Tôi đứng ở bến
xe, thoảng lại xem đồng hồ, rút chiếc điện thoại di động gọi vào số máy được
ghi danh ( xe Hưng Yên). Trời nắng oi, thêm cái nóng phả từ mặt đường nhựa, khiến
con người có cảm giác thật khó chịu. Rất nhiều xe khách đã đi qua chủ yếu là xe bus chạy tuyến đường dài Hưng
Yên- Thái Nguyên, Hưng Yên -Tuyên Quang, Hưng Yên- Quảng Ninh, song vẫn chưa thấy
xe liên tỉnh Hưng Yên- Sơn La- Điện
Biên.
Hôm trước một
anh trong phòng nói: cậu nên đi xe Hưng Yên- Điện Biên vào lúc năm giờ chiều, xe
giường nằm, có điều hòa, chạy chủ yếu
vào ban đêm, lên xe nằm ngắm nhìn làng mạc, đường phố, núi đồi, tối ngủ đẫy một
giấc, sáng sớm sau đến Điện Biên. Đi như
thế khỏe lắm! Mấy năm trước đường lên Điện Biên xấu, không có xe chạy tuyến
liên tỉnh, từ Hưng Yên lên Điện Biên mất hai đến ba ngày, nay chừng hơn chục tiếng
đồng hồ, rất tiện.
Đang sốt ruột
thì chuông điện thoại reo. Tôi cầm máy nghe. Giọng người đàn ông vang trong
máy: chào anh! Có phải anh đăng kí xe lên Điện Biên? Đúng vậy- Tôi đáp.
-
Anh chờ hơn chục phút nữa nhé! Xe đã đến
Kim Động, đang lấy khách.
-
Vâng! Tôi chờ rất lâu rồi. Sao hẹn lúc năm giờ, trễ quá rồi-
Tôi nói. Phụ xe trả lời: Anh thông cảm! Xe còn đi đón khách.
Lát sau xe tới,
chiếc xe mình dài cao hơn hẳn loại xe khách thông thường, tiếng máy nổ nhỏ đều
và dịu, trên mình xe sơn dòng chữ Châu Giang-
SJC, phía trước, trên của kính xe sơn dòng chữ Hưng Yên- Điện Biên- Mường
Lay. Tôi bước lên xe, cảm thấy dễ chịu vì máy lạnh, theo chỉ dẫn của phụ xe, cho
giầy vào túi nilông, theo lối đi giữa
hai dãy giường tầng đệm phủ ga trắng tới giường số 5. Người phụ xe nhắc lại:
anh nằm giường số 5, giầy đút vào ngăn hộp con cuối giường . Tôi đút túi ni
lông đựng giày vào ngăn kéo phía dưới chân, đặt chiếc cặp vào giá ngăn cách giữa
các giường, lựa thế nằm thỏa mái. Xe chầm chậm đi rồi tăng tốc băng qua khu
công nghiệp Yên Mĩ.
Nằm cạnh giường
tôi là một sĩ quan quân đội, năm nay độ tuổi ba sáu, ba bảy, khuôn mặt vuông chữ
điền, đôi lông mày rậm, râu quai nón xanh cằm, toát lên vẻ rắn rỏi, cương nghị,
mạnh mẽ, tươi vui. Một khuôn mặt đẹp trai, mở ra, khối cô
mê- Tôi thầm nghĩ.
-
Này anh! Anh lên Điện Biên?
-
Đúng vậy!- Tôi đáp.
-
Anh đã Lên Điện Biên lần nào chưa?
-
Đây là lần đầu tiên.
-
Vậy hả! Giờ Điện Biên vẫn còn hoa ban đấy. Vào
mùa xuân hoa ban nở trắng rừng, nở trắng cánh đồng Mường Thanh.
-
Cậu làm việc trên ấy?
-
Dạ vâng! Em làm việc trên đó hơn chục năm nay rồi.
Học hết lớp 12 em vào quân đội, sau một khóa huấn luyện, được điều lên Điện Biên công tác từ đó đến nay.
-
Cậu quê Hưng Yên? Dạ vâng! Em ở Phủ cừ. Lính
Biên phòng à? Không hẳn vậy, đơn vị em đóng quân ở thành phố Điện Biên.
Tôi nhanh chóng cảm thấy mến người
sĩ quan, phần đồng cảm do cùng quê, thứ nữa, khuôn mặt cậu ta trông thật nam tính và khả ái.
Xe dừng ở Lương
Sơn Hòa Bình lúc trời đã tối. Đây là điểm lái xe đường dài dừng để khách ăn cơm và vệ sinh. Sau khi hành
khách ăn cơm xong, xe lại tiếp tục cuộc hành trình. Nguời sĩ quan tên Khánh nói: bắt đầu từ đây, đường lên Điện Biên
phần lớn là đèo dốc hiểm trở, rừng núi. Tôi căng mắt nhìn ra bên ngoài, qua cửa
kính những dãy phố núi với những bóng điện vàng vàng, những ngôi nhà bé bé
nghèo và buồn đang chạy lại, lùi sâu vào sau xe, vào bóng đêm. Có lúc, xe đi trên
lưng núi, bên là vách núi dựng đứng với những cây sòi, cây dương xỉ, bên là vực
sâu. Chiếc xe lắc lư, gầm gào leo dốc, rồi xuống dốc.
Tôi hỏi Khánh:
cậu lấy vợ chưa? Em có vợ rồi – Khánh trả lời. Vậy hả, vợ cậu làm gì? Nhà em là
giáo viên, hiện làm việc ở huyện nhà. Trời đất!- Tôi kêu lên- Vợ chồng cậu xa
nhau quá nhỉ! Hằng năm về thăm vợ được mấy lần? Vài lần anh ạ! Có khác gì vợ chồng
Ngâu! Vợ cậu không phàn nàn điều gì ư?- Tôi hỏi. Dạ không! Cô ấy vui vẻ chấp nhận . Yêu lính,
là vợ lính phải thông cảm và sẵn sàng chịu đựng- Khánh nói. Cậu nói phải- Tôi bảo
Khánh- Có khi xa cách càng nồng thắm tình yêu. Khao khát tình yêu làm cho con
người yêu nhau, sống xứng đáng với nhau hơn. Khi con người yêu nhau, luôn nhớ về
nhau, cảm giác ấy đã được mô tả rất thành công qua câu ca dao:( nhớ ai như nhớ
thuốc lào đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên). Yêu nhau con người có thể chấp
nhận mọi khó khăn để có được nhau, dễ bao dung. Có lẽ thế- Khánh nói và bắt đầu
bằng chất giọng trầm, chậm rãi nhưng cuốn hút kể tôi nghe chuyện về một chuyến
xe khi Khánh về nghỉ phép vào dịp tết nguyên đán. Tôi viết truyện này dựa theo
lời kể ấy.
#
Đó là chuyến
xe trong những ngày cuối năm từ Điện Biên qua Sơn La về Hà Nội. Chiếc xe đã cũ
nát, sát si lâu ngày có chỗ đã gỉ mủn, có cảm giác không an toàn khi nhìn thấy nó. Trên nóc xe người ta chằng
buộc những cành đào, cây đào lấm chấm nụ trên cành. Mấy năm nay dưới xuôi rộ
lên phong trào chơi đào rừng. Người ta có thể bỏ mấy chục triệu mua cây đào rừng
cổ thụ về đặt trước sân nhà chơi trong mấy ngày tết. Xe chạy gằn trên những cung đường đầy ổ gà ổ vịt,
lên đèo rồi đổ đèo. Lúc xe leo đèo, ngồi
bên cửa sổ, Khánh phóng tầm mắt nhìn ra xa, anh vẫn có thói quen quan sát như
thế mỗi khi qua lại trên cung đường này, có thể nhìn thấy làng bản nằm dọc theo các thung lũng, những
ngôi nhà sàn bé xíu giữa mênh mông rừng núi, những vạt núi đỏ thẫm màu đất lác
đác bóng người, những dải sương bay bay dưới lòng thung, suối với những chiếc cọn nước miệt mài đổ nước trắng
xóa lên ruộng trên. Anh thấy nao lòng khi cảm nhận rằng tiết xuân đang tới, gần năm nay mới lại có những ngày phép về thăm
cha mẹ đặc bỉệt trong những ngày tết cổ truyền sắp tới này.
Đến Sơn La, xe
dừng lại đón khách, trước cổng trường đại học. Nhiều sinh viên đứng đây để chờ
xe về các tỉnh. Phụ xe là một thanh niên
chừng hai bảy hai tám tuổi, mặc áo khoác
màu ghi, khuôn mặt trông vẻ láu lỉnh nãy chuyện trò rôm rả, đùa cợt với khách,
giờ đon đả: về Hòa Bình hả? Lên xe đi !
Về Hà Nội hả? Lên xe đi! Thỏa mái chỗ ngồi. Nếu em muốn, anh thu xếp cho em ngồi
ghế đầu được chưa. Anh ta xuống phía dưới xe lấy chồng ghế nhựa đưa cho khách,
sắp xếp chỗ ngồi.
Cô gái mới lên
xe có màu mắt nâu ngồi cạnh Khánh mặc áo
khoác dài màu da bò, cổ áo viền lông trắng, khuôn mặt trái xoan, cái mũi dọc dừa
nhỏ xinh, lông mày cong và mảnh, tóc quấn thành búi phía sau, trông trẻ tung và
nhí nhảnh.
Chắc em là sinh viên- Khánh nghĩ thế- Thiếu nữ tuổi
này như một bông hoa rạng rỡ, kiêu sa.
Một toán thanh
niên chừng mười bảy, mười tám tuổi phong thanh trễ nải với áo khoác ngắn màu đen, có đứa áo trong dài hơn
áo ngoài, để hở ngực, theo lên xe, mắt lấc láo nhìn hành khách trên xe. Sau đó chúng chuyển xuống phía cuối xe.
Khánh gợi chuyện với cô gái ngồi
cạnh: Em về đâu? Cô gái chưa vội đáp.
Cũng không đến nỗi khó gần -
Khánh nghĩ thế- Có cô gái khi người khác bắt chuyện, mặt vênh lên, cái cổ rướn
cao không muốn trả lời.
Cô gái quay nhìn
Khánh như thăm dò. Bất giác cô sững sờ trước vẻ điển trai, mạnh mẽ của Khánh – Thầm nghĩ- Anh ta là sĩ quan quân đội, khuôn mặt vuông, tươi tắn, trẻ trung tràn đầy
tự tin, thấy thú vị khi ngồi cạnh vị khách này.
-
Em về đâu? - Khánh hỏi lại.
-
Em về Hưng Yên.
Khánh mừng rỡ: anh cũng về Hưng
Yên. Vậy là chúng mình có cùng hành trình- Khánh nói. Một vài phút im lặng, câu
chuyện giữa họ tiếp tục:
-
Em làm gì ở Sơn La?
-
Em là sinh viên.
-
Trời! Lên tận đây học ư?
-
Các bác em lập nghiệp ở Sơn La mấy chục năm nay rồi. Học trên này, em ở với gia đình bác,
cũng tiện.
-
Xin lỗi! Nãy giờ chưa hỏi, em tên gì? Cô gái trả
lời: Em tên Vân. Khánh tự giới thiệu: Còn anh tên là Khánh.
…Nhóm thanh niên lấc láo vừa lên
xe kể trên, dãn mọi người dành lấy một khoảng trống ngồi chơi bài, rồi xóc đĩa.
Một đứa cao kều, khuôn mặt dài, trán dài, cằm dài thượt, cặp mắt đảo như rang lạc tay cầm chiếc ống nhỏ
và con xúc sắc giơ cao lúc lắc tay, rồi chụp xuống mặt sàn. Mấy đứa đồng bọn,
chọn cửa chẵn lẻ đặt vào đấy những tờ năm ngàn, chục ngàn, năm chục ngàn…rồi trăm ngàn. Thật quá dễ ăn,
nãy giờ tên cầm cái thua liên tiếp, phải móc cả ví, lần hết túi này túi khác lấy
tiền đặt cửa. Một vài hành khách thấy trò chơi lạ liền chú ý, rồi bị kích động
bởi trò chơi, cũng đặt tiền cửa. Kết quả
thu được thật không ngờ, họ vơ lấy tiền đặt cửa cho vào ví. Một phụ nữ chừng ba
nhăm, ba sáu tuổi, người béo tròn, khuôn mặt tròn, hai má chảy sệ , đôi mắt híp
thoạt tiên tỏ ý nghi ngờ, sau bắt đầu cũng đặt cửa, thoạt đầu chỉ chục ngàn,
sau năm chục ngàn. Chị cười hơn hớn mặt nở ra vì vui, lát sau vẻ mặt bỗng tối sầm
vì thua.. càng thua, chị đặt cửa càng
cao hòng gỡ lại. Tên cầm cái vốn đã lão luyện trong nghề thấy chị ta như con cá
đã cắn câu và say mồi liên tiếp giở thủ đoạn… Lát sau thấy chị ngồi thừ người,
thẫn thờ như mất hồn. Rồi bất chợt chị hoảng loạn như người tâm thần, khi nhận
ra bị lừa một cách quá dễ dãi. Chị đấm ngực thùm thụp, túm áo tên cầm cái, gào
lên: trả tiền tao đây! Bọn bay lừa tao!
Ai
lừa bà- mặc cho chị gào thét, tên cầm cái nói- Đã tham lại còn già mồm.
Đứa khác trong bọn nói: mụ tự
nguyện chơi chứ có ai mời mọc đâu. Nếu được vài trăm, mụ có trả lại bọn
này không?
Chị ta sững lại
như có ai đổ gáo nước lạnh vào đầu, nói yếu ớt vẻ đau khổ: chúng mày lừa tao! Hành khách trên xe yên lặng không tỏ cử chỉ
nào thông cảm với chị.
Hết trò chơi
xóc đĩa, nhóm thanh niên bắt đầu chuyển móc túi hành khách trên xe.Bị móc túi đầu
tiên là một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi, mặc chiếc áo khoác dày màu ghi, trông có vẻ như một viên chức,
tay ôm khư khư chiếc cặp da. Sự cẩn trọng của người đàn ông này khiến bọn đỏ
đen để tâm dò xét. Một tên trong bọn làm động tác đánh lạc hướng chú ý, tên
khác lộ liễu và trơ trẽn thò tay vào túi ngực người đàn ông. Thấy động người
đàn ông giật mình, kiểm tra lại túi ngực, kéo lại dây khóa áo khoác. Không rút được chiếc ví, bọn chúng tiếp tục quan
sát. Nhiều năm làm ăn trên các tuyến đường, kinh nghiệm cho chúng biết mềm nắn,
rắn buông, nếu hành khách phản ứng chúng sẽ xuống xe, chuyển xe khác, nếu không
sẽ ở lại tiếp tục thủ đoạn móc, rạch túi của mọi người. Những hành động ấy luôn
phải đi đôi với áp chế tâm lý, bằng vẻ mặt lạnh lùng, hành vi bạo liệt và dọa dẫm.
Hành khách vẫn
im lặng. Mọi người dường như cùng chung suy nghĩ: lỡ chúng liều lĩnh cầm dao rạch mặt mình khi mình tố
giác. Thôi! Thây kệ! Ai có thân, người nấy lo! Anh hùng cũng còn phải sợ đứa
làm liều. Lên tiếng đã không được gì lại vạ lây. Và đến giờ mọi người chợt hiểu
dòng chữ được kẻ trên đầu xe: (hành khách tự bảo quản hành lý).
Qua Sơn La, gặp
đoạn đường bằng, lái xe nhấn ga. Chiếc xe vừa chạy vừa rung, tiếng cót két của
các dãy ghế, tiếng kè kẹt va chạm của thùng xe, tiếng cửa xô vào thành xe lục bục.
Xe chao đảo chạy với tốc độ cao, đôi lúc tưởng như đâm sầm vào chiếc xe chạy ngược chiều. Lái xe năm
nay khoảng ba mươi tuổi khuôn mặt tròn, đầu húi cua, nước da xanh tái, với sắc
mặt lạnh, dường như đang thích thú với tốc độ. Hành khách lúc nghiêng bên này,
lúc ngả bên kia, lúc trồi lên, lúc trụt xuống.
Bên cạnh Khánh,
Vân đôi lúc phải lấy tay che mặt vì hãi sợ khi thấy chiếc xe ngược chiều cũng với
tốc độ cao lao thẳng vào đầu xe của cô, và rồi chỉ trong tích tắc nó lắc mình
tránh sang bên. Có hành khách kêu lên: đi gì mà nhanh dữ thế, chậm lại đi!Gớm !
Rởn cả tóc gáy! Phụ xe cười: đoạn đường này không có công an, chạy được mới chạy.
Lái xe không chạy được như vậy làm gì có tiền- vừa nói anh ta vừa mở cửa, một
tay giữ cột chống sàn, tay và chân còn lại huơ huơ ra ngoài cười cợt gọi khách:
Hà Nội đi…Sơn La Hà Nội đi. Còn ghế ngồi đấy, thỏa mái…lên đi em! Lên đi em! Vừa
nói anh ta vừa nhảy xuống đủn tống mọi
người lên xe.
-Khánh hỏi cô
gái: em có hay về quê?
-Dạ! Ít khi
thôi, năm đôi lần, thường vào kỳ nghỉ hè hoặc ngày tết.
- Anh không còn có hè như em- Khánh nói.
Vân quay lại nhìn Khánh mỉm cười, hỏi: Anh
công tác trên Điện Biên được bao lâu rồi?
- Dăm sáu năm nay rồi- Khánh trả lời-
nhìn dáng vẻ thư sinh của cô gái, bỗng chốc nhớ lại những kỉ niệm thuở học trò
của mình, anh nói: ngày xưa anh ao ước trở thành người nghiên cứu vật lý, chế tạo
tên lửa, giờ nhớ lại không khỏi cảm thấy xa xôi.
Vân: vậy hả!Ước mơ cho dù thế nào
cũng có mặt tích cực vì nó định hướng cho hoạt động của con người. Chắc anh là
người rất mơ mộng. Vân chuyển hỏi: Bố mẹ anh
vẫn ở dưới xuôi? Đúng vậy! Khánh
nói - Cha mẹ anh ở Phủ Cừ. Ồ! Vân thốt lên: Em
cũng quê Phủ Cừ.
Họ im lặng giây lát. Khánh nhìn
ra bên ngoài, lòng man mác khi thấy những hạt
mưa xuân dính trên cửa kính xe,
mưa xuân, sương lây rây như bụi và đó đây những cây ban đã vội đơm hóa trắng,
hoa đỏ lác đác, những cây mơ hoa nở trắng khiến núi rừng như trong cõi mơ tiên. Mùi nước
hoa con gái nhẹ nhàng, phảng phất quanh anh, giọng con gái thanh thanh khiến
anh nghe như uống lấy từng giọt, từng giọt ngọt ngào. Vân sổ mái tóc, mái tóc
hoe vàng chảy bồng bềnh, bồng bềnh. Hình như Vân đã gieo vào lòng anh một điều
gì đấy thật khó mô tả, có thể đó là sự trống vắng, hay đó là những hoài niệm, hoặc
là khát khao về tình yêu.
-
Anh được về nghỉ phép có lâu không? Vân hỏi.
-
Khoảng chục
ngày. Mồng sáu anh trở lại đơn vị. Còn em, khi nào em lên trường. Em đến mồng
mười cơ. Ở nhà ăn hết tết của cha mẹ mới đi- Vân trả lời. Khánh hỏi: Về nhà có
giúp cha mẹ được gì không? Có chứ! Nấu cơm này, rồi đi chơi với bè bạn. Lớp
chúng em thường tổ chứ gặp mặt đồng niên khóa vào mồng năm- Vân trả lời.
-
Em học sư phạm văn? Khánh hỏi. Vâng! Sao anh biết?
-
Là anh đoán vậy. Các cô gái sư phạm nhất là sư
phạm văn thường hay mơ mộng. Trông mớ tóc của em, đôi mắt em cũng đủ biết.
-
Cũng có
thể. Anh biết xem tướng ư?
-
Không ! Đấy
là do nhạy cảm mách bảo thôi. Em hay đọc truyện không?- Khánh hỏi. Có chứ!
Em học văn mà. Em thích đọc truyện của Vũ Trọng Phụng, của Nguyễn Khải , em
thích đọc truyện ngắn của Tuốc ghe nhép…..vv.
Vượt qua ranh
giới e ngại ban đầu, mỗi lúc họ cảm thấy lôi cuốn nhau hơn. Họ không để ý tới bọn
áo đen đang trấn áp hành khách trên xe. Vân nhìn viên sĩ quan ngồi cạnh, thầm
phỏng đóan : Anh ta có thể hơn cô dăm tuổi. Trông anh ta bảnh trai, mạnh mẽ, cá
tính lại đôn hậu. Vẻ mặt ấy dễ làm cho
người ta tin tưởng.Cứ phong cách đó có thể đoán anh ây chẳng dối ai, cáu giận với
ai bao giờ…… anh ấy trông thật đáng mến. Bất giác cô nhớ đến câu chuyện của đứa
bạn cùng phòng có người yêu mãi tận Thanh Hóa. Họ quen nhau trong một chuyến đi
và rồi yêu nhau. Lãng mạn quá! Cô mỉm cười.
Lúc này bọn đỏ
đen đang chuyển dần lên các hàng ghế phía trên. Tên cao gày nhất trong bọn, có
khuôn mặt dài, cái cằm dài, cái trán dài, đầu húi trọc đứng quan sát hành khách, một mặt đánh lạc hướng chú ý, mặt khác áp chế hành khách bằng vẻ mặt lì lợm bặm trợn.Hai
tên còn lại tóc húi cua, mặt ngắn, vóc người nhỏ len vào giữa các hàng ghế.Chúng
quan sát các con mồi. Những hành khách tỏ vẻ nhu nhược, khiếp sợ sẽ là những
con mồi đầu tiên của chúng. Nếu không hạ sát được con mồi trên xe, chúng sẽ
theo dõi trong suốt hành trình để chiếm
đoạt.
Câu chuyện của
họ bị dừng khi vài tên trong bọn đỏ đen chuyển đứng cạnh Vân, mắt chúng hằm hằm nhìn vào mọi người ngồi bên
đồng thời nhìn Vân với ánh mắt khiêu khích.
Bọn lưu manh- Vân thầm nghĩ. Cô nhìn Khánh nháy mắt ngầm ra hiệu: cẩn thận đấy anh. Bọn này
móc túi chuyên nghiệp, đây là cung đường làm ăn của chúng.
Khánh hiểu ý, với bản lĩnh của sĩ
quan quân đội được rèn luyện anh đâu có sợ, những hành vi của chúng cần phải được
theo dõi tố cáo trước mọi người. Tuy nhiên điều anh không thể ngờ là những hành vi trộm cắp có thể diễn ra công
khai như thế. Và tại sao mọi người nãy giờ vẫn im lặng thậm chí tỏ ra khiếp sợ?
Chẳng lẽ trên xe mấychục người tử tế lại sợ mấy tên móc túi. Phía trái một
thanh niên nam thấy động chộp tay vào túi ngực, giữ lấy chiếc ví. Khi phát hiện,
nhanh như cắt Khánh chộp tay tên móc túi, phẫn nộ quát: mày định làm gì? Bọn
mày trơ trẽn thật! Cấm không được móc túi người ta! Mấy tên đỏ đen chững lại nhìn Khánh thăm dò. Tên cao kều mặt
dài nói: không việc gì đến mày! Để yên cho chúng tao làm ăn! Đây không có chỗ cho bọn mày làm ăn- Khánh nhắc
lại quả quyết. Mày muốn gì? Tên cao kều hỏi- đồng thời huơ con dao cạo râu
trong tay. Khánh nghiêng người tránh đồng
thời túm lấy tay hắn bằng một động tác thuần thục anh bẻ tay hắn còng ra sau,
dúi đầu hắn xuống. Tên này kêu oai oái vì đau.
Lúc này không
khí trên xe đang nặng nề căng thẳng bỗng bùng phát phẫn nộ, mọi người nói: tóm
tất cả chúng lại, giao cho công an! Bọn này trơ tráo quá! Ban nãy nó lừa nhà chị kia vài chục triệu, móc,
rạch túi người ta công nhiên giữa thanh thiên bạch nhật, chỗ đông người, không
coi ai ra gì! Đánh cho chúng một trận.
Đuổi chúng xuống khỏi xe ngay! Khánh nói: đánh nó là mình phạm pháp. Mọi người
đừng đánh chúng, đợi xe dừng, cho chúng xuống.
Sau khi tống cổ bọn trộm cắp xuống
đường, chiếc xe tiếp tục cuộc hành trình.
Một hành khách nói: không có anh
bộ đội ấy bọn đỏ đen còn giở nhiều trò. Một hành khách khác: cũng phải có người
như thế. Nếu không loạn à.
Vân hỏi: anh không sợ chúng ư?
-Sao lại phải sợ chúng. Bọn chúng là những
tên trộm như cú sợ ánh sáng.
-Nhưng chúng trơ trẽn và liều mạng- Vân
nói- Mọi người sợ chúng.
- Chúng có thể bắt nạt được một người, nhưng
không bắt nạt được tất cả các hành khách trên xe. Một cái đóm không làm nên ngọn
đuốc. Nếu tất cả mọi người đoàn kết thì cái ác và sự giả trá đâu có chỗ nương náu-
Khánh khẳng định.
- Mọi người im lặng đấy thôi, ngay cả khi
chúng móc túi mình- Vân tiếp tục.
- Nếu ai cũng chỉ nghĩ cho mình thì sự tàn
ác và vị kỉ sẽ hoành hành- Khánh trả lời.
- Em
nghe có người nói: thật thà thẳng thắn thì thua thiệt, thật thà ăn cháo, láo
nháo ăn cơm. Em thích những người giàu lòng tự tôn và cao thượng.
- Song cũng có câu: thật thà là cha quỷ
quái; có đức thì mài mà ăn- Khánh nói hồn nhiên- Thói hình thức, những thủ tục
rườm rà khiến con người giả dối. Nhưng anh tin con người luôn hướng thiện.
Không thể tìm thấy sự thanh thản, niềm vui, tự tại trong lừa dối và thủ đoạn!
-Anh! Vân thốt trìu mến, đôi mắt cô nhìn
Khánh lộ rõ vẻ thán phục tin tưởng.
- Em thấy không, sự nhu nhược và
sợ hãi khiến cái ác trở lên ngông cuồng hơn, bỉ ổi hơn. Khi mọi người lên tiếng,
chúng co vòi lại ngay.
Xe
về đến Hà Nội. Khánh cùng Vân chuyển xe về Hưng Yên. Dọc đường từ Phố Nối đến Hưng Yên, người ta bày quất, quýt
và đào trên vỉa hè để bán. Hương sắc của mùa xuân đã tràn ngập phố phường. Lúc xe dừng, Khánh mua hai cây đào. Những cây
đào bích nụ lấm tấm trên cành, lác đác có bông nở bung cánh hoa đỏ thắm. Khánh
nói: những nụ hoa này sẽ nở đúng vào dịp
tết. Anh tặng em một cây. Khanh nói và đùa. Ăn tết khi nhìn cây đào, em sẽ nhớ tới anh.
Vân đỡ lấy cây
đào, nhẹ nhàng đặt xuống sàn xe, cảm động, lòng dạt dào những cảm
xúc mới lạ. Xe đã gần tới thành phố Hưng Yên. Vân thảng thốt khi chợt nhận ra
điều đó. Vân sẽ xuống xe ngang đường để về xã cho tiện. Cô mong xe cứ đi mãi để có thể cùng anh chung một chuyến. Linh tính mách bảo cô, anh ấy có thể
sẽ là chỗ dựa vững chãi cho cuộc sống và rồi cô giật mình khi xe dừng lại. Người
phụ xe nhắc: Này em, xuống đây hả? Vân tần ngần, cầm chiếc túi, quay lại nhìn
Khánh, cái nhìn như tỏ vẻ trách móc, như muốn lưu giữ hình ảnh người con trai
trong bộ quân phục chỉnh tề rắn rỏi và cương nghị. Khánh dường như
cũng thảng thốt, dường như có cảm giác mất đi
điều gì đó rất quí. Anh chỉ kịp nói: chúc ăn tết vui vẻ.
Xe tiếp tục cuộc
hành trình về thành phố. Khánh ngoái nhìn lại. Vân vẫn đứng đó bên cạnh cây đào
dường như không muốn đi. Cô đang nhìn theo xe, như muốn chạy theo, rõ ràng Vân
đang luống cuống. Khánh tự trách mình:
khỉ thật! Sao không xin địa chỉ của Vân. Mải nói chuyện, quên mất. Giờ tìm Vân
sẽ như mò kim đáy bể. Sao mình lại có thể sơ suất đến như thế.
*
Nghe Khánh kể, tôi không nén được
tò mò hỏi: cậu có gặp lại Vân không?
Khánh nói: Anh biết không? Em
khao khát được gặp Vân. Những đêm nơi biên giới, bồn chồn khi nhớ lại chuyến xe
cuối năm, như nhìn thấy Vân trước mặt, và ở đâu đó Vân vẫn đang chờ đợi . Em
không thể không có Vân trong cuộc đời. Và thế là em đã đi tìm Vân. Mỗi khi được
nghỉ vài ngày là em về quê. Rất may đường xá mỗi ngày một mở rộng. Người ta xẻ
núi để làm đường, lại có xe khách liên tỉnh nữa, từ Điện Biên về Hưng Yên chừng
hơn chục tiếng đồng hồ. Xe phần lớn chạy đêm,chiều lên xe, tối ngủ một giấc sáng sau tới bến xe thành phố. Cứ mỗi lần xe
dừng lại đón khách em lại ngó ra cửa. Có lần giật mình vì thấy bước lên xe là một
cô gái chắc cũng là sinh viên trường đại học Sơn la, kiểu ăn mặc ấy, cái quần
âu màu đen, ống côn trông khỏe khoắn, cái áo khoác bằng vải giả da màu đen, đai
thắt ngang lưng trông ra dáng nữ sinh trang trọng và lịch sự. Em thốt lên khi
cô gái bước lên xe, nhưng rồi chợt nhận ra sự lầm lẫn của mình. Cô gái này màu
mắt đen láy. Vân có màu mắt nâu.
Nhưng rồi em
cũng gặp lại Vân vào một ngày cuối năm,
cũng trên chuyến xe về quê nghỉ tết, chỉ khác đó là xe liên tỉnh từ Điện Biên về
Hưng Yên. Khi xe dừng đón khách ở cổng trường đại học Sơn La, chợt
nhìn thấy Vân đứng trong đám đông hành khách chờ xe, em như ngạt thở. Đúng là
Vân rồi, dáng người mảnh mai, mái tóc búi ngược phía sau. Vân nhìn lên xe, có
thể cũng nhận ra em. Gần hai năm qua, giờ trông Vân càng xinh, nữ tính và đằm
thắm hơn ngày xưa. Em vui sướng vô cùng. Em dịch ra phía ngoài, nhường lại cho Vân ghế
trong, một mặt dễ quan sát bên ngoài, mặt khác có chỗ dựa thỏa mái. Ngồi bên em
đôi má Vân ửng hồng, dường như cũng như em đang cố nén xúc động mừng rỡ.
-
Không nghĩ rằng được gặp em trong chuyến xe này.
- Em cũng vậy.
- Thật ra anh rất vui mừng. Khánh định nói:
anh đã tìm em bao lần. Mỗi lần trên những
chuyến xe từ Tây Bắc về thăm nhà anh đều nuôi hy vọng gặp em.. và rồi…Nhưng Khánh
kịp nói khác đi – Anh đã tìm cách liên hệ với em song không được.
- Anh
có thể đến trường mà.
- Anh đã đến trường hỏi thày cô ở ký túc xá
về em, nhưng địa chỉ không rõ ràng nên phải quay trở lại đơn vị ngay trong
ngày.
Xe qua
Mai Sơn, gặp đoạn đường phẳng xe chạy nhanh, cảm giác bồng bềnh như trên con
thuyền khiến con người dễ buồn ngủ. Vân dựa đầu vào vai Khánh tự nhiên tin cậy.
Khánh để yên lòng dạt dào niềm vui. Bao năm qua, đôi khi thử hỏi người con gái mình yêu sẽ là ai,
trông ra sao. Nay tình yêu đến gõ cửa trái tim anh tự nhiên trong hoàn cảnh thật
không ngờ.
Kể đến đây Khánh cuời vui rồi tiếp:
Vào một dịp hè, cuối khóa học của Vân, em từ Điện Biên xuống trường. Chúng em
ngồi trong sân trường dưới tán cây bằng lăng hoa nở từng chùm tím đỏ trên cành.
Tiếng dõng dạc, tiếng ve kêu ..ve ..ve ..ve.. ve…râm ran trên cành cây. Hoa phượng
thắp lửa đỏ rực cả bầu trời.
Em hỏi Vân: em có dám yêu lính?
-
Sao anh lại hỏi vậy? Tình yêu là cảm xúc tự
nhiên, say đắm sao có thể hỏi dám hay không.
-
Em có biết đôi khi tình yêu đến thật bất ngờ, chỉ
một lần gặp mặt đã thấy lòng xao xuyến nỗi nhớ và sau đó là khoảng trống trong
tâm hồn. Bao năm rồi anh đi tìm người con gái đó.
-
Thật ư! Em cũng được nghe nói thế, thoạt tiên
không tin lắm, nhưng giờ thì em tin.
-
Cô giáo văn có khác. Nếu yêu lính em sẽ vất vả.
Lính thường phải xa nhà.
Vân hiểu đó là những lời tỏ tình
xa xôi của anh. Thật lòng cô đã đón đợi lời tỏ tình, này và bây giờ nó đấy, song
cô muốn anh thốt lên lời tình yêu thiết tha hơn, đắm say ngây ngất hơn. Và khi Khánh thốt lên: anh yêu
em thì cả người cô chìm đắm trong men
say, ngất ngây hạnh phúc. Vân nói : có được tình yêu của anh, có được anh trong
cuộc đời, em chẳng ngại khó khăn, xa cách.
- Bây giờ cô ấy đã là vợ của em rồi-
Khánh cười vui và tiếp: Sau khi cưới, Vân về dạy văn ở trường phổ thông trung học
huyện. Chúng em đã có một cháu trai.
-Cậu đặt tên cháu là gì? - tôi hỏi. Cháu
tên là Tâm. Khánh trả lời.Tôi bảo Khánh: sao cậu không đặt tên cháu là xa hoặc là xe để kỉ niệm chuyến
xe cuối năm hai đứa gặp nhau. Khánh cười nói: anh lại đùa rồi. Bây giờ cháu đã
được ba năm tuổi. Khánh nói và đồng thời với chiếc túi, lục lọi lấy ra một tấm ảnh.
Tôi cầm tấm ảnh trong tay trân trọng.
Trong bức ảnh, người mẹ trẻ mặc chiếc áo nền trắng chấm hoa tím đang bồng con,
ánh mắt đằm thắm, khuôn mặt rạng ngời niềm hạnh phúc tỏa sáng bên đứa con bụ bẫm
đang cười, cái miệng tròn vạnh, chắc nó đang bập bẹ: ba…ba!
Đèn trong xe
chợt tắt, có cảm giác tức thở vì xe đang ở đỉnh đèo. Khánh bảo: em thường xuyên
đi lại trên tuyến đường này nên thành quen. Tôi nhìn ra ngoài, bầu trời như nằm
ở phía dưới sâu. Dưới kia là sao, những ngọn đèn điện của các làng bản nhấp
nháy, nhấp nháy…chợt nghĩ sẽ viết câu chuyên với nhan đề: tình yêu của Khánh. Thầm
cảm ơn người sĩ quan quân đội đã cho tôi ý tưởng này.
Hưng
Yên tháng 6 năm 2011
0 nhận xét:
Đăng nhận xét