Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

SUY NGHĨ VỤN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY


Mới đây VTV đưa tin có 40 móng nhà được xây ở bán đảo Sơn Trà, đây vốn là khu rừng đặc dụng thuộc diện rừng cấm không chỉ vì sự bảo tồn thiên nhiên còn vì lý do an ninh. VTV cũng đưa tin, rừng ba bể, rừng Tây Nguyên bị chặt phá. Trước đây, nghe những thông tin này, mọi người bức xúc lắm, phẫn nộ lắm là chủ đề của nhiều cuộc gặp gỡ, giờ đây người dân không mấy quan tâm đến nữa, bởi người ta đã quen, đã nhàm. Cũng có ai đó còn nghĩ tới sự tồn sinh của dân tộc không khỏi đau xót. Thực ra rừng Việt Nam về cơ bản không còn là rừng vàng nữa, đã bị khai thác, bị tàn phá đến kiệt quệ. Chẳng phải riêng rừng đâu, sông , biển, mỏ,,, đất đai cũng vậy.
Môi trường, môi sinh ở Việt nam đang bị tàn phá, bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người. Hơn bốn ngàn năm, dẫu đất nước bao phen dâu bể, rừng vẫn còn là rừng vàng, biển bạc, song chỉ với vàn chục năm nay...điều ấy chỉ còn trong cổ tích. Vài chục năm nữa con cháu người Việt sẽ chỉ được nhìn thấy thú rừng qua tranh ảnh mà thôi. Nỗi sợ hãi môi trường bị hủy hoại phải là nỗi quan tâm lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào.
Tại sao con người không thể sống hài hòa với thiên nhiên, phát triển môi trường, môi sinh hướng tới phát triển bền vững?
Ở Việt Nam môi trường bị hủy hoại bởi cách săn bắn,khai thác tận diệt. Ví dụ: dùng điện đánh cá, dùng lưới quét chăng ngang sông vơt lên từng con cá con, chặt phá hàng ngàn Ha rừng ..dùng hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi; hoặc do các xả thải không qua xử lý từ các nhà máy ra môi trường.
Vì sao con người lại có cách hành xử như vậy, có nhiều nguyên nhân. Có thể do chính sách công hữu đất đai...đã khiến không ai làm chủ thực sự; Trong khi các cơ quan chức năng không thực hiện đúng chức trách, thậm chí tiếp tay cho phá hoại dẫn đến tình trạng ai lấy cũng được.Với dân miếng ăn là trời, có thể một số người không còn kế sinh nhai nào khác nên buộc chọn cách đánh bắt, khai thác kiểu tận diệt như đã nêu. Sự phát triển kỹ thuật công nghệ giúp cho con người thêm nhiều phương tiện khai thác, đánh bắt, trong khi văn hóa không song hành tương xứng có thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại môi trường.
Vậy nên song hành với biện pháp giáo dục, nâng cao dân trí, văn hóa ứng xử của cộng đồng với môi trường, giải pháp khả dĩ hiện thời vân là biện pháp chế tài để các cơ quan chức năng thực thi đúng nhiệm vụ của mình, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các hành vi xâm hại môi trường. Nhà nước cần có những điều khoản luật nghiêm cấm cách đánh bắt…khai thác tài nguyên kiểu tận diệt.
Vấn đề cuối cùng vẫn là sự hữu hiệu trong công tác quản lý của cơ quan chức năng đối với môi trường. Cần phải hành động ngay trước khi quá muộn.
Hưng Yên tháng 4 năm 2017
LikeShow more reactions

0 nhận xét:

Đăng nhận xét