Truyện ngắn của Hồ Ngọc Vinh
Nghe chị Đông nói, tuần sau vào thành phố HỒ CHÍ MINH trông
con, trông cháu, cả nhà tỏ ra ái ngại. Chị Phương nói: Thế ai trông
chú ấy? Chú ấy bệnh tật, cơm không nấu nổi mà ăn, bạn với hũ rượu
cả ngày, lỡ chết ra đấy thì thế nào? Chị Đông: em mang nhà em theo.
Tôi nói: liệu có ở được với chúng không? Chị Đông: thằng Hoàng ngày
nào cũng giục chị vào. Nó nói nó là con trưởng, lỡ nào mẹ quên
con. Mẹ bỏ rơi chúng con trong lúc chúng con rất cần mẹ. Thôi thì chị
vào trông nom con cháu vài tháng. Hết kỳ kiêng cữ, khi nào vợ Hoàng
khỏe, đi làm, chị đưa anh về ngoài này.
Bẵng đi đôi tháng, chị Đông đưa anh Hiền trở ra ngoài bắc. Chị
về quê, kể trong tiếc khóc thút thít với chị Phương:
Một lần, khi từ trong nhà bước ra. Em nghe thấy con dâu nói với
hàng xóm: bà ấy ăn xong, nằm lăn ra ngủ như con lợn ỉ ấy. Bà ấy
giúp gì được cháu đâu. Thêm ông bố chồng bệnh hoạn nữa… Em nghe mà
máu chạy rần rật ở cổ, điên lên, muốn hét toáng lên, vậy mà phải
gìm lòng nuốt cục giận to tổ bố vào họng. Em không nói cho Hoàng
biết. Nó biết , nó đánh con bé chết. Vậy là sáng sau chị đưa anh ấy
ra ngoài này.
*
Chị Đông ngày xưa nước da đen
đúa, đôi mắt hơi lồi, tóc quăn, dáng người thô trông xấu
gái. Không phải vì do lội ruộng
hoặc đi nắng nhiều mà lúc lọt lòng đã thế rồi. Độ tuổi xuân thì,
hàng ngày chị kín đáo soi gương, mỗi lần soi gương là mỗi lần bất mãn với khuôn mặt và nước da của
mình. Chị đã làm đủ cách, dùng trứng gà thoa lên da mặt, mua các
loại kem thoa mặt vào mỗi tối, ấy vậy mà nước da đen vẫn đen . Mái
tóc càng ngày càng xoăn rối. Chị tôi buồn có lần tâm sự : “ Chị
biết là số chị sau này khổ. Con gái tóc xoăn không khổ vì đằng
chồng cũng khổ vì đắng con… chị rồi cũng đến ế chồng thôi” .
Tôi
nói: sao lúc nào chị cũng vận vào mình nỗi khổ. Em thấy có người
phụ nữ, tóc xoăn, da đen như củ súng vậy mà vẫn lấy được anh chồng
giàu sang, con gái đẹp đẽ thành đạt.
Chị tôi nói: ừ thì có thể thế. Người con gái như hạt mưa sa.
Hạt mưa xuống biển. Hạt mưa xuống bãi…..Tôi đang ủy mị mà rồi cũng
phải bật cười.
Năm 18 tuổi, chị xung phong vào quân ngũ, nhờ chăm chỉ và khả năng chịu
đựng gian khó, nhiệt tình xốc vác trong công việc chị được đơn vị nhiều
lần công nhận là chiến sĩ thi đua, được tặng bằng khen. Thế nhưng tới
kề ba mươi tuổi, mà con đò vẫn chưa
sang sông, chị vẫn chưa chịu đi lấy chồng.
Sau khi giải ngũ, chị về làm việc ở doanh nghiệp nhà nước.
Nghe tin chị lấy chồng ai cũng mừng. Mẹ tôi rân rấn nước mắt mủi lòng
thương con. Mẹ tôi nói: thế là ông trời thương con bé, không để nó
thành bà cô, ông mãnh. Tôi nói: biết anh ấy thế nào? Mẹ cứ mừng
vội. Mẹ tôi nói: thế nào là thế nào? Cứ miễn là có chồng. Đui què, mẻ sứt gì
cũng được.
Còn nhớ, lần đầu tiên gặp anh Tiến ở ga Hàng Cỏ, hôm ấy trời
âm u, thoảng lắc rắc có mưa. Chị tôi bước xuống sân ga. Bên cạnh là
người đàn ông khoảng ngoài ba mươi tuổi, dáng người thấp bé, khuôn
mặt nhỏ lệch về một bên, trên má và trên trán có vài vết sẹo, một
bên mắt to, một bên mắt như híp lại. Tôi đứng như trời trồng vì sửng
sốt. Sau nhìn kỹ và đặc biệt là qua tiếp xúc tôi thấy anh Tiến cũng
bình thường…
Anh chị Đông sinh được hai con. Một trai, một gái. Chúng xinh
xắn lắm. Tạo hóa đã lọc lựa những gì đẹp đẽ nhất của anh chị để
tạo nên chúng. Thằng anh càng lớn càng cao ráo, khỏe mạnh và thông
minh. Con Hiền dáng người dây, khuôn mặt trái xoan, nước da trắng, chịu
khó và tỉ mỉ trong từng công việc.
