Truyện ngắn của Hồ Ngọc Vinh
Mỗi khi có sự giữa hắn với hàng xóm, mọi
người nói: Chấp hắn làm gì. Hắn chỉ có thế, hơi một chút là cà khịa, dây cà ra dây muống, sinh chuyện
cãi vã. Vậy là mọi người nhường nhịn, mỗi khi có khúc khắc với
hắn chỉ vì lo sợ chuyện nhỏ xé
thành to . Mà cãi nhau với hắn thật chẳng khác nào thằng dại để B,
thằng khôn xấu mặt.
Nhưng Chí không nghĩ mọi người cư xử với hắn
theo cái lẽ nhường nhịn như thế. Lúc nào Chí cũng thấy Chí đúng, Chỉ giỏi hơn mọi
người, kể cả ông Giáo nhà bên cạnh
cũng chỉ là đồ lý thuyết suông, nhại lại những gì trong sách vở,
thiếu thực tế. Có lần Chí bô bô nói với mọi người: “Cái lão Giáo ấy suốt ngày quần là , áo lượt, sáng cắp
cặp đi, tối cắp cặp về chẳng chịu làm gì cả. Mã ấy, cứ thử quăng
quật ra ngoài cuộc đời như Chí có mà chết nhăn răng.” Cho nên dù chí
có nghèo, đừng có ai khinh thường Chí nhé. Đừng có ai cho rằng Chí
không biết gì nhé. Chí đây còn khôn hơn các vị tám vạn lần đấy. Chẳng biết mèo nào , cắn mỉu nào đâu.
Trong lòng Chí
từ lúc cha sinh mẹ đẻ vốn có sẵn cái máu tị hiềm. Nói cách
khác đó là sự đố kỵ ganh ghét. Ừ thì trong con người ai chẳng có
chút tỵ hiềm, con người chứ
có phải thánh nhân đâu. Có điều sự
đố kỵ trong lòng Chí mỗi ngày mỗi lớn, càng ngày càng lớn. Thấy
hàng xóm mua được cái tivi mới cũng tức. Thấy người ta mua được cái
xe máy cũng tức. Thấy lúa người ta tốt hơn lúa nhà minh cũng tức.
Thấy con người ta học hành ngoan ngoãn thi đỗ vào cao đẳng đại học
cũng tức. Tức không nhịn được đến nỗi phải gióng giả: Chúng mày chẳng là cái
thá gì với tao đâu nhé. Đừng vội nên mặt với thằng này. Tao muốn,
thì chúng mày chỉ có nước về nhì.
Một dạo vì căm tức hàng xóm, Chí mua thuốc chuột cho vào
thức ăn làm mấy con chó nhà hàng xóm dính bả chết. Có đận, nhà có
gà toi, Chí làm gà, lấy lại cái thân xào với lá chanh nhắm rượu,
lông lòng vứt sang vườn nhà bên làm gà hàng xóm chết dịch cả. Chẳng
ai ngờ những chuyện ấy. Chí lấy thế tự sướng, đặc biệt khi nghe họ
than thở, bao nhiêu công chăm chút chó con chó, con gà nay tự dưng chúng
lăn đùng ra chết, thật là tiếc công, tiếc của.
Mọi người trong con mắt của Chí ai cũng thâm độc và mưu mô cả. Trong
nhà xảy ra cãi cọ giữa vợ chồng Chí, dứt khoát con vợ đã đi nghe
hàng xóm, láng giềng đâm bị thóc,
chọc bị gạo, Con gà, con ngan chết, dứt khoát do thằng hàng xóm thâm
hiểm đem gà mắc bệnh H5N1 vứt vào vườn cho lây.
Chí có tài ăn nói. Có thể nói hàng giờ được, về
mọi thứ. Cái gì Chí cũng biết. Hễ
nói là Chí cao giọng chê người này, chê người kia. Trong nói chuyện,
Chí chẳng chịu kém ai bao giờ. Chỉ có Chí là có lý. Bởi tự lâu Chí biết con gà còn tức
nhau tiếng gáy, con người hơn nhau lời ăn, tiếng nói. Sao Chí lại có
thể thua họ cơ chứ.
Với ông Giáo hàng xóm, Chí quan hệ không thân
mật cho lắm. Trước ông Giáo, Chí vừa có mặc cảm tự ty, ghen tỵ có
lúc cố tỏ ra khinh bỉ. Những trạng thái tâm lý ấy, đan xen cùng tồn
tại trong lòng Chí.
Ấy vậy mà hôm nay, Chí chủ động gặp ông Giáo.
Ông giáo Hòe, mọi người vẫn gọi
như vậy, làm việc ở trường trung học cơ sở, nổi tiếng là người
nhẫn nhịn, không muốn làm mất lòng
ai, lo sợ bị xúc phạm đến cái tiếng ông Thầy. Với Chí, ông Hòe lúc
nào cũng tỏ ra trân trọng, lễ phép. Hễ có chuyện gì với Chí, ông cố giữ, thậm
chí không ra lời biện minh để sự việc trôi qua. Thấy Chí sang chơi ông
giáo mừng lắm. Ông đon đả cung kính nói: Hôm nay ông Chí có thời gian
sang tôi uống nước! Ông Giáo cẩn thận, rửa bộ ấm chén, tráng trà,
rót nước hãm. Đợi cho chín trà, ông mới trang trọng rót trà vào
tách nhỏ, trân trọng đưa mời Chí: Ông xơi nước.
Chưa kịp vào chuyện thì Chí nói: bán anh em xa mua láng giềng gần. Có
việc gì, người đầu tiên đến với mình là cái anh hàng xóm.
Ông Giáo: ông nói phải. Các cụ có câu hàng
xóm tối lửa tắt đèn có nhau là vì cái lý đó.
Chí cao giọng: ông giáo cũng cần lưu ý. Mình
sống phải có hàng xóm. Gần gũi với hàng xóm. Làm người phải có
cái đức ông ạ! Có đứa sống thất đức thế mà cũng đòi sống. Ông
trời có mắt đấy. Ăn ở độc ác,
hậu quả nhỡn tiền thôi. Tôi
không hoa hòe hoa sói như các ông. Tôi chỉ mộc thế. Có gì không phải,
ông bỏ qua.
Ông Hòe: Ấy chết! Lý lẽ của ông cao siêu lắm
đấy. Vâng! Đúng thế! Có Tâm thì
mọi sự sẽ sáng rõ. Con người cốt ở cái tâm ông ạ!
Chí: nói vậy thôi. hôm nay tôi sang là có việc nhờ ông. Ông văn hay, chữ tốt, viết
cho tôi cái đơn kiện.
Ông Hòe chột dạ: đơn gì? Kiện ai? Tôi không sành
lắm chuyện đơn từ.
Chí: Ông buồn cười bỏ mẹ! Có chuyện tôi mới
nhờ đến ông. Nếu không…Hay là ông không muốn giúp tôi, xin cứ nói
thẳng.
Ông giáo : không phải thế! Muốn giúp ông lắm.
Nhưng việc gì chứ việc ấy tôi không sành. Thế ông định kiện ai?
Tôi kiện thằng em trai mất dạy của tôi. Kiện
cả bà già tôi nữa.
Ông Giáo : làm gì nên nỗi ấy? Có việc gì anh em trong nhà đóng cửa
bảo nhau!
Chí: ông không phải dạy khôn tôi. Được như ông
nói, tốt quá.! Ai chẳng muốn. Anh em như những ngón tay trong một bàn
tay. Tay đứt ruột xót. Nhưng cây
muốn lặng, gió chẳng đừng. Thằng
em tôi phá hoa màu của tôi. Lừa mẹ tôi làm di chúc cho nó quyền
thừa kế tất cả đất đai nhà cửa. Tôi mang tiếng con trưởng mà thân tự
lập thân. Đã thế lại mang tiếng là keo kiết, tham lam.
Ông Giáo Hòe im lặng, nhìn Chí, khuôn mặt ông
hơi nhăn lại vẻ như đắn đo, phần như thương hại. Ông Giáo Hòe bỗng nhớ
lại sự việc cách đây hơn nửa tháng làm dân làng xôn xao. Đó là mấy
sào lạc của nhà Chí xanh tốt đang độ ra tia củ, bị người ta bừa đi.
Hôm đó, đứng nhìn những dây lạc dần héo khô,
những củ nghệ vốn gãy tơi tớp dưới nắng nóng, vợ chồng Chí phát điên vì tiếc xót.
Mất hàng chục triệu đồng rồi ông ạ!- Vợ Chí nói- Nếu tính cả thất thiệt do không có thu hoạch mất mát
phải tới vài chục triệu đồng.
Chí lặng
người, hai hàm răng cắn chặt lại nghiền ngẫm tiếc nuối và căm tức.
Vợ Chí: ai nỡ lòng nào thế không biết. Thù
oán gì mà hại người ta đến nông nỗi này. Cây lạc là vật vô tri vô
giác nó có tội gì đâu, vậy mà đang tâm bừa đi.
Chí điên tiết: thôi ! Bà im đi! Đừng rền dẫm
nữa. Mẹ nó! Tôi mà biết được thằng nào, băm vằm ra làm muôn mảnh.
Đồ chó chết. Tàn độc hơn cả Tần Thủy Hoàng. Chí chửi vậy, song Chí
cũng biết chắc đến 80-90 phần trăm là ai rồi. Ngẫm lại chỉ có thằng
em Chí làm chuyện này. Nó là người đang thù oán với Chí, mâu thuẫn với Chí do tranh chấp đất đai
hương hỏa và đất ruộng mà hợp tác xã đã chia cho từ hồi đầu những
năm 90. Cái thằng chó chết, bỏ xứ mà đi, không đi hằn đi, nay vác cái
mặt về làng, đòi hết thứ này tới thứ khác, nhỏ to với mẹ già,
định lấy hết gia tài của bố mẹ, đẩy Chí tới chỗ phải xung đột với
cả gia đình.
Mấy hôm trước đây, em Chí ( Mong) , ngày xưa
thường gọi là cu nhỡ cũng sang nhà ông Giáo Hòe. Hắn nói cứ như thể
thanh minh. Ông Giáo ạ, gần hai chục năm trời nay, mấy sào ruộng để
cho nó làm không lấy một đồng nào vậy mà hắn không biết điều. Vài
sào ruộng của mẹ tôi nó cũng làm, vậy mà quanh năm ngày tháng không biết hỏi han
đến mẹ. Người đâu mà keo kiệt, ích kỷ bất hiếu như hắn. Tôi đòi lại
ruộng để làm. Hắn không chịu trả.
Hắn nói hắn bao công cải tạo ruộng. Anh em với nhau mà không thương
xót, xử tệ thế . Thế thì nó là cái con gì chứ.
Mẹ Chí ( cụ Vang) năm nay tuổi ngoài tám mươi,
ngày ngày vẫn cặm cụi với mảnh vườn, mảnh ruộng tự nuôi bản thân,
mặc quần phíp đen, áo cánh màu sữa, nghiêng ngả những bước chân sang
nhà ông giáo. Cụ nói như để thanh minh, trút đi nỗi bực dọc trong
lòng: Thằng Chí nhà tôi thế mà cạn tàu ráo máng. Ruộng em nó cho
làm gần hai chục năm. Nay Mong đòi lại thì trả cho nó. Đằng này cứ
dằng dứ , không chịu trả. Có phải
của mình đâu mà tiếc. Thành thử chúng cãi nhau văng này , văng nọ ra tứ tung.
Chỉ thiếu điều chúng lôi cha mẹ ra mà chửi.
Nhìn gương mặt buồn, thiểu não của cụ, ông
Giáo nói: ông Chí nói nhân nghĩa lắm. Người đã hiểu như thế sao đối
xử với cụ, với Mong tệ bạc được.
Chắc chỉ nóng giận chút thôi, đâu rồi lại vào đấy. Bát nước nguội
dần đi, cơm lại lành, canh ngọt. Rồi cụ
xem.
Cụ Vang : tôi ngần này tuổi đầu rồi vẫn không muốn nhờ đến
con cháu. Mỗi bữa một lưng cơm, thìa canh. Muốn ăn cũng chẳng nuốt
được. Thương vợ chồng Chí vất vả,
bao năm nay hơn sào ruộng của tôi và ông ấy cho chúng làm. Cây cối hoa
quả cho chúng thu. Thấy tôi có tiền chúng vay, rồi chẳng bao giờ trả.
Song chúng cũng tệ lắm. Chẳng bao giờ biết đến mẹ. Được đồng nào
giữ rịt. Tôi cũng chẳng tiêu đến, nhìn lũ cháu, biết là chúng phải nuôi
con nên chẳng chấp.
Ông Giáo lặng người hình dung ra cảnh cụ Vang
, thổi một lần dành ăn trưa, ăn chiều cho đỡ bận rộn; một mình cụ với
niêu cơm, trệu trạo cho qua bữa, rùng mình nghĩ tới luật đời khô khan.
Một mẹ nuôi cả bầy con. Bầy con không nuôi nổi mình mẹ.
Buổi chiều đó, độ 5h bồng có tiếng huyên
náo thì ra anh em Chí cãi nhau. Mong mặt tái mét chỉ trỏ vào mặt
Chí nói: bao năm nay cho mày làm ruộng, các cháu có được cái kẹo
nào..keo kiệt nó vừa vừa thôi chứ. Nay bảo trả ruộng lại còn đòi
tiền.
Chí mặt cũng tái mét vì giận dữ, người run
lên nói: tao làm ruộng phải trả sản hộ mày, trông ruộng hộ mày, tao
tôn ruộng mất bao nhiêu là tiền. Nay đòi tao trả, sao dễ thế. Mày
phải trả tao tiền mới được nhận lại khu ruộng đó.
Mong nói: ai khiến ông đổ đất tôn ruộng của
tôi.
Vợ Mong quần áo tơi tả cũng đang xỉa xói
vào mặt chị dâu, nói:. Bao năm nay, mẹ có đồng nào, chúng bay ở nhà
lận hết lưng của mẹ. Chổi cùn rế rách cũng bòn. Mẹ ốm mẹ đau,
chẳng ngó ngàng gì, không nỡ biếu mẹ lấy một ngàn. Cái giống gì
thế hở, có còn là con người không?
Vợ Chí quần áo cũng xộc xệch, nhảy bồ bồ, lớn tiếng nói: vu oan giáng họa.
Đúng là vu oan giáng họa! Mày ăn nói thế mà được à. Bao năm nay
chúng mày ở đâu. Ai trông mẹ già. Người ta còn cho không nhau ruộng kia
kìa. Biết thế chúng tao bỏ hoang cho chó ỉa. Về mà đóng sản. Người
đâu hễ cứ về đến nhà là sinh mâu thuẫn.
Vợ Chí và vợ Mong lao vào nhau ẩu đả một
hồi. Làng xóm phải ra sức can thiệp, kéo mỗi người ra một chỗ mới
thôi.
Mong nói với mọi người. Tôi làm ăn thất bát
mới phải cùng vợ và các cháu quay về quê, ngỡ là được quấn túm
đùm bọc. Ai dè! Anh với chả em. Từ nay, thôi không có anh em gì với
chúng nó nữa.
Cụ Vang đứng ngay ngõ nhìn mấy đứa con cãi
nhau, mặt buồn rười rượi. Cụ không cầm được nỗi đau xót. Cụ lấy ống
tay áo quyệt nước mắt, nói. Các ông các bà thấy tôi có khổ không!
Thật đúng là vô phúc.
Sáng nay Chí sang nhà ông Giáo từ rất sớm. Chí
có vẻ sượng sùng, nhìn ông Giáo
như thăm dò, không biết ông Giáo
nghĩ gì về hắn. Mà ông Giáo sao có thể mỉa mai hắn được chứ. Chắc
gì ông Giáo đã có nhân như Chí, chịu khó như Chí. Còn cứ luận về
con người a. Ai chẳng có phân trong bụng. Nhà nào chẳng có hũ mắm
thối.
Chi băn khoăn: ông Giáo! Hôm trước nhờ ông Giáo
viết hộ cái đơn kiện. Viêc chưa đâu vào đâu. Ông Giáo chịu khó giúp
tôi chút. Cả đời mới nhờ nhau một việc. Ông Giáo cứ chối từ.
Ông Giáo đăn đo: không phải không muốn giúp
ông. Chỉ muốn anh em trong nhà bảo nhau. Mỗi người nhường nhịn nhau
chút ít việc gì không xong.
Chí: Mình
nể người ta chứ người ta có nể mỉnh đâu. Thằng Mong nó cũng đang
kiện tôi ra ủy ban. Mẹ tôi cũng đang kiện tôi ra Ủy ban. Lần này tôi
sẽ kiện nó về tội phá hoại tài sản, xúc phạm danh dự và tội đánh
người. Tôi cũng kiện mẹ tôi tội bôi nhọ chúng tôi. Đi đâu cụ ấy cũng kể lể bôi xấu chúng tôi. Dân
người ta biết gì đâu, nghe cụ nói là người ta tin ngay. Thằng Mong là
con, tôi cũng là con. Có phận, có phần ,tôi đòi lại phần đất của tôi
trên khu đất mẹ tôi đang ở.
Ông Giáo: ông có đất ở rồi cơ mà.
Chí ngẩng ngay mặt lên, động thái dứt khoát:
khu đất tôi đang ở là hợp tác chia cho tôi. Tôi bỏ tiền ra để tậu. Mẹ
tôi không thể xử xự thế được. Thằng thì coi như mảnh chĩnh vứt ngoài
bụi tre. Thằng thì ôm ấp chiều chuộng cho nó tất thảy. Nó được cái
khéo nịnh mà.
Ông Giáo: chuyện trong nhà. Thú thật tôi không
thể giúp gì ông được lúc này. Ông cứ về nhà suy ngẫm cho chán đi.
Anh em tay dứt ruột xót, lẽ nào lôi nhau ra cho thiên hạ cười chê.
Nghe ông Giáo nói, Chí giật mình, cái miệng
nhệch đi chút ít, định nói gì đó, rồi lại thôi. Chí nghĩ: Có khó
gì việc này. Sở dĩ muốn nhờ ông Giáo vì muốn cái đơn văn hoa chút
ít. Chí sẽ tự viết lấy vậy.
Hơn tuần sau, Ủy ban cho gọi Chí, Mong và cụ
Vang lên giải quyết. Mọi người cố thuyết phục Chí và Mong mỗi người
nhường nhịn nhau. Nhưng việc vẫn không thành. Chí đòi Mong phải trả
Chí tiền tôn đất, tiền cải tạo mấy sào ruộng màu, đền bù lại phần
hoa màu bị phá, phần đất của Chí ở khu vườn nhà cụ Vang. Chí đòi xem, sửa lại
bản di chúc cụ Vang làm, trong đó có ghi tất cả vườn, nhà, đồ đạc
trong nhà, nay, tôi để lại cho con trai út của tôi tên là Mong…
Mong không muốn trả tiền. Ruộng đất của hắn
là lẽ đương nhiên- Mong nói thế- Mẹ
cho ai đấy là quyền của mẹ. Thằng nào đụng đến là hắn chém.
Một sáng, cả xóm bỗng huyên náo. Mọi người
đổ đến nhà cụ Vang. Tiếng vợ Mong kêu khóc rống lên: ối ! Trời ơi!
Ối! Ông trời, ông đất ơi. Người ta giết chồng tôi. Ới ! Ông ơi là ông
ơi! Anh với chả em. Ông ơi! Ông bỏ vợ , bỏ con đi cho nhẹ cái thân ông.
Ông ơi! Thế này có xót xa không ông ơi!
Chí phủ phục xuống thân em , cuống quít tháo
sợi dây chão vẫn còn quàng quanh cổ Mong. Hắn rên lên đau đớn: Trời
ơi! Em tôi! Sao em nỡ lòng tìm đến cái chết. Có việc gì mà không có
thể giải quyết được giữa anh em mình cơ chứ. Chí khóc , nước mắt
trào ra chảy dòng dòng trên má. Cảm giác mất mát, cảm xúc đau đớn cùng lúc ùa vào lòng Chí, khiến
Chí như phát điên.
Mọi người kéo Chí đứng dạy. Ông Giáo nói:
Này, thân vẫn còn ấm nóng, lưỡi chưa thụt. Gọi người đến cấp cứu
ngay! Biết đâu còn kịp.
Chí thẫn thờ nhìn mọi người đang làm hô hấp
nhân tạo cho Mong. Mọi bực tức xưa nay không thấy đâu cả, chí có nỗi
thương xót trào dâng trong lòng.
Hưng
Yên ngày 7 tháng 6 năm 2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét