Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Những cánh chim trời


                                                         Truyện ngắn của Hồ Ngọc Vinh
Hòa ngồi cắm cúi bên bàn, mải mê với những pha trong Game, tay thoăn thoắt điều khiển một chiến binh cầm súng  bắn xối xả vào những người lính đối phương. Những thân người đổ xuống, kèm với tiếng kêu đau đớn khiến Hòa thích thú. Không kìm được hưng phấn khi trò chơi mỗi lúc thêm các pha gay cấn và tốc độ sự kiện mỗi lúc một nhanh, cậu như hóa thân vào vai người chiến binh, lòng đầy thù hận bắn …..pằng…pằng…pằng. Cậu hả hê vui sướng đến điên người khi thấy đối phương gục ngã hết lớp này đến lớp khác, những ngôi nhà phần phật lửa cháy và những chiếc xe tăng bị trúng đạn vỡ tan thành từng mảnh vụn.
-          Này con! Anh Hưng nói- Con chơi Game quá nhiều đấy. Bố không ngăn con chơi
Game, nhưng chơi có lúc thôi, chủ yếu để giải trí. Con cũng nên chọn trò chơi Game nào mang lại cho con những cảm xúc tao nhã, những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống, về con người. Sống trong thế giới ảo với những pha giết chóc, dần sẽ khiến cho con xa rời cuộc sống, cái thiện bị lấn át, thay vào đó là sự vô cảm. Và rất có thể đến một lúc  nào đó những động cơ giết người tàn ác để thỏa mãn dục tính sẽ hình thành trong  con. Nếu thế thì điều này thật khủng khiếp.
-          Bố nói gì thế. Bố không cho con chơi Game ở nhà thì con ra quán nét con chơi! Bố
mẹ cái gì cũng cấm con. Bố nói ít thôi! Lúc nào cũng nói. Hễ thấy mặt con là bố nói. Con không muốn nghe đâu! Hoà nói rồi vùng vằng bỏ ra ngoài.
            Anh Hưng lòng đau như cắt, rên lên đau đớn khi nghe con nói. Khuôn mặt anh biến sắc, méo mó vì nỗi đau trong tâm, không làm sao để nhẹ bớt. Thật đúng là cá chuối đắm đuối vì con.
            Chị  Minh giờ mới về. Chị để cái xe máy ở nhà ngang rồi bước lên nhà trên. Chị Minh là  cô giáo dạy toán ở một trường THPT. Chị bận suốt ngày, buổi sáng đến trường sớm, chiều nhiều khi nhọ mặt người mới về bởi vừa dạy chính khóa vừa ôn tập thi tốt nghiệp cho các lớp học sinh khối 12. Chị vừa để cái cặp xuống bàn, vừa kể. Chiều nay cô giáo Hồng dạy văn nói  với em: “Nhà cậu, chồng kỹ sư, vợ thạc sĩ toán, con cái làm gì chả giỏi .” Em  mỉm cười, nhưng vẻ mặt chẳng lấy gì làm vui. Em nghĩ: ai người ta cũng nói vậy. Biết đâu mình đang khổ vì con. Vợ chồng  có thời gian lạnh nhạt với nhau cũng vì con, cãi nhau cũng vì con, không còn những cảm xúc ấm áp yêu thương gia đình cũng vì con, trong nhà luôn có bầu không khí nặng nề, ngột ngạt cũng vì con.  Quả thật mỗi khi nghi đến con, em đau đầu lắm, thở dài sườn sượt, buồn đến thối ruột, chẳng còn thiết đến ăn uống nữa.
Anh Hưng nói: Làm sao để cho con hiểu được lòng cha mẹ. Làm sao để con có được những cảm xúc gia đình, những cảm xúc xã hội, cho dù đẹp đẽ hay đau đớn thì đó vẫn là những cảm xúc thực tế, giúp con hiểu bản thân,  hoàn cảnh xã hội mà nó đang sống, rằng cuộc sống dẫu đầy cái đẹp, cái cao thượng nhưng cũng đầy bão giông. Con người cần tình cảm gia đình, tình cảm xã hội,  bản lĩnh để vươn lên vượt bão. Anh cảm nhận được sự thất bại của mình trong dạy con, trong hạnh phúc gia đình mà không thể làm gì nổi. Thật đúng là dao sắc không gọt được chuôi.
Chị Minh buồn rầu nói: không nghĩ thì thôi! Mỗi khi nhìn thấy con lòng em như đứt từng khúc ruột.
Anh chị Hưng có mỗi đứa con trai. Sau khi sinh thằng Hòa, chị đặt vòng, muốn dăm bảy năm sau sẽ sinh đứa thứ hai. Nhưng chị không thể mang thai được nữa.. Chuyện này đã khiến anh  chị buồn rồi. Đi khám, bác sĩ nói cái vòng đã tuột ra ngoài từ lâu. Thì ra do anh Hưng khỏe mạnh, ngày nào cũng sinh hoạt, khiến cái vòng tuột ra từ lúc nào. Có của mà không đông con, kiếm tiền nhiều để làm gì cơ chứ! Anh Hưng chồng chị chả biết phẫn chí kiểu gì,  còn gương mẫu đi thắt ống dẫn tinh làm chị điên tiết hết chỗ nói. Chị gay gắt: sao ông không nói gì với tôi trước khi ông làm chuyện ấy?