Oái ăm thay, anh Tiến lại chẳng hiền chút nào, càng ngày càng
bê bết rượu. Mỗi ngày uống tới hàng lít rượu, không ra bữa, thích
uống là uống, kể cả không có thức ăn. Thiếu tiền uống rượu, anh lận
lưng chị, không có, anh xách chai đi mua chịu. Chẳng biết anh bị bệnh
gì, từng u thịt to như quả hồng xiêm, cái nổi ở cổ, cái nổi ở gáy,
cái ở lưng, ở đùi, khắp cả người, chữa chạy mãi không khỏi. Chị tôi
bảo, ông cứ thôi rượu là khỏi. Anh Tiến
nói với vợ cứ như nói với quân thù: Tao thà chết chứ không bỏ rượu.
Con người sống chết có số rồi. Sở dĩ tao sống được là vì rượu
đấy.Nam vô tửu như cờ vô phong. Mấy năm gần đây vì ít đi lại, đôi chân
anh Tiến teo tóp, đi lại khó khăn, phải dùng đến nạng.
Thằng lớn nhà chị, thời gian học cấp hai là học sinh giỏi,
nhưng từ khi học trung học phổ thông mắc căn bệnh thời đại nghiện game. Hoàng thường xuyên bỏ học,
ngồi cả ngày, quên ăn bên bàn máy. Hoàng lầm lì, cả ngày chẳng nói
một câu, mẹ nói gì cũng một điều dạ vâng, nhưng chẳng bao giờ làm
theo. Hoàng theo mấy đứa bạn tóc đỏ, chơi bời tổ tôm xóc đĩa, chôm chỉa vật dụng trong nhà đi bán,
lấy tiền ăn chơi.
Chị tôi bị khủng hoảng tinh thần, tiều tụy ốm đau, vẫn hàng
ngày, sáng thổi xôi mang vào khu công nghiệp bán, sau đó bán nước, lê
lết cả ngày được vài chục ngàn. Có lần chị về thăm mẹ. Chị tâm sự
: sao cái số con lại khổ thế không biết! Chồng con người ta thì thế,
chồng con minh nát rượu, trăm thứ bệnh, đã không làm ra được đồng
nào, ăn bám vợ lại mắc chứng dở hơi. Đôi lúc nghĩ thà chết quách đi
cho xong.
Mẹ tôi an ủi: thôi con ạ! Âu cũng là cái số con người. Gặp
phải hoàn cảnh nào chịu vậy! Biết san sẻ cùng ai. Nhưng biết đâu, ông
Giời có mắt. Ở hiền gặp lành. Khổ trước, sướng sau.
Thời gian hạnh phúc của chị tôi là lúc mà Hoàng học nghề
xong vào nam làm việc rồi lấy vợ, con gái chị học đại học, tỏ ra
rất thương mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Thủy ( con gái chị Đông) lấy chồng, theo chồng sang Đài Loan làm
việc. Lúc tạm biệt mẹ, Thủy khóc thút thit. Thủy nói: con thương mẹ
lắm! Mẹ ơi! Mẹ vất vả quá. Con không muốn mẹ phải vất vả.
Chị Đông : mẹ đâu có vất vả. Sang bên ấy con nhớ giữ gìn sức
khỏe. Thoảng điện về cho mẹ - Chị nói giọng xúc động, nước mắt
trào ra chảy xuống gò má hóp gày, đen đúa nóng hổi. Thủy nói: con
mua cho mẹ cái điện thoại di động loại Smart phon. Mẹ giữ lấy chiếc
điện thoại này, thi thoảng con gọi, mẹ con mình có thể nhìn thấy
nhau. Con để cháu ở nhà. Mẹ trông nom cháu hộ con.
Bé Hà ( con của Thủy) mới được hơn năm tuổi, lúc ở với bà
nội, lúc ở với bà ngoại. Mỗi lần Thủy gọi điện về , chị ăm con bé
vào lòng cho ngồi trước máy tính, để con bé bi bô trò chuyện với mẹ
nó.
Một bận nhân dịp có giỗ về quê, chị Đông kể với giọng buồn
buồn. Chỉ khi cháu ở với mình, mẹ nó mới điện thoại. Khi cháu về
bên ông bà nội, dễ có đến vài tháng, cũng chả có cuộc gọi nào của
nó. Nhớ con mình lại phải điện cho nó. Đấy ! Con cái thời nay vậy
đấy!
Chị Đông tiếp lời, giọng vừa buồn, vừa u uất: tôi đã nghĩ kỹ
rồi, chẳng thể trông được vào con. Nay ông ấy ốm yếu, tôi trông nom.
Ông ấy mất, tôi ở một mình, không thể ở với con nào. Tôi có ốm chết
chăng nữa, cũng chẳng muốn gọi đứa nào về. Tôi chuẩn bị sẵn cho
mình cả rồi. Chết đã có đoàn thể lo.
Tôi nói: chị cả nghĩ rồi. Con cái đứa nào không thương cha
mẹ. Nhưng chúng cũng phải lo cuộc
sống của chúng, cho con của chúng. Cha mẹ thường cảm thấy mất mát
tình cảm khi con cái xây dựng gia đình. Chị cũng thế. Đừng lo lắng
quá nhiều, cứ trông nom anh ấy cho tốt, trọn vẹn đạo nghĩa vợ chồng.
Còn về chuyện con cái, rồi chúng sẽ quay về với chị.
Chị Đông nhìn tôi, bùi ngùi, nước mắt lưng tròng.
Hưng
Yên tháng 9 năm 2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét