hỏi của đào tạo nghề để nâng cao chất lượng dạy và học. Thể hiện
quan điểm sư phạm tích hợp trong đào tạo nghề tránh được hạn chế này.
Như vậy có thể thấy, dạy học tích hợp trong quá trình tổ
chức dạy học các bài trong mô đun năng lực thực hiện là sự gắn kết giữa dạy học lý thuyết chuyên
môn ứng dụng ( bài dạy lý thuyết) với hướng dẫn thực hành của giáo viên và
luyện tập của học sinh nhằm hình thành
năng lực hoạt động nghề nhất định.
Mặt khác sự hình thành năng lực thực hiện căn
bản phải dựa trên các hoạt động học tập của người học để giải quyết nhiệm vụ
học tập ( công việc) nên quá trình dạy học được thực hiện theo quan điểm dạy
học định hướng năng lực thực hiện, lấy người học làm trung tâm, trong
đó vận dụng các phương pháp dạy học phức hợp là chủ yếu. Theo đó quá trình dạy
học theo các bước sau:
Bước1: Định hướng mục tiêu học tập: Ở bước này người học
nhận biết nhiệm vụ học tập, mục tiêu học
tập, tìm kiếm thông tin, thảo luận về các phương án, quyết định lựa chọn phương
án. Bước 2: thực hiện: người học thực hiện nhiệm vụ thực hành theo các phương
án đã lựa chọn ( luyện tập thực hiện bài tập thực hành để hình thành kỹ năng).
Bước 3: kiểm tra đánh giá.
Các bước của quá trình dạy học
định hướng năng lực đã trình bày trên đây là những gợi ý cho giáo viên hoạch
định chi tiết kế hoạch dạy học theo mẫu giáo án tích hợp mà tổng cục dạy nghề ban hành.
Quyết định số 62 của Bộ LĐTBXH và TCDN ban hành các mẫu giáo
án, trong đó có mẫu giáo án tích hợp. Không phải bài giảng nào trong các Môđun
cũng được soạn theo mẫu giáo án tích hợp.Thích hợp là các bài giảng thực hành
trong đó các hoạt động học tập lí thuyết, thực hành gắn liền với giải quyết nhiệm vụ (công việc) nào đó mà
kết quả là tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ. Như vậy khi nghiên cứu chương
trình đào tạo nghề, các khoa, bộ môn phải thống nhất trong việc lập kế hoạch
thực hiện các bài giảng, những bài giảng nào thực hiện theo phương thức thông
thường; bài nào thực hiện theo phương thức tích hợp. Kế hoạch này khi được
thông qua đồng thời là văn bản điều chỉnh hoạt động dạy thực hành của các giáo
viên, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, mặt khác giúp nhà trường xác định số giờ
giảng dạy của giáo viên.
Cấu
trúc của giáo án tích hợp được xây dựng trên cơ sở cấu trúc dạy học định hướng
năng lực thực hiện, cấu trúc giải quyết vấn đề. Các phương pháp dạy học phù hợp với bài giảng
tích hợp là kiểu phương pháp phức hợp như: phương pháp tình huống, phương pháp
làm việc trong và bằng dự án, phương pháp bốn giai đoạn, phương pháp sử dụng
phiếu hướng dẫn .
4. Các biện pháp
thực hiện dạy học tích hợp trong đào tạo nghề
Như trên đã phân
tích, vận dụng dạy học quan điểm dạy học tích hợp trong đào tạo nghề là một đòi
hỏi khách quan xuất phát từ cấu trúc chương trình, mục tiêu đào tạo nghề là
năng lực thực hiện và sự phát triển toàn diện của người học, nguyên tắc cấu
trúc của các khoa học và đồng thời là quy luật của lĩnh hội và hình thành năng
lực cũng như các phẩm chất của nhân cách. Tuy nhiên có những biện pháp nào để
thực hiện?
Thứ nhất đó là khâu lập kế hoạch dạy học
các môn học chung và các Mô-đun năng lực thực hiện đảm bảo mối liên hệ giữa
chúng theo sơ đồ được mô tả trong chương trình đào tạo.
Tiến hành nghiên cứu sơ đồ phân tích nghề
để thấy được những kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất người học cần có để phối
hợp giải quyết nhiệm vụ học tập, xác định chuẩn năng lực tương ứng với công
việc, yêu cầu ở mỗi bước công việc để xây dựng các phương án và phương tiện
kiểm tra đánh giá.
Việc hình thành năng lực thực hiện đòi
hỏi các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc lên lớp lý thuyết và hướng
dẫn thực hành phải đủ và thuật lợi cho việc triển khai ý đồ phương pháp như học
tập theo nhóm, học tập theo hình thức cá nhân, dạy học bằng sử dụng phiếu hướng
dẫn và dạy học bằng dự án...vv. Số lần luyện tập phải đủ để người học thực hiện
hoạt động đến mức độ tự tin trong các tình huống thực.
Đa dạng hóa các kênh thông tin đặc biệt
là sử dụng đa phương tiện trong truyền thông dạy học.
Áp dụng các phương pháp dạy học định hướng vào tính tích cực của học
sinh như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học bằng tình huống điển hình,
dạy học bằng dự án và học tập theo nhóm...vv.
Cấu trúc bài giảng cần có sự linh hoạt
và hài hòa, xen kẽ với các tình huống
nhận thức mới là các tình huống củng cố, vận dụng để nâng cao sự chú ý tích cực
và hình thành năng lực thực hiện cho học sinh.
Vận dụng quan điểm dạy học định hướng
năng lực thực hiện trong xây dựng cấu trúc các bước lên lớp và trong hoạt động phương
pháp.
Theo đó cách
soạn giáo án có thể như sau:
Phần đầu giáo án
1.
Tên bài: Xác định theo cấu trúc các bài
có trong mođun năng lực thực hiện
2.
Mục tiêu học tập gồm: Mục tiêu kiến thức;
Mục tiêu kỹ năng;- Mục tiêu thái độ
Khi mô
tả chú ý tới cấu trúc hình thức mục tiêu học tập gồm chủ thể thực hiện + hành
động + nội dung + chuẩn mực thực hiện + điều kiện thực hiện
3.
Đồ dùng trang thiết bị
Phương
tiện dạy học, cơ sở vật chất luyện tập, vốn tri thức kinh nghiệm đã có của học
sinh
4.
Hình thức tổ chức: Hướng dẫn , luyện tập
toàn lớp, nhóm, tổ, cá nhân; giao bài tập cá nhân.
Kế hoạch thực hiện bài giảng
TT
|
NÔI DUNG-
BƯƠC
|
CHƯC NĂNG
|
HOAT ĐÔNG DẠY
|
HOAT ĐÔNG HỌC
|
I
|
Dẫn nhập
|
Tạo hứng thú, chú ý của học sinh
|
Cho xem một sản phẩm
Hoặc mô tả tình huống thực tế..vv.
|
Quan sát
Phân tích tình huống
|
II
|
Nêu vấn đề
Nêu mục tiêu học tập
Khái quát nội dung
|
Hình thành động cơ
Nhận thức rõ nhiệm vụ học tập
|
Hướng dẫn thảo luận về các mục tiêu cần đạt được
Hướng dẫn nghiên cứu
nhiệm vụ học tập
|
Thảo luận về các mục tiêu học tập
Nghiên cứu nhiệm vụ học tập
|
III
|
Giải quyết vấn đề
|
|||
Tiểu kỹ năng 1
|
||||
Lý thuyết chuyên môn
|
Cung cấp kiến thức chuyên môn phục vụ giải quyết
tình huống( tiểu kĩ năng 1)
|
Hướng dẫn nguồn tài liệu
|
Nghiên cứu tài liệu
|
|
Thực hành
Lập kế hoạch thực hiện
Tổ chức luyện tập
|
Xây dựng kế hoạch hình thành khả năng so sánh, quyết
định PA.
Hình thành kỹ năng, kỹ xảo – năng lực thực hiện.
|
Hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện
Hướng dẫn luyện tập bằng các phương pháp: sử dụng
phiếu hướng dẫn; làm mẫu..quan sát..vv.
|
Thảo luận nhóm
Quyết định phương án thực hiện
Luyện tập- thực hiện giải quyết vấn đề
|
|
Tiểu kỹ năng 2
|
||||
Lý thuyết
|
||||
Thực hành
|
||||
IV
|
Kết thúc vấn đề
Nhận xét, thông báo kết quả
Thông báo bài tập cho ca sau
|
Khái quát
Hệ thống hóa nội dung
Đúc rút kinh nghiệm
|
Hướng dẫn khái quát hệ thống nội dung bài
|
Hệ thống, khái quát hóa nội dung
|
Trong
thực tế phần chức năng của các bước lên lớp không có trong mẫu giáo án . Để tiện cho việc xác định nội dung của các
bước thực hiện và hoạt động dạy học, người viết bổ sung thêm phần này để tham
khảo.
Một số lưu ý khi soạn giáo án tích hợp:
+ Các Môđun năng lực gồm nhiều bài
giảng, mỗi bài giảng được tiến hành ở một hay nhiều ca thực tập.
+ Phần lý thuyết chuyên môn đươc
trình bày như bài dạy lý thuyết trong phần hướng dẫn mở đầu ca thực tập.
+ Giáo án có thể soạn cho ca hoặc cho bài.
+ Hoạt động dạy học được lập kế
hoạch và thực hiện trên cơ sở của các phưong pháp tình huống, dự án có cấu
trúc giải quyêt vấn đề.
+ Kiểm tra sau mỗi bài, Môđun.
+ Người học học với nhịp độ khác
nhau.
Thông tư của TCDN Bộ LĐTB và XH về soạn giáo án tích hợp trong đó có hướng dẫn khá chi tiết, tuy nhiên trong
thực tế giáo viên vẫn còn nhiều vướng mắc. Một là các hoạt động phương pháp nào
cần được lựa chọn đưa vào kế hoạch giáo án để thực hiện các bước tổ chức dạy
học theo mẫu giáo án quy định. Hai là vẫn có sự không thống nhất trong việc xác
định các nội dung phải thực hiện trong
mỗi bước giáo án. Cụ thể là ở bước:nêu vấn đề. Có giáo viên mô tả các bước quy
trình công nghệ trong đó. Có giáo viên khái quát phần lý thuyết chuyên môn và
phần thực hành...Bước giải quyết vấn đề được chia thành từng tiểu kỹ năng cũng
gây phức tạp cho việc soạn giáo án. Với bài giảng có nhiều tiểu kỹ năng thì kế
hoạch giáo án sẽ quá cồng kềnh quá dài và bất cập. Ở đây cần nhấn mạnh rằng bài
giảng thực hành có thể được thực hiện ở một ca, hoặc ở nhiều ca, nên khi soạn
giáo án cần chú ý khái niệm và cấu trúc
giáo án bài hay giáo án ca. Nếu soạn giáo án ca thì cần bao nhiêu giáo án? Điều
này đã được đề cập trong nội dung môn GDHNN được trường ĐHSPKT-HY. PGS. TS Nguyễn Đức Trí chủ biên năm 1997.
Theo đó với các bài giảng thực hành có khối lượng nội
dung kiến thức chuyên môn và thời gian thực hành lớn, cần phân chia nội dung
cho các ca hướng dẫn trên cơ sở của thời gian định mức kỹ thuật và tính trọn vẹn của công việc ở mỗi nguyên công
công nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm kiểm tra được.
Trách nhiệm đó thuộc về các khoa chuyên môn trong phân
tích chương trình, lập kế hoạch dạy thực hành, hướng dẫn soạn giáo án.
4. Một số yêu cầu của dạy học tích hợp
và khuyến nghị
Trong
thực tế dạy học các Modun năng lực xuất hiện nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Hiểu
biết của giáo viên về chương trình khung, cách thức tổ chức đào tạo và dạy học
các Môdun năng lực thực hiện, quy định của nhà nước về kiểm tra đánh giá
các Môdun năng lực còn hạn chế. Thực tế
đội ngũ giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề cho thấy: có giáo viên chỉ dạy
được lý thuyết, có giáo viên chỉ hướng dẫn được thực hành. Điều này cho thấy sự chuẩn bị đội ngũ giáo viên để triển
khai thực hiện chương trình chưa thật thấu đáo; bởi vậy đây cũng là vấn đề khó
khăn cho các cơ sở đào tạo trong việc phân công giáo viên, và cho đội ngũ giáo
viên khi tổ chức dạy học các Mođun NLTH. Dạy học các mođun năng lực thực hiện đòi hỏi cơ
sở vật chất kỹ thuật trong điều kiện chuẩn, nhưng cơ sở vật chất như: nhà
xưởng, hệ thống thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, vật liệu của các cơ sở đào tạo còn
rất khiêm tốn.
Để thực hiện chương trình khung đào tạo nghề mới
ban hành, tổ chức dạy học các MOĐUN theo phương thức tích hợp, đòi hỏi có các
biện pháp tổ chức chỉ đạo của lãnh đạo; giáo
viên phải có hiểu biết căn bản về chương trình khung đào tạo nghề, các
phương pháp dạy học định hướng năng lực thực hiện, được hướng dẫn cách thức tổ chức dạy học; phát triển các
nguồn học liệu theo chương trình khung và cách thức kiểm tra đánh giá các NLTH.
Do đó cần phân loại, tổ chức tập huấn giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo
cho họ vừa có khả năng dạy lý thuyết, vừa có khả năng hướng dẫn thực hành, để
thực hiện các bài giảng theo phương thức tích hợp.
Mặt
khác tiến tới xây dựng các bộ tài liệu,
phương tiện trong đó có cả các bộ công cụ kiểm tra đánh giá mô đun NLTH, chuyển
giao cho các cơ sở đào tạo nghề. Tạo cơ sở thống nhất để thực hiện đào tạo và quản lý
chất lượng đào tạo theo chương trình khung.
Trên đây là một vài trao
đổi và khuyến nghị của chúng tôi về chương trình khung đào tạo nghề do bộ lao
động thương binh và xã hội- tổng cục dạy nghề ban hành và dạy học tích hợp. Xín
cám ơn sự chú ý.
Đại
học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Tháng
10 năm 2011.
Hồ Ngọc Vinh,
Nguồn tài liệu:
1. Nguyễn Đức
Trí và tập thể tác giả, Giáo dục học nghề nghiệp, Đại học SPKT -HY, 1997.
2. Đinh Công
Thuyến, Hồ Ngọc Vinh, Phạm Văn Nin, Hướng dẫn đào tạo nghề theo năng lực thực
hiện, TCDN, 2008.
3. Guenter
Paetzol, phương pháp dạy học trong đào tạo nghề, NXB Berlin, năm 2001.
4. Chương trình
tập huấn GVDN, TCDN, 2006
5.
Chương trình
khung đào tạo nghề/ QĐ- BLĐTTBXH, 2008