Truyện ngắn của Hồ Ngọc Vinh
Thấy Tùng làm được
căn nhà, ai cũng mừng cho hắn. Bà Loan ngày nào cũng sang ngồi uống
nước chè vặt, quan sát những người thợ nề quần áo lấm vữa xi măng
đang lát gạch ở sân trước. Trong
lòng bà thấy phấn chấn, vui vẻ mặc dù thường ngày, Tùng hay dằn hắt bà..
Tùng là con trai thứ
hai của bà Loan, ngang ngạnh lắm,
xung đột với tất cả anh em trong nhà, hễ mở miệng ra là mè nheo, tị
nạnh, người kia được nhiều, người nọ mẹ cho nhiều. Còn hắn thân tự lập thân, như mảnh chĩnh vứt
bụi tre chẳng ai giúp đỡ được đồng nào, hào nào, để vợ con hắn
khốn khó đến nỗi có thời gian dài chỉ có cơm với bát canh mặn. Đau
thế! Tùng không phải đứa lười biếng, trái lại rất chịu khó và toan
tính, từng giở ra làm nhiều việc nhưng phần lớn thất bát, nên cứ
xoay xở hoài. Thành thử trong mấy anh em, Tùng nghèo nhất, vất vả
nhất.
Bà Loan bởi vậy
cũng thương Tùng nhất. Bà nói: Mày phải xem thế nào, chứ cứ nay
việc nọ, mai việc kia, không kiên trì. Nhân gian nói một nghề thì sống
, đống nghề thì chết.
Tùng trề đôi môi,
thè bĩu, dài giọng: Bà thì…biết gì..!Biết nói nữa Tùng cũng chẳng
nghe, nên bà đành im lặng, tránh to tiếng, sứt mẻ tình cảm. Bà biết
trong mắt Tùng, bà là bà già, là giẻ rách, đồ bỏ đi. Nhưng thôi! Kệ
nó! Cá chuối đắm đuối vì con. Thấy con khó lòng mẹ vẫn đau đáu
niềm thương, chỉ giận là tuổi già như cành khô hết nhựa chẳng thể
giúp con được nhiều.
Căn nhà này Tùng
làm trong nhiều năm. Năm thứ nhất hắn làm cái móng, đổ giằng móng
đợi rồi để đấy. Hơn năm sau hắn mua gạch xây được ngang khẩu rồi thôi.
Nhân gian đi qua thấy thế bàn tán: thằng ấy sao làm được nhà? Có đến
đời mục thất, thằng ấy mới hoàn chỉnh được căn nhà. Trông hắn làm
nhà mà buồn cưỡi kìa..vv..vv.Nhưng rồi mọi người không thể ngờ, hơn
năm sau Tùng đổ mái 1, rồi cho xây tiếp tầng 2, đến chừng lưng khẩu
thì bỏ dở.
Vừa rồi, sau khi bị Tùng cự nự, bà Loan nói với tôi:
già cho nó cả thảy bốn chỉ vàng, hơn chục triệu nữa. Số tiền này, già để phòng khi trái nắng trở trời, đau
yếu hoặc có mệnh hệ gì thì chúng
lấy dùng. Cứ nghĩ tới cảnh cha già mẹ héo, các con bổ đầu
nhau, đứa nọ dưa đứa kia, tị nạnh, tranh cãi nhau, anh em ly tán, già
sợ lắm! Thế mà Tùng cứ nói già không cho nó cái gì.
Tôi bảo già: Già ạ!
Già yếu lắm rồi, ngoài 80 tuổi còn gì. Cây già hết lộc. Già làm
gì ra tiền chu cấp mãi cho con nữa. Già đã vất vả cả đời, bán mặt
cho đất, bán lưng cho trời, trên lưng hơn sáu chục năm nặng gánh nuôi
con. Giờ các anh chị phải tự đứng bằng đôi chân của mình, không nên ỉ
vào Già, trách cứ Già.
Những lúc như thế
bà Loan buồn, khuôn mặt gày dăn dúm như những luống cày, đôi mắt đầy
u ẩn. Bà nói tiếp: Nhưng Già thấy thương nó. Nó làm việc gì cũng
không đến đầu đến đũa.
Già a! – Tôi nói-
Già cứ nói với bác ấy rằng Già muốn cho bác ấy
thật nhiều. Còn chút ít phòng thân Già cũng cho hết. Già có giữ cho bản thân được cái gì
đâu.
-
Ừ! Cái thằng Tùng hư lắm, cãi Già tram
trảm. Già chưa nói xong nó đã cãi xong
rồi. Nó coi thường Già, thế có
đau lòng không chứ!