-          Anh cần phải nói với em chuyện ấy ư? Anh Hưng nói.
-          Chị Minh: Gương mẫu cái gì chứ ai gương mẫu làm cái đó. Thiên hạ được thể cười
chê. Mất cả  thể diện!
Anh Hưng: anh tưởng cái đó của anh, anh muốn làm gì nó thì làm. Chị đỏ mặt gắt: thôi đi ông rồ. Ông có biết con gà trống thiến nó thế nào không?.....
 Có mỗi đứa con trai nên vợ chồng chị Minh yêu chiều con hết mực. Thằng Hòa là cục cưng, là hòn vàng, hòn ngọc của anh chị. Không ai được đụng đến nó, cũng không có đứa trẻ nào giỏi hơn, đáng yêu hơn con trai chị.
Anh chị cho Hòa đi học thêm  từ lúc nó còn nhỏ. Học bơi, học đàn, học võ, học tiếng  Anh …. Hòa học ba bốn tháng tiếng Anh rồi hơn chục năm nữa học tiếng anh theo chương trình phổ thông, vậy mà giờ đánh vấn mấy chữ cái vẫn sai.
Cũng vì chuyện học hành của con, mà anh chị đôi khi to tiếng với nhau.
Anh Minh: em ép con học nhiều quá! Nó không còn thời gian để chơi nữa. Học nhiều quá, anh sợ có sự xung đột tâm lý trong con.
-          Anh ngang lắm! Cái gì cũng gàn, cũng sợ. Người ta cho con học đủ thứ, hết thày này,
cô nọ. Tốn kém bao nhiêu chẳng ngại. Anh nhìn xung quanh xem. Anh Vũ ấy, bận rộn việc cơ quan là thế, vậy mà tối nào cũng đưa con đi học , ngồi từ chập tối đến khuya chờ con học xong, đưa con về nhà. Con cái là tài sản quí giá nhất của bố mẹ. Chẳng lẽ anh không biết điều ấy?
            Anh Hưng nghe vợ gay gắt, liền im lặng, lát sau thủng thẳng nói: em lúc nào cũng có lý!
Thường lệ anh Hưng tranh thủ ăn sáng, ăn mặc bảnh bao, đánh cái xe get ra chờ con ở đầu ngõ. Chị Minh dắt con ra xe. Chờ cho anh Hưng mở cửa xe, thằng Hòa ngồi vào trong xe, chị dặn: anh đi cẩn thận! Lại dặn con: Con nhớ học ngoan đấy nhé! Được điểm cao, mẹ thưởng.
            Ngày còn học tiểu học, trung học  cơ sở, Hòa là học sinh giỏi, nhiều năm đạt giải  toán trong các kỳ thi học sinh giỏi của huyện, hoặc của tỉnh. Vậy mà không hiểu ma xui, quỉ khiến thế nào, từ khi học trung học phổ thông  càng ngày càng sa sút. Hòa bỏ học, chơi game trong các quán nét, nhiều khi bỏ cả cơm. Nhiều lần anh chị bỏ cả công cả việc để tìm con. Anh chị đã phải mua cho con cái máy tính, nối mạng cho con chơi game onlie tại nhà, với hy vọng có thể quản lý con. Nhưng cũng chẳng có kết quả gì. Nhìn Hòa  ngày càng  ngây ngô , ăn mặc, tóc tai, cử chỉ giống với ROBOT anh không thể cầm lòng. Đặc biệt là sự vô cảm của nó trước tình cảm của bố , mẹ , anh càng không yên. Sự thành đạt nhỏ nhoi của anh có giá trị gì đâu. Con cái khỏe mạnh, có hoài bão, có tính tự lập mới là điều quan trọng. Con hơn cha, nhà có phúc. Càng ngày, qua trải nghiệm , anh càng ý thức được điều đó. 
Anh Hưng: thằng Hòa hư một phần cũng tại em. Em chiều con quá. Chỉ con em mới là nhất. Mỗi khi anh dạy dỗ con, la mắng con, em che chắn cho nó, bênh vực nó. Em nói ông không thương con, hơi một tí là mắng con. Con còn nhỏ, làm sao như ông được. Thế là nó nghĩ bố không thương nó. Bố con anh càng ngày càng xa nhau. Anh Hưng nhìn Hòa  ngồi bên bàn ở phòng trong, mắt dán vào màn hình máy  tính, lòng xót xa vô bờ bến. Ngày nào cũng vậy, hơn chục giờ đồng hồ mê mẩn trước máy tính, đôi tay thoăn thoắt điều khiển bàn phím, biết đủ mọi thứ trên mạng, song nó chả biết gì về đời thường.
Thấy Hòa lảng tránh bố, chị Minh nói: Sao con không nói chuyện với bố. Hòa nói: con không thể trò chuyện với bố. Bố không thương con! Nói chuyện với bố thế nào ấy.
Chị Minh: có người bố nào không thương con đâu! Rồi con sẽ biết, chỉ có bố mẹ mới đau nỗi đau của con, là người quan tâm săn sóc con nhiều nhất. Mỗi khi con vụng dại là lòng cha mẹ lại rối bời không yên. Con cái không chịu sự dưỡng dục của cha mẹ, rồi sẽ sinh hư.
-          Con không chịu nổi kiểu giáo dục của bố. Bố toàn áp đặt, ngăn cấm những cái con
Thích- Hòa nói một cách vô tư.
            Nghe con nói, chị Minh chỉ còn biết thở dài.,liên tưởng đến những cánh chim vụng dại, chấp chới và rồi bị bão gió quật ngã. Song chị có thể làm gì nhiều hơn vào lúc này.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm đó, Hòa được xét vớt. Chị  Minh rên lên: khắp nơi người ta đàm tiếu về mình. Mẹ giáo viên dạy giỏi toán. Cha kỹ sư. Vậy mà con trai, không đủ điểm tốt nghiệp. Thật xấu hổ! Anh Hưng yên lặng, thấm thía nỗi đau xé lòng, không chỉ vì dư luận mà vì tương lai của con. Nay mai nó sẽ như thế nào, sống ra sao,? Liệu có kiếm nổi bát cơm mà ăn trong khi cuộc sống mỗi ngày một khó hơn, đầy tính cạnh tranh, bất kỳ sự sai lầm nào cũng phải trả giá thậm chí rất đắt?
Anh Hưng bàn với chị Minh cho Hòa đi nghĩa vụ. Anh nói: vào quân đội, kỷ luật quân đội sẽ rèn nó nên người. Chẳng có thời gian để vào mạng, chơi game nữa, dần nó sẽ bỏ được thói quen đó. Chị Minh: anh hỏi ý kiến con chưa? Anh Hưng: con cũng có nguyện vọng như vậy. Chị Minh: thôi thì tùy anh và con và rồi chị thở dài.
Vậy là Hòa nhập ngũ, về đơn vị huấn luyện ở Sơn Tây. Mấy tháng sau, anh Hưng nhận được  thư của con. Đây là lần đầu tiên Hòa viết thư cho bố mẹ. Đọc những dòng chữ rắn rỏi của con, mắt anh chị nhòe lệ. Bức thư có đoạn viết: “ con biết con đã làm cho bố mẹ buồn. Bố mẹ mất đi thầm ước có con  học đại học, trở thành bác sĩ, kỹ sư. Điều này khiến con, trong những tháng ngày qua luôn trăn trở. Ở đơn vị, sáng năm giờ, bọn con dã dạy, gấp quần áo, chăn màn, sau đó tập thể dục. Có hôm nửa đêm, cả đơn vị tốc dạy,  hành quân vài chục km. Khi  tiếp xúc với bên ngoài, thế giới của con rộng hơn, con chợt hiểu hành trang trong cuộc sống của mình còn quá bé. Con người cần tri thức và kỹ năng sống để sống và làm việc tự chủ,cái đó con có quá ít.  Cuộc  sống luyện tập gian khổ, giúp con hiểu ra nhiều điều, song trước tiên con nhận ra  tình yêu thương chở che cha mẹ dành cho con, nỗi lo lắng khôn nguôi của cha mẹ đối với con….hết thời hạn tại ngũ, có thể chúng con được học nghề. Con cũng muốn có một nghề nào đó trong tay, để tự lập.. Cuối thư, Hòa viết: “  Bố mẹ cứ yên tâm về con.!Nhớ gìn giữ sức khỏe!Mấy tháng nữa khi kết thúc đợt huấn luyện có thể con sẽ được nghỉ phép vài ngày. Kính thư! Con rất thương bố mẹ!”
Chị Minh đọc xong lá thư của con, ngồi yên lặng, khóe mắt chị vẫn còn dấn nước mắt. Anh Hưng đi ra ngoài, bước chậm dọc theo con đường ven hồ. Chiều về, gió dạt dào trên
những cành bằng lăng ven hồ. Mặt nước dạy sóng. Anh nhìn  theo những cánh chim đang bay xa, bay gần, những cánh chim bay thấp, bay cao, chuyện với con bằng ngôn ngữ thầm: “Con ạ! Mỗi loài chim làm chủ một khoảng trời.  Có thể con không là kỹ sư, bác sĩ. Mai sau con học để có một nghề, để tự lập, để trở thành con người có trách nhiệm, bởi tình yêu với con người chưa đủ, điều cao quí nhất ở con người là ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Thế là bố mẹ cũng an lòng. Nhìn ra xung quanh, thấy có đứa trẻ trong khó khăn của gia đình, không có điều kiện học cao, chúng tự lập sớm, biết thương thân, thương bố mẹ, bố chợt hiểu. Trước hết học để làm người tử tế, để làm chủ đời mình như những cánh chim làm chủ khoảng trời bằng đôi cánh của nó. Con nhé!”
                                                                                               
                                                                                    Hưng Yên tháng 12 năm 2014

Hồ Ngọc Vinh

� � �� �� ��e. Hơn năm sau con bé vẫn khóc. Nó không có biểu hiện của năm tháng biết lẫy, chín tháng lò dò bước đi.

Hồng mang con đi bệnh viện. Sau khi khám bệnh, bác sỹ ái ngại nói. Cháu bị bệnh não úng thủy. Bệnh này vô cùng khó chữa. Nếu  bệnh tật không thuyên giảm, rất có khả năng cháu không đi lại được, không nói được….VV. Hồng nghẹn ngào khi nghe bác sỹ tư vấn. Không còn nỗi thất vọng nào có thể lớn hơn thế nữa, vừa thương con, vừa thương thân, song cô vẫn cố nén tiếng khóc ở trong lòng.
Chị Hiền nói với Hồng: con nhỏ bệnh trọng như thế. Không chữa được đâu! Hay mang nó gửi vào chùa, hoặc vào trại cô nhi. Cuộc sống còn dài lắm. Không có đứa con này, sẽ có đứa con khác. Khổ cho con, cho đứa trẻ. Mẹ nghĩ nát óc ra rồi. Thà nó đi ngay lúc mới sinh. Đau đớn! Nhưng vết thương sẽ lên da non. Đằng này.. con bé nếu không khỏi như cái nghiệp chướng trong nhà. Cả đời con sẽ khổ vì nó.
Anh Vạn nói: chẳng lẽ mang nó vứt đi. Nhưng thế thì tàn nhẫn quá. Để nuôi cũng không được. Bệnh nó chẳng biết có chữa được không? Hay cứ cố chạy chữa cho nó. Biết đâu trời có mắt thương con bé.
Không!- Hồng nói quả quyết- Con không mang con bé đi đâu cả. Nó dị tật nhưng cũng là một sinh linh. Con không nỡ lòng vứt nó ra ngoài đường. Dẫu sao thì nó vẫn là da thịt của con, máu của con. Dẫu khổ cực đến mấy, con cũng nuôi nấng, tìm cách chữa chạy cho nó. Hồng ngồi yên lặng, bùi ngùi.
Hồng thương con, cả đêm ngồi trong mùng nhìn con lòng đau như thắt, đầu óc mông lung nghĩ ngợi. Hồng sẽ tìm mọi cách để kiếm tiền, nuôi và chữa chạy cho con.
Suốt vài năm sau, mỗi khi từ doanh nghiệp trở về nhà, Hồng lao vào giường nhìn con, hy vọng sẽ có một ngày, như có phép màu nào đó,  con bé biết lẫy, biết bò, cất tiếng gọi mẹ. M..mẹ…a…bà. Cô chợt thất vọng, rồi tiếp tục kỳ vọng, để nén nỗi đau, quên đi vất vả thường ngày đẩy cái xe hàng ra phố, bán nước, bán ốc vặn vào mỗi đêm. Tiền lương tháng, tiền kiếm thêm Hồng đều dành dụm để mua sữa, đưa con đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác. Hồng vẫn nuôi hy vọng sẽ có một ngày con bé khỏi bệnh. Nó sẽ đi lại được, nói  được như bao đứa trẻ khác để cất tiếng gọi Me…..me. Và rồi sà vào lòng mẹ mỗi buổi mẹ đi làm về.
                                                                       

                                                                                    Hưng Yên tháng 2 năm 2015

0 nhận xét:

Đăng nhận xét