-
Già
ơi! Gặp hoàn cảnh khốn khó không bình tĩnh, không nén được cái tức,
nên có
thể quá lời, chứ con nào không
thương cha mẹ- Tôi nói.
-
Quá
tức thì các anh đổ lên đầu chúng tôi à! Cháu nói thế mà nghe được!
Thật ra, trong cuộc
đời bác Tùng, từ khi lấy vợ rồi ra ở riêng có đến cả chục lần dở
dói chuyện làm nhà, sửa nhà. Tiền
nong làm được bao nhiêu bị hút vào công chuyện ấy cả. Song công việc
chẳng ra đâu vào đâu. Thấy vậy có lần gặp anh tôi nói:
-
Em
phục bác ở cái tài xoay xở! Thấy anh Tùng trừng mắt, tôi đổi giọng:
Ấy chết!
Gọi là năng động mới đúng. Bác
biết làm đủ mọi việc, cái gì cũng biết, cái gì cũng hay. Nếu bác
mà căn cơ thì nhà lầu xe hơi từ lâu rồi.
-
Chú
chỉ nịnh anh. Nhưng mà quả thật. Thấy người ta làm nhà to, mua được
cái xe
đẹp anh cú lắm! Họ làm sao tài
giỏi hơn mình cơ chứ! Thế mà họ làm được, mình thì cứ be bét mãi.
-
Làm
gì phải tức! Mình cứ cố gắng việc mình, nhìn thấy người ta như thế
để cố
gắng, thế thôi! Bác cứ ức vớ,
ức vẩn, thêm bực vào thân.
-
Thế
chú bảo anh yên phận thủ thường à. Người ta tiến lên thì mình cũng
phải tiến
lên. Con gà còn ức nhau tiếng
gáy nữa là con người!
Tôi nói: Có người
thấy hàng xóm mua được cái xe máy,
cũng đi mua xe, mà phải là xe tốt hơn,
kiểu cách hơn, dù chẳng để làm gì. Suy nghĩ và xử sự kiểu
ấy, trước tiên là mình khổ, người thân mình khổ lây.
-
Cái
thằng! Mày mở miệng ra là giọng ông cụ. Khó chịu bỏ mẹ!
Vì mục đích làm nhà, hai vợ chồng anh
Tùng làm lụng đầu tắt mặt tối, dành từng xu nhỏ, cấu chỗ này, véo
chỗ kia, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Chị Tùng nhặt nhạnh
được bao nhiêu đưa chồng cầm cả. Bưa cơm món ngon dành cho chồng, cho
con nên mới ngoài bốn mươi, mặt chị quắt lại đen đúa, thân hình vặn
như cái vỏ đỗ, lúc đi tất tả cứ như người đánh võng.
Anh Tùng là người
hà tiện, không tâm lý lắm với vợ con , nếu không muốn nói là thô
kệch, mếch lòng tý chút là mắt anh vằn lên, khuôn mặt đỏ lựng, giận
dữ nói té tát vào mặt, người ta, nhưng được cái không cờ dong, bạc
dài,
Mấy đứa con anh
Tùng, học xong lớp 9, bỏ học, học nghề rồi đi làm. Mấy tháng rồi
chúng gửi tiền về cho bố mẹ, mỗi tháng đôi triệu, nói giúp bố mẹ
làm nhà.
Thấy Tùng loay hoay
mãi không hoàn thiện được căn nhà, một hôm bà Loan gọi Tùng nói: Bu
thấy mày vất vả quá, mấy năm rồi, cứ mỗi lúc một tí, căn nhà chưa
xong, tường xây trưa trát, mưa nắng hỏng hết. Tùng bực mình, giương đôi
mắt ngang ngạnh nhìn bà Loan định cãi.
Bà Loan tiếp: Bu bảo
mấy đứa nó cho mày giật tạm. Làm xong căn nhà, đưa mấy cháu lên đây
ở gần bà cho vui. Thôi thì làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn. Có
nợ nần đôi chút cũng chịu được.Công nợ trả dần như cháo nóng húp
quanh, rồi cũng đâu vào đấy.
Vậy là mấy anh chị
em Tùng cho Tùng giật tạm vài chục triệu. Anh Tùng mừng lắm, ngồi
tính toán, thấy vẫn thiếu, bèn lục tủ, lấy giấy bút, ngồi bàn cặm
cụi viết lá đơn vay vài chục triệu từ vốn ngân hàng dành cho hộ
nghèo. Thế là đủ tiền làm cái gác hai và hoàn thiện căn nhà.
Mấy ngày cuối, khi
công trình chuẩn bị kết thúc, anh Tùng
hớn hở , đi đâu cũng bô lô, bô la, ngực ưỡn ra, mặt vênh lên như
cái bánh đa nướng, hãnh diện. Anh Tùng nói với tôi:
-
Việc
anh làm được căn nhà thực là một kỳ tích.
Tôi nói: Em mừng cho
bác. Ngày một, ngày hai, đưa các cháu về nhà mới, cho nó nở mày nở
mặt. Bao năm nay các cháu sống trong căn nhà cũ vừa chật chội, vừa
bẩn thỉu, vất quá, sao mà sáng dạ cho được.
-
Đấy
nghĩ như thế nên tôi quyết tâm làm cho được căn nhà. Nợ cũng không đáng
kể lắm. Ông trời cho mạnh khỏe
thì chỉ hơn năm trả hết nợ thôi. Có căn nhà kiên cố là ước mơ của
anh từ lâu rồi.
Tôi nói: Đương nhiên trai
căn nhà, đàn bà gian bếp. Làm trai
lấy vợ, tậu trâu . Xong căn nhà kiên cố, làm được đồng nào tich được
đồng ấy, bác đầu tư cho con út học hành cho tử tế.
-
Tất
nhiên rồi! Anh Tùng nói.
Hôm về nhà mới, các
căn phòng vẫn còn trống lắm. Anh Tùng mới cho kê hai cái giường, một
ở gian trong bên dưới, một ở tầng trên. Mấy anh chị em xúm vào giúp
anh kê bàn làm cái bàn thờ gia tiên ngay dưới cầu thang, rồi làm
cơm. Bà Loan ngồi têm trầu, khuôn
mặt hóp gày của bà sáng lên niềm
vui. Bà Loan gọi anh Tùng nói: Anh lấy ít rơm nếp đốt lấy than, cho
vào bát hương gia tiên.
-
Nhiêu
khê quá! Sao cứ phải rơm nếp. Rơm thường cũng được- Anh Tùng nói-
đoạn xăm sắn chạy ra ngoài ôm
một ôm rơm tẻ về.
Chị Thảo quát: Chú
có bỏ nắm rơm ấy đi không! Thím Tùng, bỏ bếp đấy! Đi xin nắm rơm nếp
về cho tôi.
Thím Tùng: Chị xào
giúp em món rau rá nhé. Nói xong chạy đi, hai chân vại ra, tay chống
sườn, người cong hình dấu ngã.
Bà Loan cầm nắm rơm
nếp, đốt trong chậu nhôm sạch để lấy tro. Bà vừa bốc tro ấm nóng cho
vào bát hương, vừa giục: Anh Tùng đi lấy ít củi sạch về, đặt nó
vào chậu sạch. Lát nữa làm lễ tân gia, anh chị phải đốt cho củi
cháy đượm.
Anh Tùng: Rắc rối
quá! Sao lại phải thế cơ chứ. Cần quái gì phải thế. Đúng là các
bà già!
-
Bác nghe lời già đi- Tôi nói
-
Người
già lắm chuyện lắm! – Anh Tùng nói.
-
Đấy
là phong tục - Chị Thảo nói.
-
Phong
tục gì! Bỏ đi! Ai về nhà mới cũng làm cái bếp củi đốt cho đượm,
song
cuối cùng thì vẫn cãi vã trì
chiết. Vợ chồng cắn cấu nhau, cãi nhau, đãnh nhau. Gia đình lục đục,
con cái hư hỏng.
-
Bà
Loan: Đấy ! Cháu thấy không. Cái thằng hay bạc mồm, chẳng suy nghĩ trước
sau gì. Bạ đâu nói đấy!
Anh Tùng nghe bà Loan
nói, tức điên tiết, mắt đỏ lên, khuôn mặt xệch đi, suýt nữa buông câu
khiếm nhã, nhưng nén lại được.
Chị thảo nói: Ừ
thì cũng chỉ là tục lệ. Nhưng chú em a! Nó nhắc nhở mọi người nghĩ
đến tổ tiên, sống có trước có sau, giữ gìn cho gia đình hòa thuận,
êm ấm.
Anh Tùng nghe chị
Thảo nói, chau đôi lông mày, rồi vội đi chẻ ít củi , đặt nó vào
chậu nhôm, nhóm lửa. Chị Tùng ngồi bên, thoảng lại tiếp thêm ít củi.
Ngọn lửa chấy phần phật, tỏa hơi ấm nóng trong căn nhà. Anh Tùng mặt
đỏ gay, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ngồi bên bếp lửa,vui vẻ nói: cũng
chỉ là phong tục thôi. Cuối cùng
thì hạnh phúc hay không đều ở lòng người.
Hưng
Yên 27 tháng 9 năm 2014
Hồ Ngọc Vinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét